lương mới lại chưa có chỗ đứng trong lòng xã hội. Lực lượng mới mang tư
tưởng tiến bộ, họ không chấp nhận phục tùng theo tiêu chuẩn đạo đức
phong kiến. Cuối cùng thì những tư tưởng ấy vẫn bị đè bẹp, vùi dập, phải tìm đến cái chết, mang bi kịch đau đớn nhưng đó chỉ là sự hất bại tạm thời. Đó là bi kịch của cái mới khi chưa đủ sức lay chuyển cái cũ. Những bi kịch ấy chính là một bản cáo trạng về một chế độ khắc nghiệt, cổ hủ, lạc hậu.
Mặc dù tình yêu Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc rất trong sáng,
đẹp đẽ, cảm động lòng người, nhưng không khỏi mang dấu ấn của những hạn chế giai cấp và thời đại của nó. Họ đã dũng cảm đứng lên chống sự áp bức tinh thần hàng ngàn năm, đấu tranh cho sự giải phóng cá nhân trên lĩnh
vực tình yêu và hôn nhân. Nhưng là những cậu
ấm, tiểu thư
sống trong
vàng bạc, nhung lụa nên tình yêu của họ nhiều lúc yếu đuối, triền miên và những đại biểu của tư tưởng dân chủ chống phong kiến cuối thế kỉ XVIII
ở Trung Quốc này cũng không khỏi lạc long, cô đơn, thậm chí bi quan,
Có thể bạn quan tâm!
- Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 2
- Bi Kịch Con Người Cá Nhân Trong Tiểu Thuyết “Hồng Lâu Mộng”
- Ý Nghĩa Xã Hội Qua Bi Kịch Tình Yêu
- Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Xây Dựng Bi Kịch Con Người Cá Nhân Trong “Hồng Lâu Mộng”
- Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 7
- Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 8
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
tuyệt vọng. Tất nhiên, hạn chế này còn do thế giới quan của tác giả. Tác giả giải thích bi kịch tình yêu bằng triết lí mang màu sắc bi quan và định mệnh.
4.2.2.3. Bi kịch tư tưởng
Mô tả cuộc sống của ba thế hệ họ Giả trong tám năm, Tào Tuyết
Cần đã cho chúng ta thấy sự suy tàn không cưỡng lại được của chế độ
phong kiếnmặc dù có những đứa con trung thành, cố sức duy trì đời sống của nó về mặt chính trị, đạo đức (mà tiêu biểu là Giả Chính, Giả Đại Nho)
cũng như về
kinh tế
(mà tiêu biểu là Phượng Thư
và Thám Xuân). Dấu
hiệu của sự suy tàn, bất lực ấy còn thể hiện ở sự “phản nghịch”, nổi loạn của cậu ấm Giả Bảo Ngọc.
Trong xã hội phong kiến, mục tiêu lớn nhất của một đấng nam nhi là phải đỗ đạt làm quan, phải “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Chính vì vậy mà gia đình họ Giả rất kì vọng Bảo Ngọc sẽ nối nghiệp lớn, theo
đuổi con đường khoa cử như cha ông tổ tông.Thế nhưng Bảo Ngọc lại ra sức chống lại thứ tư tưởng công danh, chống lại chế độ khoa cử ấy.
Giả
Chính thân sinh của Giả
Bảo Ngọc ra sức dạy dỗ, mong Bảo
Ngọc đi theo con đường mà ông ta định sẵn là học hành để mai sau lập
công giương danh. Ông ta bắt Bảo Ngọc phải nghiền ngẫm lời lẽ của
thánh hiền, kết giao với nhân vật ở chốn quan trường, gặp gỡ với những
hạng người cùng giai cấp quý tộc.Giả Mẫu, Vương phu nhân, Tiết Bảo
Thoa, Sử Tương Vân cũng thường khuyên nhủ Bảo Ngọc học hành thi cử, ra làm quan để làm trọn chữ hiếu. Với họ chỉ có học hành thi cử, đậu làm quan mới là người có ích, xứng đáng là con hiếu tôi trung.
Nhưng khác với các cậu ấm và tiểu thư trong gia đình họ Giả (trừ
Lâm Đại Ngọc), Giả Bảo Ngọc khinh miệt khoa cử và thù ghét con đường tiến thân bằng khoa cử. Thái độ đầu tiên của anh ta với chế độ này là trốn học, bỏ học. Anh ta “không chịu nghiền ngẫm” những loại sách như: “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Mạnh Tử”, “Tả truyện”, “Quốc sách”, “Công dương”, “Hán văn”, “Đường văn” mà chỉ thích đọc văn chương lãng mạn, vậy nên những sách “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ” thì chỉ nhớ mang máng một nửa. Sách “Mạnh Tử” thì quên gần hết, “Ngũ kinh” thì mới lượm lặt ít nhiều trong đó, nên chỉ thuộc lõm bõm. Bảo Ngọc gọi “văn bát cổ” là “cần câu cơm”. Coi con đường khoa cử là “vô tích sự”, coi bọn quan lại là “giặc nước”, là “mọt ăn lộc”, chàng ghét tiếp chuyện với bọn quan lại, càng không thích mũ cao áo dài, xúng xính đi thăm đi mừng khắp nơi.
Bảo Ngọc chỉ thích chơi đùa, không thích đi học. Trong con mắt của Bảo Ngọc, con đường khoa cử chẳng qua là do người xưa ngồi rỗi bày trò, cố ý bịa đặt để cám dỗ bọn mày râu vô học đời sau mà thôi. Ở hồi 82, khi
Bảo Ngọc nói chuyện với Đại Ngọc về việc đi học, Bảo Ngọc đã phát
hiện ra cái tầm thường của việc học hành trong xã hội phong kiến: “Lại
nói về chuyện học hành của anh. Thật buồn cười cái thứ văn chương bát cổ đó lại đem cho người ta công danh giả tạo, đọc cũng chả xong, lại còn phải giảng giải những lời nói của thánh hiền nữa chứ. Chẳng qua là biết
được chút ít kinh thư rơi vãi, đáng vứt đi. Còn buồn cười hơn nữa là có
những kẻ đầu trâu mặt ngựa, trong bụng chẳng có gì, chỉ giỏi hò hét mọi người vậy mà lại tự cho mình là người có học.Đó đâu phải là truyền bá đạo thánh hiền.Vậy mà cha anh lại ép anh phải học điều này.Anh cũng không dám trái lời” [3, tr.336].
Bảo Ngọc trốn học, không thích đọc sách thánh hiền không phải vì Bảo Ngọc ngu dốt. Bảo Ngọc có một tài năng xuất chúng, thông minh, tuấn
tú. Khi mới mười tuổi Bảo Ngọc đã được Lãnh Tử Hưng nhận xét là:
“thông minh lanh lợi thì chẳng ai bằng” [2, tr.27], ngay cả Giả Chính hễ
nhắc đến Bảo Ngọc là chửi mắng thậm tệ nhưng dường như chưa lần nào ông ta chê trách về sự thông minh của Bảo Ngọc, có chăng chỉ chê trách sự thông minh đó không để vào chỗ xứng đáng như học tập kinh sách, dùi mài kinh sử mà thôi. Những câu đối ứng khẩu sắc sảo, tài hoa của Bảo Ngọc
trong Vườn Đai Quan ở hồi 17 đã làm cho Giả Chính phải thán phục tuy
ngoài miệng luôn quát tháo là “quê mùa”, “ngu ngốc”. Trong con mắt Giả Chính đó là thứ tài năng của một “con ngựa bất kham”, giai cấp phong kiến không cần thứ tài năng “phản loạn” đó.
Bảo Ngọc đối với chị em rất hòa nhã, thoải mái vui chơi, nhưng khi gặp những xung khắc trên tư tưởng thì chàng nghiêm khắc đấu tranh. Có lần Bảo Ngọc đã thẳng thắn lên án Bảo Thoa khi nàng khuyên anh học
hành, theo con đường khoa cử
để đỗ
đạt làm quan, hưởng lộc vua ban:
“Một người con gái trong trắng như em mà cũng ham công danh phú quý
như
phường mọt dân hại nước sao?”
[2, tr.549]. Sử
Tương Vân cũng
khuyên Bảo Ngọc: “Dù anh không muốn thi đỗ cử nhân tiến sĩ, thì cũng
nên năng gặp gỡ những bậc quan sang, bàn đến bước đường tiến cử để
ra gánh vác việc đời, giúp nước giúp dân, nên cần có bạn bè qua lại. Chứ
quanh năm anh cứ luẩn quẩn với chị em chúng tôi thì còn làm được trò
trống gì nữa?” [2, tr.445]. Bảo Ngọc nghe những lời ấy trái tai, liền nói: “Xin mời cô sang ngồi chơi bên nhà khác. Chứ nhà tôi đây thực làm nhơ bẩn đến những người hiểu việc trị nước giúp dân ấy” [2, tr.446].
Bảo Ngọc nghi ngờ tư tưởng thống trị phong kiến. Anh ta nói: “Trừ Tứ thư ra cũng còn khối chỗ bịa đặt” [2, tr.46]. Bằng tư tưởng chống đối, chàng đã đả phá, tấn công vào thành trì quan niệm phong kiến cổ hủ hàng ngàn năm.
Để làm nổi bật tính chất phản nghịch của Giả Bảo Ngọc cũng như kín đáo biểu lộ quan điểm của mình, Tào Tuyết Cần tạo ra cặp Giả Bảo Ngọc – Chân Bảo Ngọc. Chân Bảo Ngọc có hình dáng, tuổi tác giống Giả
Bảo Ngọc như đúc, chính vì vậy mà bọn người hầu nhìn bề ngoài mà bị
nhầm lẫn. Đến cả cha mẹ của Giả Bảo Ngọc và Chân Đại Ngọc đều kinh ngạc. Đây là chủ ý của Tào Tuyết Cần muốn thông qua sự giống nhau bên ngoài mà làm nổi bật điểm khác biệt bên trong của hai nhân vật. Cả Giả Bảo Ngọc và Chân Đại Ngọc ngày nhỏ rất coi trọng những người con gái, có chung tâm hồn, quý mến những con người xung quanh. Khi lớn lên thì
hai người có sự
khác biệt về
con đường đi, Chân Bảo Ngọc đi theo con
đường đạo đức thánh hiền, kinh bang tế
thế, mong muốn thi cử
để lập
công danh. Chân Bảo Ngọc ngay từ lần gặp đầu tiên đã được Giả Chính hết mực quý mến, đề cao. Giả Bảo Ngọc thì ngược lại, anh ta suốt ngày
vui đùa với đám a hoàn và chị
em trong Vườn Đại Quan. Giả
Bảo Ngọc
khó chịu, bực dọc, ngây ngô khi nghe mọi người khuyên nhủ về chuyện
học hành, anh ta ghét sách thánh hiền. Giữa hai người có những suy nghĩ trái ngược nhau nên ngồi nói chuyện với Chân Bảo Ngọc một lúc thì Giả Bảo Ngọc liền thất vọng, buồn bực, cảm thấy không thể nào trở thành tri kỉ như anh ta hằng mong muốn. Chân Bảo Ngọc hễ mở mồm là nói chuyện
học hành, đỗ đạt, làm quan, “nào là văn chương, nào là kinh bang tế thế, lại còn cả chuyện trung hiếu gì đó. Người như vậy chẳng phải là con mọt ăn lộc hay sao” [3, tr.814]. Sau này, Chân Bảo Ngọc đỗ cử nhân rồi ra làm quan, phục vụ cho giai cấp mình. Đó chính là “viên ngọc thật” mà giai cấp
phong kiến đang cố
công mài dũa, trau chuốt. Còn Giả
Bảo Ngọc cuối
cùng lại từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý, nương nhờ cửa Phật, thoát li với xã hội thực tại.
Trong quan niệm hôn nhân và tình yêu, Giả Bảo Ngọc chỉ tin ở tiếng gọi trái tim, chàng chống lại quan niệm truyền thống “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong “Hồng lâu mộng”, quan niệm này được biểu hiện bằng lời sấm ngôn “Kim Ngọc lương duyên” (duyên vàng đá là duyên lành: vàng ứng với vòng vàng của Bảo Thoa, ngọc ứng với hòn đá ngậm trong mồm Bảo Ngọc khi mới sinh). Bảo Ngọc thì chỉ tin ở “mộc thạch lương duyên”
(mộc
ứng với lâm, thạch
ứng với ngọc). Thái độ
của Bảo Ngọc đối với
viên ngọc bảo mệnh đeo ở cổ nói lên sự “phản nghịch” đối với quan niệm luyến ái và hôn nhân gia đình. Khi gặp Đại Ngọc lần đầu tiên, nghe Đại Ngọc nói viên ngọc của mình là vật hiếm, không phải ai cũng có, Bảo Ngọc nghe xong liền “nổi điên, dứt viên ngọc vứt phăng đi” [2, tr.46]. Rõ ràng sinh ra trong gia đình phú quý nhưng Bảo Ngọc không lấy tiền bạc để đánh giá con người. Ngay ở điểm này thì Bảo Ngọc đã khác hẳn bọn người lúc nào cũng tính toán, bon chen trong phủ Giả. Lần thứ hai Bảo Ngọc vứt ngọc là lúc tình cảm giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc đã sâu sắc.Tình cảm đó bị đe dọa bởi sự xuất hiện của Bảo Thoa. Bảo Ngọc đập ngọc để thể hiện tình yêu với Đại Ngọc, mặc cho dây trói vàng – ngọc định sẵn thì Bảo Ngọc vẫn chỉ say mê Lâm Đại Ngọc. Hành động của Bảo Ngọc là sự tuyên chiến với chế độ phong kiến trong lĩnh vực tình yêu.
Bảo Ngọc đập phá không thương tiếc mọi thành kiến giai cấp, mọi sự ràng buộc của gia đình. Bảo Ngọc có thái độ gần như bình đẳng đối với
các a hoàn, khác hẳn với các ông chủ
khác, anh coi họ
như
bạn bè, thân
thiết không hề ngăn cách, nhiều lần đỡ đòn cho họ. Bảo Ngọc cũng quan tâm hết mọi người, kết bạn với nhiều thành phần, có thể là cùng trang lứa như Tần Chung, một kép hát như Liễu Tương Liên, cũng có thể chơi đùa với bọn hầu trai như Dính yên, Bồi Dính,... Một lần thằng Hưng nói với Vưu Nhị Thư và Vưu Tam Thư về Bảo Ngọc:
“…Có khi ra gặp chúng cháu vui ra thì chẳng kể trên dưới, mọi người nô đùa một trận, nếu không thích, mỗi người một nơi, cậu ấy cũng mặc kệ. Chúng cháu đương nằm hay ngồi, trông thấy cậu ấy đến cũng mặc.Cậu
ấy cũng chẳng trách mắng gì. Vì thế cũng xong” [3, tr.92].
chẳng ai sợ
cả, cúa tùy tiện thế
Những ông lớn, bà chủ trong phủ Giả đối xử với người hầu rất tàn nhẫn, độc ác. Những Kim Xuyến, Tình Văn, Tư kì, Uyên Uơng,…, đều có
cái kết bi thảm, oan ức, họ bị khinh miệt, làm nhục hoặc rồi cũng bị gả
bán. Ở hồi 44, Phượng Thư tra khảo đứa bé hầu gái vì thấy sự tình lạ, sau khi quát mắng thì Phượng Thư giơ tay tát đứa bé hai cái; hay như ở hồi 74, Thám Xuân nổi giận vì bị khám xét nên đã tát vợ Vương Thiện Bảo,…
Thái độ bình đẳng đó thể hiện rõ nhất với Tình Văn. Trước cái chết oan ức của nàng, Bảo Ngọc làm bài văn tế hoa phù dung trong đó hết lời ca ngợi phẩm chất cao cả của nàng và lên án nghiêm khắc sự tàn bạo của gia
đình phong kiến trong đó có mẹ mình. Bảo Ngọc tin người chết có linh
hồn, Tình Văn chết đi nhưng những kỉ
vật, những kỉ
niệm còn lại làm
chàng ngậm ngùi về dĩ vãng êm đẹp mà những ngày Tình Văn còn sống:
“…Thiết nghĩ, cô đến với cõi nhân thế đã được mười sáu năm…Ngọc này được gần gũi thân thiết, cùng chăn gối, tắm gội, bên nhau hàn huyên tâm sự, đã được năm năm tám tháng. Ngày tháng trôi qua quá nhanh, bên cô những ngày hân hạnh được biết cô thể chất cao quý, cao sang hơn cả vàng ngọc, trong sáng hơn cả tuyết băng. Tinh thần sáng suốt tỏa sáng như mặt
trời…Chống sao lại những lời ghen ghét, tị hiềm. Đành cam chịu, nén
xuống mọi nỗi đau buồn oan khuất. Một mình không còn biết chia sẻ, giãi bày với ai…” [3, tr.298].
Chủ nhà ca ngợi đầy tớ, làm văn tế vong linh đầy tớ, có thể nói đây là trường hợp có một không hai trong lịch sử. Bên cạnh Tình Văn, trước cái chết của Kim Xuyến, Bảo Ngọc hết sức buồn và thương cảm cho nỗi oan ức của nàng. Ở hồi 43, ngày mất của Kim Xuyến trùng với sinh nhật của Phượng Thư, ngay trong buổi sáng sớm tinh sương, Bảo Ngọc cùng Bội Minh ra ngoài thành từ sớm, chỉ mặc đồ trắng, cố mua thứ hương tốt để đến am Thủy Tiên làm lễ viếng cho oan hồn của người con gái bạc mệnh Kim Xuyến. Đó là một ngày diễn ra nhiều sự kiện trong phủ Giả: sinh nhật Phượng Thư, ngày họp thi xã nhưng Bảo Ngọc vẫn dành những giây phút riêng để tưởng nhớ đến hương hồn nàng a hoàn xấu số.
Ở hồi 30, khi Bảo Ngọc thấy một con hát cứ ngồi viết chữ
“Tường”, Bảo Ngọc nghĩ cô gái mỏng manh yếu đuối này mang nỗi lòng không nói được, chàng thương cảm, “Giận mình không thể chịu đỡ cô một chút” [2, tr.423]. Ở hồi 61, chàng nhận lỗi hộ con Năm và Phương Quan khi hai a hoàn này bị mọi người đổ oan là lấy trộm rượu mai quế và bột phục linh. Khi Bình Nhi bị Phượng Thư đánh chửi tìm đến Bảo Ngọc thì chàng
an ủi, chăm sóc, thương cảm. Hay khi Tập Nhân giả
vờ nói sẽ
về nhà,
không ở lại hầu hạ Bảo Ngọc được nữa thì thái độ của Bảo Ngọc rất lo lắng, chỉ muốn cô ở lại. Tập Nhân nói Bảo Ngọc phải làm ba điều thì sẽ ở lại. Bảo Ngọc đường đường là một cậu chủ mà lại nói những câu: “Cô nói mấy điều tôi cũng theo. Chả cứ ba điều, ngay đến ba trăm điều tôi cũng xin theo” [2, tr.254].
Thái độ của Bảo Ngọc đối với người hầu như vậy đương nhiên là
rất kì quặc. Giả Mẫu đã có lần băn khoăn cho rằng Bảo Ngọc là một a
hoàn đầu thai nhầm. Bảo Ngọc gần gũi các a hoàn chẳng qua vì anh ta tìm
thấy ở họ những tâm hồn trong sạch, những nhân cách cao thượng chưa hề bị công danh phú quý đầu độc. Thái độ này có liên quan đến quan niệm về phụ nữ của anh ta.
Bảo Ngọc không hề lợi dụng các a hoàn để thỏa mãn dục vọng cá nhân, làm điều bậy bạ. Hành động này bên cạnh nói lên tình yêu thương của Bảo Ngọc dành cho các a hoàn, nó còn bộc lộ tư tưởng “phản nghịch” chống lại quan niệm hà khắc của chế độ phong kiến.Tuy là cậu chủ nhưng Bảo Ngọc không muốn có sự ngăn cách giữa chàng và các a hoàn.
Bảo Ngọc lật ngược quan niệm “trọng nam khinh nữ” phong
kiến.Anh ta tìm thấy
ở những người phụ
nữ sự
trong trắng, chân thật,
thuần phác nên đã đề cao phụ nữ một cách khác thường. Anh ta tâm sự : “Xương thịt con gái do nước kết thành, xương thịt con trai là do bùn kết thành, tôi trông thấy con gái thì khoan khoái dễ chịu, trông thấy con trai thì như nhiễm phải hơi dơ bẩn vậy” [2, tr.27]. Anh ta còn dặn người nhà: “hai tiếng con gái rất tôn quý, trong sạch. Ví đem so với các loại chim quý, thú
lành, hoa báu, cỏ
lạ, thì người con gái lại càng tôn quý”
[2, tr.29]. Quan
điểm này mới nhìn tưởng như quá khích nhưng lại có chỗ hợp lí của nó. Nó bắt rễ sâu xa trong thực tế xã hội phong kiến và thực tế gia đình họ Giả. Trong xã hội phong kiến, mọi quyền lực đều tập trung vào tay nam giới. Người phụ nữ ngoài áp bức bóc lột phong kiến còn bị nam quyền trói buộc, thường chịu số phận bất hạnh, đáng được đồng tình.Ngay trong gia đình họ Giả cũng vậy. Cái gia đình hơn bốn trăm người này, nam giới chỉ chiếm
một phần tư. Nhưng có thể nói, không có một đứa con trai nào là không
trộm cướp, đĩ điếm; không có một gã đàn ông nào là không máu me cờ bạc,
phú quý, công danh. Còn ba phần tư
phụ
nữ thì đại đa số
lại xuất thân
nghèo khổ, sống bằng hai bàn tay lao động, có một tinh thần chính nghĩa
cao cả và mang một vận mệnh bi đát, gắn với những cái kết đầy bi
thương. Chính vì vây mà Bảo Ngọc có một tình yêu thương tha thiết đối