Văn Hóa Trong Sử Dụng Không Gian, Thời Gian Và Các Yếu Tố Khác



nên ngày ngày vào buổi trưa, nhất là chiều đến, trên dòng suối Yến CDXHS tấp nập thuyền đi thung về đầy ắp các loại lâm sản, quả, lá, dược liệu cập bến. Sản phẩm thu được từ đi thung góp phần làm phong phú cho các cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc khai thác thiếu định hướng và bảo tồn của đa phần cư dân đi thung kết hợp nghề lâm sản bấy giờ, có tiềm ẩn hệ quả xấu nào với sự bền vững tài nguyên rừng trong bối cảnh phát triển về sau hay không - vẫn là một câu hỏi chưa được quan tâm đến trong bối cảnh xã hội bấy giờ. Còn nhiều khó khăn về miếng cơm, manh áo của cộng đồng, CDXHS trong truyền thống từ trước năm 1990, do vậy VHMS bấy giờ đã hình thành, nhưng mới mang tính tự phát.

- Trồng mơ, một loại vốn VHMS đặc trưng của Hương Sơn: Mơ Hương Sơn không chỉ nhiều mà còn được biết tới như một nguồn thực phẩm quý bởi giá trị dinh dưỡng và thẩm mĩ. Giống mơ Hương Sơn gốc thơm, ngon, nhỏ hạt, dày cùi, nhất là loại mơ nứa, mơ chấm son. Trong xã nhiều mơ nên trước đây có một chợ mơ (chỗ cây đa, giếng nước hiện nay) - là nơi những cư dân trồng mơ đến trao đổi, buôn bán mặt hàng trong xã. Do vậy, chợ mơ trước năm 1990 cũng có thể coi là điểm đầu mối mưu sinh của cộng đồng cư dân sống bằng sinh kế từ mơ trong truyền thống xã Hương Sơn. Trong các loại cây mưu sinh của CDXHS được trồng ở trong thung từ xa xưa, cây mơ là loại cây được trồng nhiều nhất. Trước năm 1990, xã Hương Sơn có hàng trăm thung trồng mơ ở: Chám, Cháu, Lành Vạch, Mây, Cấp, Khoai. Mưu sinh nghề trồng mơ của cư dân phát triển mạnh, nhiều gia đình giàu lên nhờ trồng mơ như: Cụ Lềnh sách ở khu Tróc Voi, cụ Xã Xăm ở Thong Sâu, cụ Xã Pha ở Thong Hú, cụ Lềnh Ban, cụ Lềnh Dự, cụ Lềnh Dườn ở Thong Han... [57; tr.54]

- VH trong chăn nuôi: CDXHS trước năm 1990 có nghề chăn nuôi lợn, nhưng trước đây chỉ 2/3 hộ trong làng nuôi được lợn vì cư dân muốn nuôi lợn được phải có vốn, có giống tốt, trong khi vốn để mua giống trong bối cảnh xã hội bấy giờ đắt đỏ, thức ăn cho lợn không đủ, lợn cũng hay bị dịch bệnh và bị chết. Từ đó, nghề chăn nuôi của CDXHS trước đây không phát triển. Một số ít hộ dân, để thích ứng với bối cảnh bấy giờ, đã ý thức phát triển giống lợn ỉ, giống lợn này khi trưởng thành có trọng lượng thấp từ 40-50 kg/con là cùng. Lợn sề chỉ có vài nhà nuôi. Hoạt động



chăn nuôi gia cầm của CDXHS bấy giờ chưa phát triển, mỗi nhà có vài con thả kiếm ăn trong sân, vườn, khu vực gần nhà.

- Văn hóa trong khai thác lâm sản: Hương Sơn có tài nguyên rừng đa dạng và phong phú. Cùng nghề làm ruộng và trồng lúa nước, CDXHS cũng sớm biết dựa vào rừng để khai thác và mưu sinh. Rừng Hương Sơn trước đây dồi dào về trữ lượng nên CDXHS thường đi rừng: đánh bắt thú rừng, lấy cây thuốc, hái rau sắng trên núi đá vôi, mơ rừng, khai thác gỗ về làm đình, chùa, quán, miếu, làm nhà ở hay đốt than, kiếm củi, đánh gỗ, xẻ thuyền để kiếm sống. Từ đó, CDXHS coi nghề khai thác lâm sản là một trong những nghề mưu sinh thoát đói, thoát nghèo hiệu quả. Khi được phỏng vấn hồi cố ngành việc đi rừng trước năm 1990, nhiều cư dân vẫn rất tiếc nuối khi nhắc đến giai đoạn phát triển của nghề đi rừng Hương Sơn mà “nhất cận thị, nhị cận sơn” trước đây. Mơ rừng và quả dâu da cũng là hai sản vật CDXHS dễ tìm thấy và trồng nhiều ở bìa rừng trước năm 1990. Loại cây ăn quả này được nhiều phụ nữ, trẻ em và các lứa tuổi ưa thích vào đầu hè bởi vị chua thanh, thơm. Những cư dân đi rừng khi thấy thường hái, bó lại và bày bán rong, trong ở các chợ, bên cạnh những sản phẩm thu lượm được sau mỗi buổi đi rừng.

- Văn hóa trong đánh bắt thủy sản: Trước năm 1990, đánh bắt thủy sản cũng là một trong những hoạt động đem lại giá trị lợi nhuận lớn cho CDXHS nhờ vào địa hình nhiều sông, suối. Trước khi có đập cầu Phùng, nước xả thẳng từ sông Hồng về nên Hương Sơn rất nhiều cá. Ngư dân thường kéo lưới trên dòng Yến Vỹ và các cửa hang để đánh, bắt cá. Ngư dân bấy giờ chủ yếu dùng các phương thức thủ công để đánh, bắt cá như đánh lưới gõ, úp tăm, đơm lờ, rọ, kéo vó tay hoặc úp nơm, úp rập. Cũng có cư dân kích điện để đánh cá nhưng mới là manh nha, về cơ bản nguồn hoa ngư tự nhiên Hương Sơn bấy giờ nhiều đến mức: không cần dùng đầu kích điện, đánh cá bằng các phương thức thủ công nhưng năng suất thu về rất cao. Nếu sử dụng đầu kích cá như cuối năm 1989, đầu năm 1990, theo anh H (ngư dân xã Hương Sơn): mỗi đầu kích có thể thu về 7 - 8 kg cá. Gia đình nào chịu khó dễ dàng thu được 5 - 6 tấn cá, tôm, tép mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

- Văn hóa trong việc lắp cày, cuốc nông nghiệp: Trước năm 1990, nông


Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 8


nghiệp là một trong những nghề chính nên nhu cầu thay thế, sửa chữa các công cụ lao động nghề nông như lắp cầy cuốc ở xã Hương Sơn khá phát triển. Cư dân nghề lắp cày, cuốc nông nghiệp thường khai thác gỗ trong rừng làm nguyên liệu (lấy gỗ, tre già) về để đẽo cày, để đẵn cán cuốc, sau đó bán cho cư dân nông nghiệp có nhu cầu thay thế hoặc mua mới. Những gia đình có truyền thống làm nghề lắp cày cuốc nông nghiệp, còn có sẵn cả xưởng và lò nung, đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc. Cày, cuốc sau khi ra lò sẽ được lắp vào các đọn tre, gỗ già chắc chắn. Theo các cư dân nông nghiệp: Cuốc bạt (trước năm 1990 phổ cập, nay không còn sử dụng) trong làm nông nghiệp ở xã Hương Sơn trước đây phổ cập và được bày bán nhiều nhờ vào đặc tính phù hợp với việc canh tác thủy thế nông nghiệp đặc trưng ở xã Hương Sơn. Nhìn chung, khai thác lâm sản và những nghề phụ cận như lắp cày, cuốc nông nghiệp là những nghề mưu sinh thiết thực, có vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng CDXHS trong bối cảnh phát triển trong xã hội bấy giờ nhưng nhìn chung vất vả, dễ xảy ra tai nạn lao động và có hiệu suất lao động thấp.

- Văn hóa trong nghề chèo đò (thuyền): Vì có suối, có hội chùa Hương nên từ lâu CDXHS có nghề chèo đò đưa khách qua sông và bán hàng phục vụ khách hành hương. Thời gian lễ hội diễn ra hàng năm, kéo dài trong ba tháng đầu xuân nên trước năm 1990, nghề chèo đò đã hình thành và là một trong những nghề đem lại thu nhập chính cho CDXHS bấy giờ. Công cụ mưu sinh bằng đò ngày nay vẫn duy trì, nhưng đò trước năm 1990 khác với đò ngày nay về chất liệu cấu thành và khả năng chuyên chở. Đò của ngư dân Hương Sơn trước đây là loại thuyền tam bản (còn gọi là thuyền ba lá- hình dạng giống như 3 cái lá xếp thành). Loại thuyền (đò) này có nguồn gốc từ Trung Quốc; có đáy phẳng và dài từ 3,5 đến 4,5 m. Một số thuyền tam bản có dựng những lán nhỏ làm nơi trú tạm trên sông nước.

Thuyền tam bản trước đây đã được sử dụng rộng rãi làm phương tiện vận chuyển ở các vùng ven biển và sông nước hay để đánh bắt cá. Thuyền tam bản ít khi đi xa ra biển vì chúng gần như không thể chống chọi được với điều kiện khắc nghiệt. Thuyền tam bản chính thức xuất hiện tại xã Hương Sơn từ trước cách mạng tháng 8. Sau năm 1960, đò đóng bằng gỗ Trải Bài và thuyền nan (đan bằng tre) có tráng nhựa đường phía



dưới thay thế cho đến hết năm 2007, rồi mới lại thay thế bằng loại thuyền tôn, thuyền sắt như ngày nay (Nguồn: BQL đò xã Hương Sơn, 2018).

Như vậy, từ xa xưa CDXHS đã mưu sinh bằng nhiều ngành nghề khác nhau. Cư dân coi nghề nông nghiệp là nghề chính, bên cạnh đó cư dân chèo đò và khai thác lâm, thủy sản. Nghề nông nghiệp của CDXHS là nghề chính nhưng nhiều rủi ro, mỗi năm chỉ có một vụ, không ăn chắc, không có hoặc không đủ ruộng mà mưu sinh. Cư dân buôn bán, giao thương ngoài xã chưa phát triển mà chủ yếu mưu sinh bằng nhiều nghề nhỏ lẻ trong xã. Theo thống kê của UBND huyện Mỹ Đức từ trong lịch sử, xã Hương Sơn chưa có ai buôn lớn để được gọi là thương nhân, thương gia. Trước khi có các chính sách khuyến khích giao thương, nghề dịch vụ của nhà nước và Hà Tây sát nhập về thành phố Hà Nội, du lịch cũng chưa phát triển. Từ đó mặc dù CDXHS nỗ lực trong công cuộc sinh tồn, thoát nghèo nhưng đời sống vẫn đói khổ, vất vả, cực nhọc, nhiều gia đình không đủ ăn.

2.2.2. Trình độ, kỹ năng mưu sinh

2.2.2.1. Trình độ (tri thức, học vấn)


Theo phỏng vấn hồi cố cụ N, 89 tuổi (Hương Sơn): Trước năm 1990, Hương Sơn chưa có gia đình hay dòng họ nào thuộc loại khoa bảng, thành đạt. Đối chiếu với tộc phả các dòng họ ở xã Hương Sơn cũng không thấy ghi chép dòng họ nào có người đỗ đạt từ Hương Cống trở lên. Chứng tỏ trình độ Nho học trước đây chưa cao và chưa có nhiều người thành danh bằng con đường học vấn. Điều đó đúng như cụ đồ N (Hương Sơn) đã khẳng định: Mặc dù cư dân truyền thống chưa có kết quả học tập cao, nhưng họ đều là những người đã học từ Nho học sang Tân học, họ đều thành người, và trở thành những cán bộ nguồn địa phương - hay như một nguồn vốn mưu sinh xã hội có ích về sau. (tư liệu phỏng vấn hồi cố cụ ĐN - 4/2017, Hương Sơn).

Cộng đồng CDXHS (trước năm 1990) coi chữ Nho là chữ của bậc thánh hiền. Một số ngành nghề của CDXHS chỉ để tồn tại được khi biết chữ Nho, Cụ thể: Nghề viết sớ, nghề thông dịch văn bản trên các bia tự, nghề dẫn đường- hướng dẫn du lịch tại điểm (sau này)... do vậy, nhiều gia đình có túng thiếu cũng muốn cho con đi học chữ Nho để lấy chữ, tích lũy cho con cái từ nhỏ như một nguồn lực con người tích lũy về sau mưu sinh cho chính đứa trẻ.



Lớp học chữ Nho trước đây được đặt ngay tại nhà thầy, hoặc ai có nhà rộng đón thầy về dạy trong xã hoặc ngoài làng cho con em. Lớp học trong xã nhìn chung đơn giản, không có nhiều dụng cụ học tập như ngày nay như: bảng, bàn ghế... mà chỉ cần một cái phản gỗ hoặc một cái bệ gạch, hoặc trên nền nhà là có thể học được.

2.2.2.2. Kỹ năng mưu sinh (nghề nghiệp, giao tiếp)

Bên cạnh khả năng thích ứng, vượt khó, tri thức lao động, thì kĩ năng mưu sinh cũng là một nguồn lực con người đáng quý của CDXHS cần nói đến:

Phát huy nết cần cù, chịu khó, vốn kiến thức tích lũy trong các lớp học, cùng sự lao động, sáng tạo say mê, tinh nhanh trong sự thích ứng, trong mưu sinh nông nghiệp, từ sớm CDXHS đã biết quan sát kinh nghiệm của cha ông để lại trong ngành nghề và sớm vận dụng, tích lũy những kinh nghiệm trong việc chọn lựa thời điểm và các chủng loại hạt giống thích hợp với thổ nhưỡng Hương Sơn để cho năng suất cao hơn, chất lượng nông nghiệp cũng tốt hơn:

Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.

Hay: Làm ruộng thì phải đắp đìa/ Vừa dễ giữ nước, khi về dễ đi

(Phỏng vấn Cô M, cư dân nghề nông nghiệp, thôn Hà Đoạn)

Điều kiện đất Hương Sơn không thuận lợi cho phát triển nghề nông, do đó qua quá trình trải nghiệm, CDXHS phải chọn các giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác ở xã Hương Sơn như: Chiêm cút, dé thanh, trân châu lùn, mộc tuyền, quyết tâm, nông nghiệp 5, nông nghiệp 8, di hương. Đúng như câu ca mà cư dân nơi đây vẫn truyền lại cho con cháu mình:

Chiêm cút chọi với dé thanh/ Như cá nấu khế, bát canh ngọt lừ

(Phỏng vấn Cụ N, thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn)

- Trong nghề trồng mơ của CDXHS trước năm 1990, trí tuệ mưu sinh của những nghệ nhân trồng mơ cũng đúc kết được kinh nghiệm: Mơ Hương Sơn nhiều và ngon, nhưng không phải cá nhân hay gia đình nào cũng có thể trồng được. Muốn có được một thung mơ thì cá nhân và hộ gia đình phải có lòng can đảm, quyết tâm, có kĩ năng nghề truyền thống; nắm được quy luật về „thiên thời, địa lợi của nghề trồng mơ tại Hương Sơn”, không ngại gian lao thì mới trồng được.



Theo Ông S (lão nông trồng mơ Hương Sơn) là một trong những người mà gia đình có nghề trồng mơ từ nhỏ cho biết: Trước đây nhờ điều kiện tự nhiên khí hậu lạnh, cây mơ ưa lạnh nên phát triển tương đối nhiều. Để trồng mơ sai quả, những năm đó, khí hậu phải có „gió đông sương muối‟. Vào vụ mơ chủ vườn phải trồng sát

những cây to, sát nhau thì các cây mơ mới có điều kiện thụ phấn lẫn nhau, ra quả được. Để cây mơ thụ phấn được, nhiệt độ năm đó phải ≤ 170C (tư liệu phỏng vấn sâu nghệ nhân trồng mơ- Ông S, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn)

Qua nhiều thế hệ tích lũy và rút kinh nghiệm, những nghệ nhân nghề trồng mơ Hương Sơn đúc rút được quy trình trồng mơ truyền thống: Dựa vào những mảnh đất trên thung hoặc trồng tại vườn nhà, sau khi khai phá được rừng hoang, cỏ rậm, chặt cây đốt phá, mới trồng mơ lên được. Để trồng mơ trên thung, CDXHS dùng cuốc con gà xới đất. Trồng mơ cần đào hố, tạo ra các hốc trên thung. Cư dân trồng mơ phải đào sâu từ 40 - 50 cm, sau đó mới tra hạt hoặc cho cây con vào. Thời gian sinh trưởng cây mơ dài ngày, phải mười năm mới cho thu hoạch quả. Sau khi gieo trồng thì phải lo bảo vệ, nếu không thì khỉ, vượn, sóc còn cắn lá, phá cành, hái quả, hươu nai cọ vào thân cây là hỏng. Trước năm 1990, khí hậu Hương Sơn tương đối ổn định và lí tưởng cho nghề trồng mơ của cư dân, do vậy mơ tự nhiên trên rừng và của các hộ gia đình gieo trồng tương đối nhiều. Đây cũng có thể ví như giai đoạn định hình cho thương hiệu “mơ Hương Sơn” về sau.

Kinh nghiệm mưu sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm trong truyền thống cũng được CDXHS đúc rút: Nghề trồng dâu thường đi kèm với nghề nuôi tằm. Do xã Hương Sơn bấy giờ thuộc Hà Tây - một tỉnh phát triển nghề dệt lụa, nên chính sách khuyến khích của xã Hương Sơn phát triển chung theo chương trình “Hà Tây quê lụa” mỗi gia đình trong xã Hương Sơn thường nuôi mỗi lứa khoảng 40 nong tằm để cung cấp nguyên liệu dệt lụa. Nuôi tằm có lợi bởi “một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ”, nhưng cư dân nuôi tằm vất vả nhất là lúc tằm ăn rỗi, không thể để tằm đói bữa nào được, dù mưa to, gió lớn, sấm sét, bão bùng cũng vẫn phải đi hái lá dâu về cho tằm ăn. Cho nên cư dân nuôi tằm vẫn truyền miệng: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để chỉ cái vất vả, tất bật, thấp thỏm, lo âu



của nghề nuôi tằm. Lúc tằm chín thì CDXHS bắt tằm lên né cho nhả tơ làm tổ (kén) rồi nhặt kén từ né, phơi khô để bán hoặc ươm tơ, dệt lụa. Kén đem kéo tơ, cho nhộng- một loại thực phẩm rất béo và ngon. Tùy thời tiết, mỗi lứa tằm thường chỉ trong vòng từ 20 - 25 ngày, mà thu nhập lại cao. CDXHS vẫn lưu truyền kinh nghiệm MS “một đồng một giỏ, không bỏ nghề dâu”. Mỗi lứa tằm, ngoài kén và nhộng còn cho những cư dân nông nghiệp lợi ích chuỗi trong việc cho loại phân tốt để trồng hoa màu và bón cho cây lúa.

- Trong nghề chăn nuôi: Trước năm 1990, cư dân nuôi trâu bò xã Hương Sơn gặp nhiều khó khăn, không phát triển vì “đồng ruộng thâm tuấn không cày bừa được”, giá trâu đắt, một con trâu phải đổi bằng 40 thúng thóc, nên chỉ có khoảng 2 - 3 hộ gia đình thường nuôi chung nhau một con, hoặc nếu riêng thì phải vừa làm của nhà, vừa đi cày bừa thuê lấy tiền thì mới nuôi. Theo thống kê của thôn Yến Vỹ (Hương Sơn), trước 1990, cả thôn chỉ có 30 - 40 con trâu [57, tr.35]. Số gia đình nuôi trâu không nhiều nhưng qua thực tế chăn nuôi và sử dụng vào cày bừa, CDXHS cũng đúc kết được trí tuệ mưu sinh trong việc chọn trâu: Căn cứ vào vóc dáng, ngoại hình, con nào mà “sừng cánh ná (nỏ), dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, mồm gàu dai, tai lá mít, đít lồng bàn, không hở tam sơn” là con trâu đẹp, trâu tốt, cày khỏe.

CDXHS bấy giờ chủ yếu chăn nuôi gà, vịt với quy mô nhỏ; chỉ ba, bốn nhà trong xã nuôi được vịt đàn. Để nuôi được lượng vịt lớn, CDXHS chủ yếu chăn thả tự do ngoài đồng, nhưng có rào để nuôi cho tiện và được nhiều.

Bên cạnh kĩ năng mưu sinh nghề nông nghiệp và chăn nuôi, trước năm 1990 ở Hương Sơn cũng có manh nha nghề phụ làm mắm tép. Kĩ năng MS của nghề này trước năm 1990, theo tài liệu NCS thu được thực tế từ những nghệ nhân sản xuất mắm tép cũng rất dân dã và tình cờ: Từ nguyên liệu tự nhiên rất rẻ là tép đọng, tép vét dưới những lưới quăng của của những người đi đánh cá ở suối Yến và các hồ thủy sinh ở Hương Sơn, một số gia đình mua về để rang và ăn. Nhưng về sau, tép thừa nhiều và rẻ, nên một số gia đình nghĩ đến việc muối tép để dành với các nguyên liệu gia giảm thành mắm tép. Cô V (chủ cửa hàng phân phối mắm tép lớn nhất ở xã Hương Sơn) cho biết: “...kinh nghiệm để mắm tép được ngon phải mua được đúng



tép suối Yến hoặc ít nhất phải là tép ở các hồ thủy sinh; mang về phải đãi thật sạch, loại bỏ tạp chất sau đó trần qua rồi muối với thính gạo và muối hạt nguyên chất ít nhất 20 ngày; càng ủ lâu sẽ càng ngon hơn...” (tư liệu phỏng vấn sâu cô V, nghệ nhân làm mắm tép Hương Sơn)

Như vậy, trí tuệ và kĩ năng MS của CDXHS trước năm 1990 các ngành nghề cơ bản qua thời gian đã hình thành và phát triển, nhưng chủ yếu diễn ra trong nghề nông nghiệp, mang tính thích nghi đời sống sinh tồn của cư dân, trên cơ sở tận dụng nguồn lực tự nhiên và trí lực con người. Nguồn lực VH - XH trong xã cũng đã hình thành nhưng phạm vi ảnh hưởng mới chủ yếu diễn ra trong xã Hương Sơn, chưa có sự liên kết ngoài xã nhiều. Quan hệ xã hội cộng đồng, làng xóm vẫn chi phối, tác động, bởi VH nông nghiệp truyền thống, nguồn lực con người trong VHMS cơ bản vẫn giữ được nét đẹp cần cù, đôn hậu, thuần phác của cư dân gốc nông nghiệp.

2.2.3. Văn hóa trong sử dụng không gian, thời gian và các yếu tố khác

2.2.3.1. Văn hóa trong sử dụng không gian, thời gian mưu sinh

+ Sử dụng không gian mưu sinh: Tùy theo ngành nghề mưu sinh có đặc điểm khác nhau mà CDXHS có sự lựa chọn và phát triển không gian mưu sinh khác nhau. Trong bối cảnh phát triển xã hội trước năm 1990, không gian mưu sinh các ngành nghề của CDXHS còn hạn chế. Các điểm diễn ra giao dịch đơn sơ, không phân định rõ ràng. Thủy sản Hương Sơn bấy giờ nhiều, nên cư dân không nhất thiết phải ra các chợ đầu mối mà để mua được cá tươi, rẻ, mà có thể đến ngay các suối, cửa hang để thu mua thủy sản từ những người mới đánh, bắt được cá. Nơi diễn ra quan hệ mưu sinh của cư dân ngư nghiệp có khi được chọn ở ngay các nơi khai thác như: các cửa hang thông ra suối như Vụng Mát, hang Luồn hay Chà cổ Cuồng, chà Cầu Hội, chà Đổi chèo, chà Vụng Mát, chà con Gà, chà Chống Trò, chà Bến Trò. Cá bán không hết, ngư dân mới đem ra ra một số chợ đầu mối trong xã như: Chợ Đục Khê, chợ Yến Vỹ để bán nốt.

Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng có không gian mưu sinh riêng: Theo thống kê chỉ riêng thôn Yến Vỹ trước năm 1990: đã trồng khoảng 20 mẫu dâu- từ cầu Hội đến rừng Vài. Ngoài ra còn khoảng 5 mẫu ở Quai Xanh, Thổ Kỳ, gần làng [57,tr.55]

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí