Ý Nghĩa Xã Hội Qua Bi Kịch Tình Yêu

Chàng Bảo Ngọc si tình tưởng thật nên trở nên ngây dại, hoảng hốt, tình cảnh của Bảo Ngọc lúc đó thật thê thảm, đáng thương: “hai mt li trn lên, bt mép sùi ra, đưa gi thì nm, đỡ dy thì ngi, đưa nước thì ung, mê man chng biết gì[2, tr.839]. Đại Ngọc thấy người mình yêu như vậy thì lòng đau như cắt, “mt đỏ gay, tóc ri bù, mt sưng húp, gân ni lên,

cứ gục đầu xuống mà thở”

[2, tr.840]. Đại Ngọc mắng Tử

Quyên:

“Chị

không phải đấm nữa, cứ mang thừng đến thắt cổ tôi chết đi còn hơn” [2,

tr.840]. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Bảo Ngọc và Đại Ngọc đã rất sâu đậm, không thể xa rời nhau được.

Mối tình của Bảo Ngọc – Đại Ngọc không phải là câu chuyện lửa gần rơm, cũng không phải câu chuyện “tài tử giai nhân nợ sẵn”, mà giữa họ có sự tri âm, đồng điệu trên tư tưởng về những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống.

Bảo Ngọc coi văn bát cổ chỉ là

“cần câu cơm”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

thì Đại Ngọc cũng

ghét cay ghét đắng nó. Bảo Ngọc coi bọn quan lại là “mt ăn lc”, là

Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 4

“gic nước” thì Đại Ngọc gọi chúng là “trai thi”. Cả hai đều chán ngán đạo học, chán ngán những kẻ đem kinh truyện nhồi nhét vào đầu rồi lếu láo cho rằng mình hiểu sâu hộc rộng. Đại Ngọc và Bảo Ngọc cho rằng kho tàng Kinh học mà chế độ phong kiến tuyên truyền quá sáo rỗng. Tuy nhiên cả hai đều không phê phán tất cả sách thánh hiền. Ở hồi 3, Bảo Ngọc đã

nói: “Trừ Tứ Thư ra cũng còn khối chỗ bịa đặt” [2, tr.46]. Còn ở hồi 82,

Đại Ngọc cũng nói “…anh muốn lập nên công danh, sự nghiệp thì học cái đó cũng có phần đáng quý đó chứ” [3, tr.336] và ngay từ nhỏ Đại Ngọc đã đọc Tứ Thư.

Mỗi khi buồn phiền vì bị ép học hành thi cử, Bảo Ngọc lại tìm đến Đại Ngọc. Ở hồi 17 – 18, sau khi bị cha thử tài học và quát mắng nửa ngày trời trong vườn Đại Quan, Bảo Ngọc vội chạy đến tìm Đại Ngọc ngay. Đến hồi 33, khi Bảo Ngọc bị cha đánh thừa sống thiếu chết vì không chịu

học hành tử tế mà đi gây họa thì ngay khi tỉnh táo, anh đã cho người gửi một chiếc khăn lụa cho Đại Ngọc. Ở hồi 81, Bảo Ngọc nghe lời cha vào

trường học, ngay khi được về nhà anh đã vội vàng chạy đến quán Tiêu

Tương. Bảo Ngọc tìm đến Đại Ngọc vì tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ. Đại Ngọc không khi nào khuyên Bảo Ngọc học hành, theo đuổi con đường hữu danh vô thực là chen chân vào quan trường. Điều đó cho thấy trong con mắt Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì con đường khoa cử không phải là cách để

tiến thân.

Ở họ

có sự

gặp gỡ

và thống nhất trong quan niệm sống. Bảo

Ngọc đã từng nói: “Cô Lâm có bao giờ khuyên tôi những lời nhảm nhí như vậy. Nếu có thì tôi đã xa cô ấy từ lâu rồi” [2, tr.447]. Cái gọi là “lời nhảm nhí” ở đây chính là lời khuyên “học hành đỗ đạt”, “lập thân dương danh” của Bảo Thoa, Sử Tương Vân, Tập Nhân.

Trong cách đối xử với bề dưới, Bảo Ngọc – Đại Ngọc cùng thương cảm, xót xa trước số phận bi thảm của những a hoàn trong phủ Giả như Kim Xuyến, Tình Văn và căm ghét sự độc ác của Vương phu nhân, sự giả dối của Bảo Thoa và Giả Mẫu. Đại Ngọc đồng tình với chuyện Bảo Ngọc tưởng nhớ, thương xót đến Kim Xuyến. Đối với a hoàn Tình Văn, Đại Ngọc cũng thương cảm khôn nguôi. Hồi 77, Bảo Ngọc làm văn tế hoa phù dung để khóc cho cái chết thảm thương, oan ức của Tình Văn, Đại Ngọc bất ngờ xuất hiện, nàng xem bài văn tế một cách trân trọng và còn góp ý để

Bảo Ngọc sửa lại cho có phần thanh nhã hơn. Điều đó chứng tỏ nàng

không hề dưới.

có ý xem thường những con người bạc mênh thuộc tầng lớp

Bảo Ngọc – Đại Ngọc theo đuổi sự tự do trong tình yêu, chống lại quan niệm hôn nhân tiền định. Cả hai đều say mê, ngưỡng mộ những mối

tình nồng cháy không bị

trói buộc bởi lễ

giáo phong kiến trong các tác

phẩm văn chương lãng mạn như “Tây sương kí”, “Mẫu đơn đình”. Đại

Ngọc coi chuyện

“vàng và ngọc”

là chuyện nhảm nhí còn Bảo Ngọc thì

“Lời nói hòa thượng và đạo sĩ tin thế nào được? Cái gì là nhân duyên vàng ngọc! Tôi chỉ tin vào nhân duyên cây và đá thôi” [2, tr.502]. Chính vì vậy mà tình yêu trong họ ngày càng bền chặt, sâu nặng.

Bảo Ngọc và Đại Ngọc đứng lên đấu tranh bảo vệ tình yêu tự do của mình. Với quan niệm tình yêu tự do, họ trở thành những đứa con “phản nghịch” của giai cấp, dám đi ngược lại mọi lí tưởng mà xã hội tôn thờ. Tình yêu của họ mang màu sắc mới, tiến bộ, hiện đại, đối lập hoàn toàn với quan niệm về tình yêu hôn nhân của xã hội phong kiến.

Mặc dù cả Bảo Ngọc – Đại Ngọc đều mong muốn tình yêu của

mình tiến tới hôn nhân, nhưng trong xã hội phong kiến tình yêu tự do bị coi là chuyện “phi đạo đức”, “nổi loạn”, không được chấp nhận. Tình yêu của họ dù đẹp, dù trong sáng và tiến bộ đến đâu cũng không thể nào vượt qua sự cản trở, ngăn cấm của những quan niệm phong kiến tồn tại mấy ngàn năm.

Khi Bảo Ngọc – Đại Ngọc tưởng rằng Giả

Mẫu sẽ

đứng ra tác

thành cho cuộc hôn nhân của họ thì họ tràn trề hạnh phúc. Đại Ngọc tỉnh táo hẳn ra, chứa chan hi vọng, từ đau khổ, tuyệt vọng, đau ốm nàng trở lại linh hoạt, tươi đẹp hơn, lành hẳn bệnh. Bảo Ngọc cũng vậy, chàng trở nên vui vẻ hơn, mong ngóng ngày đón Đại Ngọc về nhà hưởng hạnh phúc. Hi

vọng của họ bị dập tắt khi mà Giả Mẫu, Phượng Thư, Vương phu nhân

bày ra kế “tráo hôn”, đánh lừa Bảo Ngọc.

Đại Ngọc chán ghét sự giả dối, tàn nhẫn của giai cấp thống trị. Nàng đã phản kháng lại bằng sự kiêu kì cô độc, bằng suối nước mắt của mình. Các bề trên của gia đình đại quý tộc họ Giả nhận ra sự chống đối của nàng nên đã loại nàng ra khỏi cuộc hôn nhân với Bảo Ngọc vì họ sợ nếu nàng lấy Bảo Ngọc thì nền nếp, khuôn khổ mà giai cấp thống trị phong kiến dày công vun đắp sẽ bị lung lay.

Tình yêu tan vỡ, Đại Ngọc đau đớn vô cùng. Nàng ngậm hờn mà chết trong sự đơn độc khi gia đình nhà họ Giả đang tưng bừng tổ chức lễ đón Bảo Thoa về làm “mợ hai”. Có thể nói cuộc đời và cái chết lạnh lẽo của

Đại Ngọc đã để

lại niềm xót thương lớn nhất trong tất cả

số phận các

nhân vật trong “Hồng lâu mộng”. Nàng không chịu tuân theo số mệnh

nhưng không làm sao thoát khỏi số

mệnh nghiệt ngã

ấy. Giai cấp phong

kiến không chỉ phá hoại tình yêu của nàng mà còn hủy hoại luôn sinh mệnh của nàng.

Khi Đại Ngọc chết, Bảo Ngọc cũng trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn, hoàn toàn

không lanh lợi như

trước, không thích gần gũi chị

em, thậm chí anh ta

không thèm nghĩ tới việc nhà. Hình ảnh Lâm Đại Ngọc cứ trở về trong tâm trí Bảo Ngọc. Bảo Ngọc sống với Bảo Thoa, Tập Nhân, các a hoàn khác nhưng anh ta cảm thấy vô cùng cô đơn, buồn tủi. Bảo Ngọc không tìm được người tri kỉ như Đại Ngọc, điều đó làm Bảo Ngọc ngày càng sống thu mình. Tâm bệnh của Bảo Ngọc không ai hiểu nổi. Bảo Ngọc mang nỗi

khổ

tâm trong lòng để

hoàn thành tâm nguyện của mọi người trong phủ

Giả là đi thi, chàng đỗ cử nhân thứ 7 nhưng cuối cùng chàng đã bỏ lại công danh, phú quý mà nương nhờ cửa Phật. Việc Bảo Ngọc đi tu thể hiện rõ sự “phản nghịch" của mình.Nếu gia trưởng phong kiến không cho Bảo Ngọc có được Đại Ngọc thì Bảo Ngọc cũng không cho họ có được mình.

“Hồng lâu mộng” không chỉ thể hiện bi kịch tình yêu của Bảo Ngọc – Đại

Ngọc mà bên cạnh đó còn đề

cập đến nhiều số

phận, nhiều cuộc tình,

nhiều bi kịch tình yêu hôn nhân khác.

Giả Nguyên Xuân được phong là Quý phi, danh xưng cao quý và cuộc sống vinh hoa với sự sủng ái của hoàng thượng khiến bao người lầm tưởng rằng nàng sẽ hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân “cá chậu chim lồng” đầy sang trọng ấy, Nguyên Xuân chỉ mang niềm vui gượng, bị cướp mất tình yêu thương ruột thịt khiến nàng lúc nào cũng nhớ thương gia đình, lo

lắng cho tộc mình, nàng mất khi tuổi đời còn rất trẻ. Cuộc hôn nhân của nàng thực chất chỉ mang mục đích chính trị nhằm củng cố quyền lực và địa vị cho gia tộc họ Giả.

Thám Xuân, một tiểu thư nhan sắc, giàu lòng tự tôn, một cô gái “chí cao tài gii có ai bì, có tài năng, mạnh mẽ. Cảnh lấy chồng xa của Thám Xuân cũng báo trước những ngày buồn của cuộc đời nàng khi bị tách khỏi nguồn cội, gia đình, quê hương, lưu lạc tha phương. Hạnh phúc đến với nàng rất mong manh.

Sử Tương Vân một tiểu thư khuê các, mang nét phong lưu hào sảng, tính

tình khoáng đạt, “nữ trượng phu” không câu nệ tiểu tiết. Nàng xuất thân

trong gia đình hào môn vọng tộc nhưng từ bé nàng đã sống trong cảnh cơ cực, cô đơn, không người lo lắng. Nhưng nàng không ưu tư, buồn tủi như Lâm Đại Ngọc, nàng dùng tinh thần lạc quan để đấu tranh với số phận với

hi vọng tương lai mình sẽ có “chàng tiên mong được sánh cùng lứa đôi”,

đến ngày

ấy số

phận bất hạnh của mình sẽ

được thay đổi. Nhưng

ước

vọng của nàng không thành hiện thực, tuy Tương Vân lấy được người chồng tốt, tài giỏi, yêu thương nàng nhưng nàng sớm chịu cảnh xót xa của thân phận góa bụa.

Nghênh Xuân là một cô gái hiền lành đến mức nhút nhát, luôn nhường nhịn, chịu đựng, nàng không tự quyết định được việc gì, lại càng không làm chủ

số phận của mình. Vì vậy mà nàng luôn chịu sự sắp đặt của gia trưởng

phong kiến. Cuộc hôn nhân của nàng là một tấn bi kịch buồn, nàng phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, mặc cho hắn ta đày đọa, giày vò tấm thân, phải chịu ấm ức. Thế nên lấy chồng mới đầy một năm mà duyên đã bẽ bàng.

Những mối quan hệ

giả

dối chỉ dự

trên danh lợi, tiền tài, xem nhẹ

tình

người của xã hội phong kiến thối nát đã góp phần tạo nên cuộc đời bi kịch của nàng.

Phượng Thư xuất thân trong một gia đình danh giá, xinh đẹp, thông minh,

có tài quản lí gia đình, nàng là “nữ quản gia” trẻ tuổi gánh vác tất cả công việc trong gia đình họ Giả, có uy quyền, ai cũng phải nể trọng. Con người Phượng Thư thấm đẫm dục vọng tiền tài, quyền thế của giai cấp thống trị. Những tưởng cuộc đời Phượng Thư sẽ tràn ngập trong hạnh phúc nhưng

Phượng Thư

cũng gặp bất hạnh trong hôn nhân. Giả

Liễn là kẻ

đê tiện,

sẵn sàng dở trò chim chuột với tất cả những người con gái mà hắn thích, thậm chí ngay trong ngày sinh nhật của Phượng Thư mà Giả Liễn còn dắt tình nhân về nhà ngủ và bị nàng bắt được. Giả Liễn đã biến cuộc hôn nhân giữa hắn và Phượng Thư trở thành một cuộc hôn nhân chỉ có hình thức mà

không có tình yêu, hạnh phúc.Phượng Thư đã làm mọi thứ, không trừ

những thủ đoạn độc ác nhưng hạnh phúc không đến bên nàng.Chế độ đa thê đa thiếp trong xã hội không cho nàng có một hạnh phúc riêng lẻ, mong

muốn giữ một người chồng trọn vẹn bên mình là điều không thể.Cuối

cùng Phượng Thư trở về cõi Cảnh Ảo mà không được hưởng hạnh phúc.

Vưu Nhị

Thư

(dì Hai) có quãng đời hạnh phúc với một mái

ấm gia đình

cùng Giả

Liễn nhưng hạnh phúc

ấy nhanh chóng bị

âm mưu độc ác

Phượng Thư cướp đi.Nàng sống trong sự ghen tuông của Phượng Thư để rồi cuối cùng phải nuốt vàng sống mà chết với đứa con còn trong bụng.

Vưu Tam Thư (dì Ba), một người phụ nữ xinh đẹp, mạnh mẽ, ý thức được tình yêu và hạnh phúc không phải được quyết định bởi tiền tài, danh vọng mà phải dựa trên cơ sở tự nguyện. Đây là một nhân vật tiêu biểu cho sự theo đuổi tình yêu tự do. Dì Ba đem tình yêu của mình chờ đợi, quyết chỉ lấy một mình Liễu Tương Liên.Mạnh mẽ nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ quyền được tự do yêu đương nhưng cuối cùng thì những quan niệm bảo thủ, hà khắc của Liễu Tương Liên đã dẫn đến cái chết thê lương của dì Ba.

Lý Hoàn xuất thân trong một gia đình danh hoạn ở đất Kim Lăng, nàng sinh ra và sống trong thời kì lí học Tống Minh được giai cấp phong kiến đề cao và người phụ nữ bị áp bức, đè nén về mọi mặt nên nàng cũng không thoát khỏi những quy định khắt khe ấy. Lý Hoàn có chồng không lâu thì chồng

mất, nàng trở thành góa phụ

và điều đó đồng nghĩa với việc nàng sẽ

rơi

xuống vực thẳm của đời sống cô đơn lạnh lẽo để giữ trọn hai chữ trinh

tiết. Nàng tuy sống nơi cao lương gấm vóc nhưng lòng lạnh tro tàn. Nàng thờ ơ với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, chỉ biết chăm lo cho bố mẹ chồng, rảnh rỗi thì cùng chị em làm thơ, may vá.

Kim Kha là con của nhà họ Trương, nàng được hứa gả cho con trai Thủ bị Trương An, họ yêu mến nhau. Nhưng cuộc hôn nhân của họ không thành vì công tử họ Lí trông thấy Kim Kha xinh đẹp nên tìm cách chiếm bằng được nàng. Cuối cùng vì có bàn tay của Phương Thư nhúng vào nên đã dẫn đến cái chết của Kim Kha. Người con trai Thủ Bị Trường An cũng tìm đến cái chết để chung thủy với người mình yêu.

Bình Nhi – cô a hoàn xinh đẹp, đảm đang, nhân hậu của vợ chồng Giả Liễn và Phượng Thư nhưng cuộc đời nàng không được hưởng hạnh phúc. Giả Liễn có ý với Bình Nhi thì nàng bị Phượng Thư dằn mặt, đánh đập. Kết

thúc “Hồng lâu mộng”, Giả

Liễn có ý muốn lập nàng là vợ

chính, phải

chăng đó là sự hứa hẹn cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, hay rồi nàng cũng không thoát khỏi cái kết như Phượng Thư?

Tư Kì là người hầu của Nghênh Xuân, cô có một tình yêu đẹp với anh họ Phan Anh, nhưng tình yêu của họ vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình. Cuối cùng để bảo vệ tình yêu của mình nàng đã phải tìm đến cái chết.

Cuộc đời bi thương của các tiểu thư và các a hoàn xinh đẹp trong phủ Giả đã một lần nữa là tiếng nói tố cáo sâu sắc sự tàn nhẫn, độc ác của giai cấp thống trị phong kiến đối với hôn nhân và hạnh phúc của con người.

4.2.2.2. Ý nghĩa xã hội qua bi kịch tình yêu

“Hồng lâu mộng” là tác phẩm viết về tình yêu trắc trở nhưng ý nghĩa tác

phẩm lớn hơn nhiều, gợi cho người đọc những vấn đề thời đại, phản

ánh xã hội Trung Quốc trên bước đường suy tàn. Câu chuyện không đơn giản là tấn tuồng “tình yêu tay ba” mà là bi kịch tình yêu và hôn nhân dưới chế độ phong kiến.

Tác giả đặt vấn đề tình yêu và hôn nhân trên bình diện rộng lớn. Nó gắn bó chặt chẽ với vấn đề phụ nữ, vấn đề chế độ thê thiếp, chế độ cung phi, chế độ nô tì.Thông qua tất cả những bi kịch tình yêu, “Hồng lâu mộng” đặt ra một vấn đề rất có ý nghĩa: chế độ phong kiến thù ghét tình yêu, tình yêu và hôn nhân trong xã hội phong kiến là hai vấn đề khác biệt. Ở đây kết hôn không phải là sự phát triển tất yếu của tình yêu, mà nói như Angghen

“Là một thứ

hành vi chính trị, là cơ

hội dùng một mối liên hệ

mới tăng

cường thế lc.Cái quyết định ở đây là li ích ca gia thế chkhông phi là tình cm cá nhân”. Chính trong bối cảnh đó, tình yêu của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc càng có ý nghĩa. Đó là tình yêu mang màu sắc mới, đặt

trên cơ sở sự

thống nhất về

lí tưởng. Chính vì cùng có tư

tưởng phản

nghịch mà họ

yêu nhau, đồng thời chính vì yêu nhau mà họ

càng phản

nghịch. Lí tưởng chống phong kiến vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của tình yêu.

Tào Tuyết Cần ca ngợi những nhân tố mới chống lại quan niệm

phong kiến, tinh thần đấu tranh và sự tiến bộ trong quan niệm tự do luyến ái của lớp thanh niên. Họ là những con người tiêu biểu cho tư tưởng tiến bộ về tình yêu, ý thức được cái tôi cá nhân của mình, có ước mơ, mang khát

vọng đẹp đẽ

về hạnh phúc, họ

chán ghét cuộc sống giả

dối, và họ

dám

đấu tranh vì nó. Xung đột, mâu thuẫn giữa họ với gia đình cũng chính là

mâu thuẫn giữa họ với xã hội đương thời. Đây là hai lực lượng cùng tồn tại trong một chế độ, lực lượng cũ đang trên đà suy tàn, mục ruỗng còn lực

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí