Các Giai Đoạn Biến Đổi Của Nghề Dệt Làng Phương La


Bảng 2.1: Các giai đoạn biến đổi của nghề dệt làng Phương La


Thời điểm thay

đổi

Những biến đổi chính của nghề dệt

Công cụ

Nguyên liệu

Tổ chức sản xuất

Sản phẩm

Tiêu thụ

1957-

1972

Khung con phượng, tay giữ 3 tầng

Sợi bông, tơ tằm

Hộ

gia đình

Vải diềm bâu, màn muỗi, lụa tơ tằm, vải khổ

hẹp

Thị trường tự do - chủ yếu là chợ làng

1973-

1975

Khung con phượng thủ

công

Sợi bông, sợi cói

Hộ

gia đình

Các loại vải sợi tiết kiệm;

dệt chiếu

Thị trường tự do

1976-

1985

Máy dệt đạp chân (khung con phượng cải tiến)

Tơ hóa học

Hộ

gia đình, Tổ hợp

Vải màn, màn chống muỗi

Theo đơn đặt hàng của Nhà máy dệt Nam Định và thị

trườngtựdo

1986-

1989

Máy dệt đạp chân

Sợi bông, tơ tằm

Hộ

gia đình, Tổ hợp

Vải vuông đê- cô lụa tơ tằm, satanh, diềm bâu,vải màn, vải thổ cẩm, khăn mặt

trơn

Theo đơn đặt hàng và thị

trường tự do

1990-

1995

Máy dệt đạp chân, khung dệt cải tiến lắp mô tơ điện

Sợi bông tự nhiên, sợi bông nhân tạo

Hộ

gia đình, Tổ hợp Công ty,

Xí nghiệp

Khăn mặt

trơn và khăn mặt có cải hoa văn

Thị trường tự do

1996-

2014

Khung dệt cải tiến, bán hiệnđại; máy

dệtcôngnghiệp; máy hiện đại

Sợi bông tự nhiên, bông nhân tạo

Hộ

gia đình, Tổ hợp Công ty,

xí nghiệp

Khăn mặt, khăn ăn, khăn tắm các loại

Thị trường

trong nước và quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 8

[Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS (năm 2013)].

2.1.1. Việc sử dụng và thu mua nguyên liệu dệt

Ngay từ xưa, người Phương La đã biết tạo ra nghề phụ để có thêm thu nhập lúc nông nhàn, trang trải cho cuộc sống. Do sản xuất chưa phát triển, nhu cầu nguyên liệu chưa nhiều nên các hộ sản xuất tự lo, tự đi tìm; chưa hình thành thị


trường cung cấp nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu bấp bênh, giá thành lúc cao, khi lại thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến nghề; đồng thời, làm cho người thợ thụ động, phụ thuộc “có thì làm, không có thì chơi‟‟.

Ngày nay, với sự năng động, sáng tạo, tư duy kinh tế nhanh, người Phương La đã đổi mới nguyên liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguyên liệu nay rất phong phú và đa dạng, không chỉ là tơ tằm mà chủ yếu lại là sợi bông rất thông dụng, có thể được mua từ Nam Định, Hải Phòng, các tỉnh phía Nam hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc. Bông được lấy từ quả của những cây bông tự nhiên nhưng cũng có thể là bông nhân tạo- nguyên liệu này nhẹ, xốp.

Nguyên liệu còn nhập tại các nhà máy sợi Đại Cường, Nam Long, Đam San, Đông Phong… đều ở khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình. Các loại sợi này bao gồm sợi pha ni lông và sợi côtông. Sử dụng sợi pha ni lông hay sợi côtông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể do yêu cầu của nơi đặt hàng, cũng có thể do giá thành sản phẩm quy định. Sợi côttông mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông nên giá thường cao hơn.

Kinh tế thị trường nên các chủ công ty, xí nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc chọn mua nguyên liệu đầu cho cơ sở sản xuất của mình.

Hộp 2.1.: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của công ty, doanh nghiệp


Ông Trần Văn Dũng - Giám đốc công ty TNHH Thảo nguyên: “Bây giờ sướng lắm, nguyên liệu tha hồ mà chọn lựa, cơ sở nào làm ăn nghiêm túc là chúng tôi lấy, mà hầu hết đã là bạn hàng thì họ đều làm ăn nghiêm túc cả. Có tiền thì thanh toán ngay, nếu không trả sau cũng được. Còn nguyên liệu cân đong đo đếm thì khỏi phải lo, chúng tôi làm trực tiếp với giám đốc công ty mà, hợp đồng lấy lâu dài”.

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2014)].


Các hộ sản xuất nhỏ, đa phần mua lại sợi từ những người buôn, là đại lý bán sợi tại làng nên rất thuận lợi, không phải lo đi chạy nguyên liệu như ngày xưa. Như vậy, xuất hiện dịch vụ nguyên liệu đáp ứng cho những hộ gia đình sản xuất ít nằm tại làng.


Thực tế tại hai xã nghề Minh Tân, Nam Cao, chúng tôi được biết, ở đây vẫn chưa có thị trường nguyên liệu tại làng, xã; hầu hết các hộ chủ yếu dệt thuê cho vài doanh nghiệp và các doanh nghiệp đa số đi lấy sợi về chứ ít khi hợp đồng với các nhà máy sợi để họ mang về vì số lượng lấy không nhiều.

Hộp 2.2: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất nhỏ


Ông Nguyễn Văn Thắng, hộ gia đình dệt gia công: “Ngoài mấy chục công ty, doanh nghiệp, còn lại đa phần là các gia đình dệt gia công cho các công ty để họ xuất khẩu ra nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật…) nên nguyên liệu do chủ cung cấp. Cả làng bây giờ chỉ còn khoảng 20 hộ, trong đó có gia đình tôi là tự nhập nguyên liệu, tự dệt và tiêu thụ sản phẩm. Nguyên liệu chúng tôi mua ngay tại đại lý ở làng, thuận lợi lắm, loại nào cũng có”.

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2014)].

Như vậy, đã hình thành một thị trường nguyên liệu cung cấp sợi cho Phương La không chỉ ở ngay tại làng mà còn tồn tại ở các địa phương khác, vùng khác theo các hợp đồng có tính pháp lý, ổn định, bền vững. Người Phương La giờ đây không phải lo nguyên liệu đầu vào, giá thành nguyên liệu, mà họ có quyền chọn lựa nguyên liệu, giá thành, chủ cung cấp uy tín để mua.

2.1.2. Về công cụ dệt

Do quan niệm là nghề phụ, làm thêm lúc nông nhàn nên công cụ dệt của làng Mẹo xưa rất đơn giản, người thợ phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp, năng suất lao động lại thấp. Hầu như người dân ít quan tâm đến việc cải tiến công cụ, bao nhiêu năm dụng cụ dệt vẫn là khung con phượng (còn gọi là khung con cò).

Ngày nay, quan niệm nghề dệt là nghề chính mang lại nguồn thu nhập cao, nên người Phương La quan tâm đổi mới, cải tiến công cụ dệt. Họ đi các nơi Vạn Phúc (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), Nam Định... học tập để về cải tiến công cụ dệt của làng mình. Vì vậy, dụng cụ dệt của làng Phương La, qua các giai đoạn đều được cải tiến, từ khung thủ công con phượng sang loại khung dệt cải tiến, rồi khung dệt bán hiện đại (máy dệt bán tự động), sau đó là máy dệt công nghiệp và cao hơn là máy dệt hiện đại.


Nhờ vậy, người thợ dệt đã giải phóng được sức lao động, không phải đạp chân, đưa thoi như trước mà năng suất dệt tăng gấp nhiều lần. Máy dệt cải tiến chạy điện có thể chạy 2 - 3 ca mỗi ngày, sản phẩm làm ra đẹp hơn và dệt được cả hoa văn trên khăn mặt, khăn tắm… theo yêu cầu của khách hàng.

Với máy dệt, người thợ chỉ còn công việc chủ yếu là nối sợi khi bị đứt. Việc nối sợi lúc máy đang chạy đòi hỏi phải nhanh, chính xác, dứt khoát. Phát hiện ra sợi đứt, nối nhanh hay chậm là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì thế, người công nhân càng phải có tác phong công nghiệp.

Máy dệt công nghiệp, quá trình dệt hoàn toàn tự động sau khi người thợ mắc quả sợi bông lên giá của máy, khởi động máy. Máy tự động rút sợi và dệt thành khăn. Máy công nghiệp cho năng suất lao động cao hơn rất nhiều lần so với máy thủ công trước đây và máy bán tự động hiện nay. Sản phẩm làm ra đẹp, mịn, phẳng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Bình quân, một máy dệt công nghiệp cho giá trị thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng một tháng; máy dệt cải tiến cho thu nhập bình quân từ 4 -5 triệu đồng một tháng (đó là người chủ sở hữu máy của cá nhân mình và nhận hàng về làm). Để đóng một máy cải tiến, trung bình mất 20 triệu đồng. Guồng mắc sợi cải tiến có giá từ 15 - 20 triệu đồng. Một máy dệt công nghiệp có giá 220 triệu đồng trở lên. Cuối năm 2014, một doanh nghiệp của làng đã nhập 30 máy dệt hiện đại, mỗi máy giá 3 tỷ đồng” [Nguồn: Kết quả phỏng vấn của NCS].

Không chỉ phát triển nghề dệt ở làng Phương La, các doanh nghiệp còn chủ động vận động hàng nghìn hộ dân ở các thôn, xã trong huyện tổ chức đóng khung dệt gia công cho doanh nghiệp, tổ hợp của mình; đồng thời, xây dựng các xí nghiệp, công ty dệt ở các địa phương trong tỉnh và thành phố Thái Bình. Tính đến năm 2013, toàn huyện Hưng Hà có 5376 khung dệt cải tiến và máy dệt công nghiệp, ngay tại xã Thái Phương đã có tới 2842 máy dệt cải tiến và 42 máy dệt công nghiệp. Riêng làng Phương La đã có 2069 máy dệt được loại khăn có khổ rộng từ 80cm - 1,2m để xuất khẩu [Nguồn: UBND xã Thái Phương]. Trong khi đó, cả xã nghề dệt khăn Minh Tân cũng chỉ có trên 1.000 máy dệt.


Như vậy, nhờ sự sáng tạo, liên tục cải tiến công cụ sản xuất mà người Phương La chuyển từ lao động chân tay, cơ bắp là chính sang lao động công nghiệp, chủ yếu do máy móc, giải phóng được cơ bắp. Tuy nhiên, máy dệt công nghiệp đòi hỏi người lao động phải nhanh, kịp thời, tập trung cao độ để xử lý, giải quyết các vấn đề diễn ra (nối sợi khi bị đứt, vận hành để máy móc làm việc liên tục…). Điều đó giúp người thợ cũng được chuyển biến từ tư duy, tác phong “đủng đỉnh, chậm chạp, mùa vụ” sang tư duy “chủ động, kịp thời, công nghiệp”.

2.1.3. Về tổ chức sản xuất


Ngày xưa, do quan niệm "tự cung, tự cấp", làm ra sản phẩm thủ công chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, thừa mới mang đi trao đổi. Sản phẩm làm ra ít, có mang bán thì lãi cũng rất thấp. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất của người làng Mẹo đều theo quy mô hộ gia đình. Mỗi hộ là một cơ sở dệt, chủ động hoàn toàn mọi khâu từ mua nguyên liệu, dệt, đến tiêu thụ sản phẩm; huy động tối đa sức lao động, thời gian nhàn rỗi của các thành viên trong gia đình.

Từ năm 1986, cơ chế thị trường đã hình thành các hình thức sở hữu, phương thức quản lý mới để thích ứng với quá trình hội nhập và phát triển. Đặc biệt, nhờ sự thích ứng, năng động, dám nghĩ… của người Phương La nên họ đã nhanh chóng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Với quan niệm, hình thức sản xuất hộ gia đình khó có thể giúp họ vươn lên làm giàu, muốn trở thành các ông chủ, ngoài đổi mới công cụ sản xuất phải đổi mới cả trong tổ chức sản xuất để góp phần nâng cao năng xuất lao động, giảm giá thành sản phẩm, thu lại lợi nhận cao. Vì thế, các hình thức sản xuất mới nhanh chóng ra đời ở làng nghề Phương La. Cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất của làng bao gồm:

1/Sản xuất theo hộ gia đình; 2/Sản xuất theo tổ hợp;

3/Sản xuất theo công ty, xí nghiệp và đã hình thành các khu công nghiệp tập trung.


- Tổ chức sản xuất hộ gia đình: hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình trước kia quy mô nhỏ không còn phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, bộc lộ không ít những nhược điểm, do vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh ít, lực lượng lao động nhỏ lẻ, không đảm bảo được với những đơn đặt hàng lớn; việc cải tiến kỹ thuật không kịp thời, khó đáp ứng kỹ thuật cao. Mặc dầu vậy, hình thức sản xuất theo hộ gia đình vẫn có những ưu điểm như chủ động về nhân công, thời gian làm nghề, về vốn, mặt bằng sản xuất…. Vì vậy, sản xuất theo hộ gia đình vẫn vận hành tốt và phát triển song hành cùng các hình thức tổ chức sản xuất khác.

Mô hình sản xuất này khép kín từ khâu nhập nguyên liệu đến dệt sản phẩm và tự tiêu thụ sản phẩm, không lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức sản xuất nào; chủ yếu các hộ gia đình dệt vệ tinh cho các công ty, các cơ sở sản xuất; cách thức sản xuất này được thể hiện bằng Mô hình 2.2:

Mô hình 2.2: Mô hình sản xuất theo hộ gia đình



Hộ gia đình

tự sản xuất, tiêu thụ

Lao động gia đình

Lao động làm thuê


[Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS (năm 2013)].

Theo khảo sát của chúng tôi, xã Minh Tân nằm sát làng Phương La được công nhận là xã nghề năm 2002, tổ chức sản xuất hiện nay chủ yếu theo hình thức sản xuất hộ gia đình (hầu hết các hộ dân ở đây đều dệt vệ tinh cho các cơ sở của làng Phương La). Gia đình nhiều có 5-6 máy dệt, gia đình ít thì một máy.

Mặc dù năng suất lao động thấp, thu nhập không cao nhưng mô hình sản xuất hộ gia đình vẫn sẽ còn tồn tại lâu dài bởi những ưu thế của nó. Chính mô hình này giữ lại cho làng nghề ít nhiều nhịp sống mùa vụ truyền thống, lối ứng xử “nặng về cái


tình‟‟, mái nhà đa thế hệ, những bữa cơm đông đủ gia đình... đó là những nét văn hóa đậm tính truyền thống góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của các làng nghề đang trên đường đổi mới dưới tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa.

- Hình thức sản xuất theo tổ hợp: để nghề tồn tại và phát triển, từ tổ hợp dệt trong những năm đầu hòa bình (1954 - 1955) chủ yếu là những người yêu nghề, quyết giữ nghề truyền thống, đến năm 1976, HTX thủ công nghiệp của làng Phương La được thành lập dựa trên cơ sở tập thể hóa tư liệu sản xuất, mỗi người thợ dệt là một xã viên. HTX thực chất là hình thức phân phối theo lao động, không động viên được người lao động, kìm hãm sức lao động, sáng tạo của người thợ thủ công, nên ngày công không cao, thu nhập thấp. Chính vì vậy, năm 1980, hình thức tổ hợp sản xuất ở Phương La ra đời, đầu tiên là tổ hợp dệt nhuộm Tân Phương được thành lập. Theo số liệu của phòng Công thương huyện Hưng Hà, năm 1980, Phương La đã có ba tổ hợp sản xuất được thành lập, nhiều hộ sản xuất cá thể. Đây là sự liên kết hỗ trợ nhau giữa các hộ gia đình về vốn, kỹ thuật, nguyên liệu, quá trình sản xuất. Không lâu, xí nghiệp dệt Rạng Đông cùng hàng chục doanh nghiệp dệt của làng Phương La đồng loạt ra đời.

Hình thức sản xuất theo tổ hợp đã tạo sự gắn bó, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng làm nghề trong làng xã; duy trì mối đoàn kết, tính cộng đồng bền chặt - một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, hình thức sản xuất theo tổ hợp không tồn tại ở hai xã nghề dệt đũi Nam Cao và dệt khăn Minh Tân, đa số, ở đây sản xuất theo hộ gia đình.

- Sản xuất theo công ty, xí nghiệp: do nhu cầu sản xuất phát triển, lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, mô hình sản xuất theo tổ hợp đến lúc không còn đáp ứng nên mô hình sản xuất công ty, xí nghiệp ra đời. Hình thức này thu hút nhiều lao động, sản phẩm làm ra kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mang lại nguồn lợi lớn cho các chủ công ty, xí nghiệp. Vì thế, các công ty, xí nghiệp ở Phương La nhanh chóng hình thành. Đến nay, làng có 50 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp trên dưới 10 tỷ đồng và chủ yếu sản xuất mặt hàng khăn mặt xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… doanh thu hằng năm hàng trăm tỷ đồng. Có 25 doanh nghiệp nằm tập trung trong cụm công nghiệp tại


làng, 20 doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp Phúc Khánh (thị trấn Hưng Hà) và khoảng chục doanh nghiệp ở thành phố Thái Bình, hàng chục doanh nghiệp nằm ở khắp cả nước, còn nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang sản xuất sôi động tại làng.

Làm việc với Bí thư Đảng ủy xã nghề Minh Tân, chúng tôi được biết, nghề dệt ở đây tồn tại từ lâu, tuy nhiên, cả xã giờ cũng mới chỉ có ba doanh nghiệp nhỏ, còn lại chủ yếu là dệt thuê cho Phương La.

Các công ty, xí nghiệp thuê nhân công là người các làng kề cận Phương La hoặc các làng xã khác trong huyện. Công nhân làm việc 10 giờ/ngày và theo hình thức khoán sản phẩm. Các công ty giao nguyên liệu cho trưởng nhóm, số nguyên liệu này sẽ được quy đổi thành sản phẩm, trưởng nhóm giao lại cho từng hộ gia đình hay cá nhân. Mô hình này giúp các chủ doanh nghiệp vươn lên làm chủ bản thân trong mọi điều kiện, buộc họ phải lao vào thị trường nghiên cứu các quy luật kinh tế, nâng cao trình độ... Đây là điểm mấu chốt để làng Phương La có nhiều người thuộc giới “tinh hoa‟‟ mà chúng tôi sẽ trình bày ở Chương 3 của Luận án.

Mô hình 2.3: Mô hình tổ chức sản xuất theo công ty, xí nghiệp



Công ty

Gia đình dệt vệ tinh (trong và ngoài xã)


Lao động làm thuê (lực lượng chính)

Lao động gia đình (lao động thêm)

[Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS (năm 2013)].

- Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung

Nguyên liệu để dệt ở Phương La chủ yếu là sợi bông, vải rất cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và dễ gây cháy, việc tẩy nhuộm gây ô nhiễm môi trường …

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí