Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 7

lụy đến mình và có lợi cho mình nhất. Chẳng hạn ở hồi 27, khi nghe được câu chuyện giữa Hồng Ngọc và Trụy Nhi, sợ bị phát hiện, Bảo Thoa nghĩ

ra kế “ve su lt xác” nhưng trước sau vẫn cân nhắc kĩ càng: “Xưa nay

những đứa gian dâm, trộm cướp, bụng dạ đều ra trò cả…Nay ta biết được

sự xấu xa của nó, nếu không cẩn thận, không những thêm chuyện mà ta

cũng chẳng hay ho gì. Bây giờ lánh đi không kịp, chi bằng dùng lối ve sầu thoát xác mới được” [2, tr.364]. Ở hồi 27, qua đoạn độc thoại nội tâm, Bảo

Thoa đã thể

hiện tư

tưởng phong kiến thông qua việc phê phán lối sống

buông tuồng, không biết lễ nghi của Bảo Ngọc và Đại Ngọc: “Bảo Ngọc và Đại Ngọc từ nhỏ cùng ở một nơi, anh em họ nhiều lúc không biết tránh sự hiềm nghi, cười đùa không giữ ý, vui giận bất thường...” [2, tr.362].

Lâm Đại Ngọc bên ngoài lẫn bên trong đều yếu đuối, đa sầu, đa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

cảm, hay tủi phận. Nàng có tâm hồn lãng mạn, thích thơ và nhạc. Tuyết

Cần đã dành nhiều dòng độc thoại nội tâm cho nàng. Đại Ngọc luôn trong tình trạng ngổn ngang, chồng chéo của nhiều trạng thái tình cảm khác nhau. Đoạn nghe Bảo Ngọc khen mình trước mặt Sử Tương Vân và Tập Nhân ở hồi 32 là một ví dụ. Biết bao buồn, vui, tủi, giận diễn ra trong suy nghĩ của nàng. Nàng thích đọc thứ văn chương lãng mạn, hay nhìn người và cảnh rồi khóc tủi. Hành động chôn hoa của nàng đã trở thành hình ảnh kinh điển trong văn học, khắc họa rõ nét một thiếu nữ tuyệt mĩ với một tâm hồn đa sầu, đa cảm.

Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 7

Bảo Ngọc cũng được Tào Tuyết Cần dành cho nhiều dòng tâm trạng thể hiện thái độ của chàng về con người và cuộc sống xung quanh chàng. Đặc biệt là những dòng độc thoại nội tâm thể hiện tình cảm dành cho Đại Ngọc. Qua đó có thể thấy Bảo Ngọc cũng luôn mang những trăn trở, ưu tư.

Bảo Ngọc thường có những hành động quan tâm, chia sẻ với tất cả mọi

người, chàng cũng hay trốn học, nói năng không giống ai, thích đọc sách cấm,...Đặc biệt đối với Đại Ngọc hay bị ốm, Bảo Ngọc có nhiều hành động quan tâm, lo lắng: thường lui tới thăm hỏi, chơi đùa cùng, tặng khăn,

xin thuốc cho Đại Ngọc,…, như

vậy cũng đủ

thấy sự

yêu thương chân

thành mà Bảo Ngọc dành cho Đại Ngọc.

Tào Tuyết Cần đã khắc họa nhân vật của mình rất thành công bằng

ngôn ngữ

và hành động. Thông qua hành động và ngôn ngữ

các nhân vật

thể hiện trạng thái tâm lí, tính cách, tư tưởng của mình. Nhờ vậy mà chúng ta nhận ra chân dung của những con người mang tư tưởng mới như Bảo Ngọc, Đại Ngọc và những con người mang tư tưởng phong kiến như Bảo Thoa, cùng nhiều hình ảnh các nhân vật khác trong phủ Giả.

4.3.3. Diễn biến tâm lí nhân vật


Tâm lí nhân vật hay nội tâm nhân vật là toàn bộ những biểu hiện

thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ,

những phản ứng tâm lí của nhân vật trước những cảnh ngộ, tình huống

trong cuộc sống, được biểu hiện trong hoạt động, cử chỉ [15, tr.1066].

của mỗi người

Tâm lí nhân vật trong “Hồng lâu mộng” được tác giả khắc họa rất

chi tiết, tỉ mỉ, theo mạch logic của tâm lí con người bên ngoài cuộc sống. Việc miêu tả tâm lí được triển khai qua những thủ pháp độc đáo như mượn hàng loạt giấc mộng để diễn tả tâm lí yêu đương không nói nên lời (giấc mộng ở hồi 57 của Bảo Ngọc khi nghe tin Đại Ngọc sắp về Tô Châu để

lấy chồng, giấc mộng của Đại Ngọc ở

hồi 82 khi lo sợ bị

gả về

Giang

Nam) hoặc thông qua độc thoại nội tâm của nhân vật. Có thể thấy ở đây

hai dạng độc thoại, độc thoại trước con người thì thiên về tượng, độc thoại trước thiên nhiên thiên về bộc bạch nội tâm.

đánh giá đối

Miêu tả tâm lí trong “Hồng lâu mộng” được Tào Tuyết Cần chú

trọng ở hai nhân vật là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó nói lên những cung bậc cảm xúc của nhân vật trong tình yêu.

Có thể lấy hồi 29 làm ví dụ, Tào Tuyết Cần đã xây dựng những

đoạn tâm lí ngắn gọn, dồn dập giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc khi họ hiểu

lầm nhau, qua đó cho ta thấy tình cảm trong hai người luôn hướng đến nhau nhưng vẫn phải giả tình thăm dò ý tứ của nhau.

Bảo Ngọc nhân việc Trương đạo sĩ nhắc chuyện hôn nhân đã khó chịu, lại thêm lời nói của Đại Ngọc, Bảo Ngọc hiểu nhầm, trong lòng phiền não, lại nghĩ: “Người ta không hiểu lòng tôi, còn tha thứ được, ngờ đâu em không biết rằng trong trái tim tôi, trong mắt tôi chỉ có em thôi? Em không cởi gỡ buồn phiền trong tôi, ngược lại lại còn chẹn họng tôi. Thế mới hay trong trái tim tôi lúc nào cũng có em, còn trong trái tim em lại không có tôi. Bảo Ngọc nghĩ vậy nhưng không nói được ra lời” [2, tr.410]. Đại Ngọc lòng nghĩ: “Trong lòng anh thực là có tôi, nhưng có câu “Vàng

ngọc sánh đôi”, anh trọng câu ấy hay trọng tôi? Tôi dù có nhắc đến

chuyện vàng và ngọc, đáng lẽ anh cứ làm như không nghe thấy, thế mới là đối tốt với tôi, không một chút tình riêng nào. Nhưng mỗi khi tôi gợi chuyện “vàng ngọc” anh cứ cuống cuồng! Đủ biết lòng anh lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “Vàng ngọc sánh đôi”. Anh sợ tôi ngờ vực, cố ý làm ra sửng sốt để đánh lừa tôi” [2, tr.410]. Đại Ngọc lo âu, nàng chưa đủ tự tin. Cô gái yếu đuối quan niệm một tình yêu tuyệt đối, không có sự chia sẻ hay thay đổi.

Bảo Ngọc nghĩ:

“Đối với tôi thì thế

nào cũng được, chỉ

cần em

muốn, thì dù phải chết ngay tôi cũng nguyện, em biết, em không biết cũng

được, chỉ với tấm lòng tôi. Thế mới gần tôi, không xa tôi” [2, tr.410]. Đại

Ngọc lại nghĩ: “Anh cứ việc biết anh. Anh tốt, tôi cũng tốt. Anh muốn quên mình đi, để chu toàn cho tôi. Thế là anh không muốn tôi gần anh, mà lại có ý làm cho tôi phải xa anh đấy…” [2, tr.410].

Chỉ

qua những đoạn miêu tả

tâm lí nhân vật như

vậy ta đã thấy

được cái thế giới nội tâm của nhân vật. Họ luôn có những suy nghĩ, dằn

vặt.Tình yêu dưới chế

độ phong kiến bắt họ

phải kìm nén cảm xúc,

không được nói ra điều mình muốn nói. Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc yêu nhau nhưng phải dùng lối nói giả tình để thăm dò ý của nhau. Qua đó thấy tính cách của Đại Ngọc là đa sầu, đa cảm, Bảo Ngọc là người si

tình, mang nhiều nỗi niềm tâm sự mà không thể nói lên được, nó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ngây dại kì lạ.

Ở hồi 32, khi Đại Ngọc nghe được Bảo Ngọc nói với Sử Tương

Vân, tập Nhân rằng: “Không khi nào cô Lâm lại nói những câu nhảm như thế, nếu nói đến, tôi đã xa cô ấy lâu rồi” [2, tr.446]. Đại Ngọc nghe vậy “…vừa mừng, vừa sợ, vừa tủi, vừa thương. Mừng là: mắt mình không nhầm, ngày thường vẫn cho anh ấy là người tri kỉ, giờ quả thực như vậy.

Sợ là: trước mặt người khác, anh ấy vẫn nghĩ đến mình, vẫn khen ngợi

mình, đủ biết mối tình nồng nàn không hề e ngại tí gì. Tủi là: anh đã là tri kỉ của tôi, thì tất nhiên tôi cũng là tri kỉ của anh. Anh và tôi đã là một đôi tri kỉ, thì tại sao còn có chuyện “vàng và ngọc”. Mà dù có chuyện “vàng ngọc” thì vàng ngọc ấy đáng lẽ là của anh với tôi, chứ tại sao lại còn có cô Bảo Thoa nữa? Thương là: cha mẹ mất sớm, dù có những lời ghi lòng tạc

dạ, nhưng không có ai tác thành cho ta. Vả chăng, gần đây đã chớm có

bệnh, tinh thần hoảng hốt…Tôi dù là tri kỉ

của anh nhưng sợ

không thể

chờ được lâu. Anh dù tri kỉ của tôi, nhưng tôi bạc mệnh thì làm sao? Nghĩ

đến nông nỗi ấy, Đại Ngọc không cầm được nước mắt, muốn đi vào để

gp nhau, nhưng li nghĩ hơi vô v, đành gt nước mt quay v[2, tr.447]. Chỉ có câu nói của Bảo Ngọc mà Đại Ngọc suy nghĩ ra biết bao chuyện, từ chuyện xa đến chuyện gần, từ hiện tại đến tương lai, từ chuyện bản thân đến chuyện người khác. Những dằn vặt đau khổ, những sầu não thương tâm, những niềm vui, nỗi buồn của Đại Ngọc được tác giả miêu tả hết sức sinh động trong một đoạn văn ngắn. Lâm Đại Ngọc yêu một người nhưng cô luôn phải băn khoăn, thấp thỏm, lo âu về tình cảm thực sự mà nguời ấy dành cho nàng. Tơ lòng rối ren, cảm xúc đan xen lẫn lộn của người con gái yếu đuối.

Hay như đoạn độc thoại nội tâm của Bảo Thoa ở hồi 34, khi Bảo Ngọc bị Giả Chính đánh, Bảo Thoa lo nghĩ cho Bảo Ngọc, cảm mến trước

tấm lòng của chàng nhưng rồi nàng cũng nhanh chóng nghĩ tại sao Bảo

Ngọc không nghĩ đến việc lớn ở bên ngoài cho Giả Chính đỡ phiền lòng. Rõ ràng dòng độc thoại ấy cho thấy nàng lúc nào cũng cư xử và suy nghĩ trong vòng lễ giáo phong kiến.

Mỗi nhân vật một cách nói chuyện, một lối suy nghĩ riêng, một sắc thái tình cảm khác nhau, không lẫn vào nhau, đủ để ta thấy tác giả là một người rất am hiểu quy luật tâm lí nhân vật. Những trang miêu tả tâm lí sắc

sảo, đầy tài năng của Tào Tuyết Cần dường như len lỏi vào từng ngõ

ngách của tâm trạng, của từng mạch máu, nhịp thở của nhân vật. Nhờ vậy mà người đọc có thể khám phá được chiều sâu bên trong của nhân vật.

4.3.4. Tiểu kết

“Hồng lâu mộng” có đến 443 nhân vật, mặc dù số lượng đông đúc như vậy nhưng dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần, một thế giới nhân vật sinh động với những nét ngoại hình, tính cách cùng những đặc điểm ngôn ngữ, hành động, tâm lí riêng biệt đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Chân dung độc đáo của các tiểu thư và cậu chủ trong phủ Giả đô hội hiện lên đầy sang trọng, quyền quý. Đó là chàng Bảo Ngọc phong nhã, đa tình, tính cách ngông cuồng khác người, luôn có những hành động đi ngược lại với quan niệm đạo đức phong kiến và chàng luôn dành một tình yêu chân thành đến Đại Ngọc với nhiều tâm sự không nói thành lời được. Nàng Đại Ngọc tư dung xinh đẹp lạ lùng, đa sầu đa cảm, luôn giày vò bản thân

trong những dòng suy nghĩ bi thương. Đó là thiếu nữ Bảo Thoa đài các,

thông minh, xinh đẹp, luôn biết “cư xtùy thi”, con người nàng luôn sống trong vòng lễ giáo phong kiến,…Có thể nói, “Hồng lâu mộng” thực sự là một thế giới của những con người đời thực bước vào trang sách để sống cùng tư tưởng của Tào Tuyết Cần.

KẾT LUẬN


Trước sự biến động của thời đại, với nhận thức sâu sắc cùng trái tim nhạy cảm, Tào Tuyết Cần đã phản ánh bức tranh xã hội đương thời một cách chân thực vào 120 hồi của thiên tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”. Thông qua việc xây dựng những bi kịch con người cá nhân, tác giả đã tố cáo thực trạng xã hội đen tối, hủ bại, với những quan niệm hà khắc, nghiệt ngã của chế độ phong kiến Trung Hoa thế kỉ XVIII đang trên đà suy tàn. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi, khẳng định sự tiến bộ của những tư tưởng, tình cảm mới mẻ đang trỗi dậy trong lòng xã hội.

Bi kịch hôn nhân và bi kịch tư tưởng trong tiểu thuyết “Hồng lâu

mộng” được Tào Tuyết Cần phản ánh mang đến ý nghĩa xã hội rộng lớn, gắn liền với chế độ xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Chính những định kiến phong kiến cổ hủ đã đẩy cuộc hôn nhân giữa Bảo Ngọc – Đại Ngọc – Bảo Thoa vào thảm kịch, cũng chính những quan niệm phong kiến phản động đã bóp nghẹt những con người mang tư tưởng mới về bình đẳng, tự do như

Bảo Ngọc trong bi kịch. Những bi kịch trong “Hồng lâu mộng”

chỉ

là sự

thất bại tạm thời của những tư

tưởng mới, sự

thắng lợi của tư

tưởng

phong kiến cũng chỉ là thắng lợi tạm thời vì trước sau gì nó cũng sẽ bị

những tư tưởng mới loại bỏ.

Trải qua thời gian, “Hồng lâu mộng” vẫn là câu chuyện hấp dẫn trong lòng người đọc, là đề tài gây nhiều hứng thú cho giới nghiên cứu trên nhiều phương diện để làm sống dậy trong tác phẩm những giá trị bất hủ mà Tào Tuyết Cần đã dụng tâm sáng tác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thut ngvăn hc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên (dịch) (2009), Hng lâu mng (tập 1), NXB Văn học.

3. Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên (dịch) (2009), (tập 2), NXB Văn học.

Hồng lâu mộng

4. Nguyễn Thanh Diên (2012), Nhân vt cô đơn trong Hng lâu mng qua so sánh vi rng Na­uy, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2011), NXB Giáo dục, Đà Nẵng.

Mĩ học đại cương,

6. Trần Xuân Đề

(1991),

Những bộ

tiểu thuyết cổ

điển hay nhất Trung

Quc, NXB Tp. Hồ Chí Minh.

7. Trần Xuân Đề (2003), Lch svăn hc Trung Quc, NXB Giáo dục.

8. Hà Minh Đức (2003), Lí lun văn hc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ đin thut ngvăn hc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ ­ Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Thị

Hoa (2010),

Giá trị

hiện thực của Hồng lâu mộng, Khóa

luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh.

12. K.Marx – F.Engrls – V.I.Lenin (1977), Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012).“Sự vận động của thể loại bi kịch”,

chí khoa học, (72A[3]). Tr. 166.

Tạp

14. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2002),

hc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Hoàng Phê (2002), Từ đin Tiếng Vit, NXB Đà Nẵng.

Lí luận văn

16. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (1998),

Quc, tập 2, NXB Giáo dục.

Giáo trình văn học Trung

17. Hà Thị Vinh Tâm (2006), Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình

tượng nhân vật trong tiểu thuyết cổ

nghiệp Đại học, Đại học Vinh.

đin Trung Quc, Khóa luận tốt

18. Phan Thị Nguyên.

Tâm Thanh (2012),

Văn học Trung Quốc, Đại học Tây

19. Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

20. Lương Duy Thứ (chủ biên) (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, NXB Giáo dục.

21. Lương Duy Thứ dục.

(1997),

Giáo trình văn học Trung Quốc, NXB Giáo

22. Lê Ngọc Trà (chủ biên) (1994), Mĩ hc đại cương, NXB Văn hóa thông tin.


Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí