Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 1


Đắk lắk, 5 /2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG” CỦA

TÀO TUYẾTCẦN – CAO NGẠC


Sinh viên : Nguyễn Thị Hà Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Tâm Thanh

Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 1


Đắk lắk, 5 /2015

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Phan Thị Tâm Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong Khoa Sư

phạm, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Văn học trường Đại học Tây Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này.


Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận.


Do thời gian hạn hẹp và cũng là bước đầu làm quen với nghiên cứu đề tài khoa học nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.


Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015


Người thực hiện


Nguyễn Thị Hà

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lí do chọn đề tài

Văn học Minh – Thanh có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển văn học cổ điển,

đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại của nền văn học

Trung Hoa đặc sắc.

Ở Trung Quốc trước đây, tiểu thuyết bị xếp vào thể loại phi chính thống và bị coi thường. Đến thời Minh – Thanh, tiểu thuyết đã trở thành thể loại chủ đạo. Có thể kể tên những bộ tiểu thuyết nổi tiếng của giai đoạn này như: “Tam chí quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Liêu trai chí dị”, “Kim Bình Mai”, “Chuyện làng nho”, “Hồng lâu mộng”,…

“Hồng lâu mộng” là một trong bốn kiệt tác của văn học cổ điển Trung

Quốc. Người Trung Hoa đương thời có câu rằng “Khai đàm bt thuyết Hng lâu mng, độc tn thi dic ung nhiên!” (Chuyện trò mà không nói “Hồng lâu mộng”, đọc lắm sách xưa cũng uổng công). “Hồng lâu mộng” đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói chung trở nên phong phú hơn.

“Hồng lâu mộng” phê phán xã hội phong kiến Trung Hoa mục nát với

những giáo điều khắc nghiệt đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm trong đời

sống của người dân Trung Quốc. Tác phẩm còn thể hiện tinh thần dân chủ, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính; đòi bình đẳng và khát khao một lí tưởng sống mới.

Ảnh hưởng của “Hồng lâu mộng” không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước Trung Hoa mà lan rộng ra trên văn đàn thế giới. Tính đến nay trên thế giới đã có khoảng 16 ngôn ngữ khác nhau dịch toàn văn hoặc trích dịch “Hồng lâu mộng” như: Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Italia, Hungari, Triều Tiên, Việt Nam,…

Là một giáo viên dạy văn tương lai với niềm đam mê dành cho văn học Trung Quốc, đặc biệt là tiểu thuyết Minh – Thanh, trong đó có tác phẩm “Hồng lâu mộng”, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần– Cao

Ngạc” làm đề tài cho khóa luận, với mong muốn khám phá, đào sâu thêm ý nghĩa và giá trị to lớn của tác phẩm qua nghiên cứu bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm, để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu thuyết được đánh giá là một trong “tứ đại kì thư” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” để hiểu thêm về tư tưởng của tác phẩm, thấy được sự kế thừa và đổi mới

trong bút pháp tiểu thuyết của tác giả, góp phần khẳng định vị trí của

“Hồng lâu mộng” trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc.

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Từ khi mới ra đời, “Hồng lâu mộng” đã được bạn đọc hoan nghênh, truyền bá rộng rãi và được đánh giá rất cao, tác phẩm nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần của quần chúng. “Hồng lâu mộng” không những có

ảnh hưởng lớn trong xã hội mà còn gây hứng thú mạnh mẽ nghiên cứu của nhiều thế hệ người Trung Quốc.

trong giới

Ngay từ đầu đã có hội nghiên cứu riêng về “Hồng lâu mộng” gọi là

Hồng học. Các nhà Hồng học chia làm nhiều trường phái nhưng họ đều

cho rằng “Hồng lâu mộng” viết về một câu chuyện có thật vào đời Thanh. Năm 1919, ở Trung Quốc diễn ra cuộc vận động Ngũ tứ, Hồng học chia ra thành Cựu Hồng học và Tân Hồng học. Cựu Hồng học đi tìm những câu chuyện có thực để chứng minh cho thiên truyện của Tào Tuyết Cần. Tân

Hồng học lại đi nghiên cứu sự

tương đồng giữa cuộc đời tác giả

và tác

phẩm. Sau 1954, việc nghiên cứu “Hồng lâu mộng” có nhiều bước chuyển

đáng kể. Các bài viết dần đi đến chỗ phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.

thống nhất, khẳng định giá trị

tác

Nhiêu Đạo Khánh từ góc độ của “Phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyền” đã khảo sát quan điểm nữ giới của Tào Tuyết Cần qua “Hồng lâu mộng” và qua đó khẳng định tư tưởng tiến bộ của tác giả.

Lý Quốc Tường trong “Luận quan niệm đạo đức hôn nhân của Hồng lâu

mộng” đã nhận định:

“Vấn đề

đạo đức hôn nhân và nữ giới là nội dung

chủ yếu và chiếm số trang tương đối của Hồng lâu mộng. Dường như hết thảy nhân vật, sự kiện, tất cả việc miêu tả, yếu tố trữ tình đều liên quan đến vấn đề này, cụ thể là liên quan tới vấn đề tự do hôn nhân của phụ nữ, ái tình và địa vị bình đẳng nam nữ”.

2.2. Ở Việt Nam, từ những năm đầu thế kỉ XX, khi nhắc đến tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, ít ai không nhắc đến “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết

Cần– Cao Ngạc. Nhìn chung, những nghiên cứu về “Hồng lâu mộng” ở

Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với những nghiên cứu của Trung

Quốc, nghĩa là các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu, khẳng định

những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có thể kể đến các công trình chủ yếu sau:

Lời giới thiệu “Hồng lâu mộng” của Phan Văn Các trong bộ tiểu thuyết

“Hồng lâu mộng” do Nxb Văn học xuất bản năm 1996 đã trình bày một số vấn đề về tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc, quá trình sáng tác, văn bản và lịch sử lưu truyền, sự ra đời và phát triển của Hồng học, khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

“Lịch sử

văn học Trung Quốc”

(1995) của Lê Huy Tiêu và Lương Duy

Thứ, từ việc chỉ ra cuộc sống hưởng lạc của hai phủ Vinh – Ninh, tác giả khái quát nên bản chất của giai cấp thống trị phong kiến. Giáo trình cũng chỉ ra ý nghĩa xã hội rộng lớn của bi kịch tình yêu trong “Hồng lâu mộng”. “Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc” (2000) của Lương Duy Thứ đã phân tích bản chất của giai cấp phong kiến, chỉ ra những mâu thuẫn nội tại của xã hội thượng lưu, những điều kiện tất yếu dẫn đến sự suy tàn của

nhà họ

Giả. Tác giả

cũng đã đề

cập đến vấn đề

bi kịch tình yêu và hôn

nhân dưới chế độ phong kiến.

“Giáo trình văn học Trung Quốc” (1998) của Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ đã nhận định: “tài năng bậc thầy của ngòi bút tả thực theo quan niệm nghiêm ngặt” của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc.

“Những bộ

tiểu thuyết cổ

điển hay nhất Trung Quốc” (1991) của Trần

Xuân Đề cũng đã khẳng định tác giả “Hồng lâu mộng” không đứng ở vị trí người thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thông qua hành động để khắc họa tính cách nhân vật. Tác giả chỉ ra thường có sự xung đột giữa hai thế lực: cũ và mới, tiến bộ và phản động làm địa bàn cho nhân vật hoạt động.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí