Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Xây Dựng Bi Kịch Con Người Cá Nhân Trong “Hồng Lâu Mộng”

với mọi người, đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến tàn bạo.

Bảo Ngọc chia sẻ gánh nặng tinh thần, nâng niu, chiều chuộng những

người phụ nữ xung quanh anh.

Nhưng không phải phàm là phụ nữ là Bảo Ngọc ca ngợi, anh ta phân ra ba loại phụ nữ khác nhau: “Chem chưa đi ly chng như hòn ngc quý, ly chng ri không biết sao li sinh ra nhiu tt xu. Tuy vn là hòn ngc nhưng là ngc chết không còn màu sc na.Già đi mt chút li càng biến đổi và không còn là hòn ngc na mà chlà mt cá su thôi” [3, tr.268]. Rõ ràng Bảo Ngọc chưa có quan điểm phân tích giai cấp khi nhìn vấn đề về phụ nữ mà chỉ thuần túy dựa theo tâm lí lứa tuổi và quan hệ hôn nhân. Cách phân chia của anh ta cũng bắt nguồn từ thực tế gia đình họ Giả. Trong Giả phủ loại a hoàn không được phép lấy chồng (nếu có thì cũng bị gả bán đi đâu mà Bảo Ngọc không rõ hoặc chỉ được tự do nếu gia đình có tiền chuộc về). Các tiểu thư đều có khao khát lấy chồng để thành bà lớn (trừ Lâm Đại Ngọc). Bọn con ở cũng có kẻ mong lấy chồng trong giai cấp thống trị để mong thay đổi cuộc đời (Dì Triệu, Tập Nhân, Bình Nhi,…).

Qua sự phân tích trên ta thấy Bảo Ngọc ca ngợi phụ nữ là do họ xa công danh phú quý hơn nam giới. Tuy chưa xuất phát từ cơ sở phân tích giai cấp vững chắc nhưng đó là cái nhìn mới, hoàn toàn đối lập với tư tưởng phong kiến coi thường phụ nữ.

Tóm lại bất kì cái gì xã hội phong kiến đề

cao là Giả

Bảo Ngọc

phản đối, từ

khoa hoạn công danh đến tình yêu hôn nhân, từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

quan niệm

trọng nam khinh nữ đến quan niệm đẳng cấp. Chính vì vậy mà chàng bị

Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 6

mọi người gọi là “ngc”, điên”, “ngây”, “ha thai”, “nghit chướng”. Tư tưởng của Giả Bảo Ngọc thuộc hệ tư tưởng dân chủ sơ khai, đối lập

với hệ tư tưởng truyền thống, phản ánh những yêu cầu của tầng lớp thị

dân mới trỗi dậy – tiền thân của giai cấp tư sản Trung Quốc.

Bên cạnh Bảo Ngọc thì Đại Ngọc cũng mang tinh thần “phản nghịch”, chống lại lễ giáo phong kiến.Chính vì mang tư tưởng ấy nên giữa nàng và Bảo Ngọc có một sự đồng cảm lớn, là cội nguồn dẫn đến tình yêu sâu nặng giữa hai người. Họ cùng chán ghét khoa cử, công danh, muốn theo đuổi tình yêu tự do. Có thể xem chi tiết Bảo Ngọc cho Đại Ngọc xem sách cấm ở hồi 23 là một sự bứt phá rõ nét khỏi những quan niệm phong kiến nặng nề: Đại Ngc bnhng đồ nht hoa xung, gisách ra xem, xem từ đầu đến cui,chng chưa xong ba cơm đã xem hết cmười sáu hi. Thy li văn rung động, trong ming dường như có mùi thơm. Tuy đã xem xong nhưng vn xut thn, trong lòng còn lm nhm ghi nh[2, tr.310].

“Tây sương kí”, “Những chuyện Phi Yến”, “Võ Tắc Thiên”, “Dương quý phi” là những cuốn sách được xem là trái với luân thường đạo lí của lễ giáo phong kiến, nhảm nhí, không đứng đắn, là loại sách cấm mà các tiểu thư và công tử không nên xem. Quan điểm này càng nặng nề trong giới quý

tộc. Vậy mà cả Bảo Ngọc và Đại Ngọc đều say sưa đọc, còn khen hay.

Không những vậy họ còn thích thú với văn chương lãng mạn, bởi nó chứa đựng những xúc cảm, tình cảm tự nhiên của con người, mang những tình cảm tự do của những con người dám yêu, dám sống chứ không khô khan, gượng gạo và sáo rỗng như nền Kinh học bấy giờ.

4.2.2.4. Ý nghĩa xã hội qua bi kịch tư tưởng

Bảo Ngọc được xem là nhân vật “phản nghịch” trên mọi hình thái ý thức hệ phong kiến.Tinh thần nổi loạn, chống phong kiến của Bảo Ngọc

thể hiện rất rõ qua tư tưởng, hành động, suy nghĩ của anh ta. Có thể nói

thông qua hình tượng nhân vật Giả Bảo Ngọc, tác giả đã sổ toẹt toàn bộ kiến thức thượng tầng phong kiến: chế độ khoa cử, chế độ hôn nhân, quan điểm luyến ái, chế độ nô tì,…

Cuộc đấu tranh của Bảo Ngọc (và Đại Ngọc) với tư tưởng truyền thống phản ánh cuộc vật lộn giữa cái cũ và cái mới.Cái mới đã nảy mầm

nhưng chưa hình thành rõ rệt. Cái cũ đã rạn nứt nhưng nó là “con sâu trăm chân, chết cũng không ngã[3, tr.218]. Thế lực phong kiến 4000 năm vẫn là một sức nặng khó lay chuyển. Sự yếu ớt ngay từ khi còn trứng nước của giai cấp tư sản Trung Quốc đẩy số phận của các nhân vật phát ngôn cho nó vào tình thế bi kịch. Rõ ràng tác giả đứng về lực lượng mới trỗi dậy. Ông

khẳng định những yêu cầu tự do, bình đẳng, giải phóng cá tính cá nhân.

Song vì hạn chế

lịch sử, vì

ảnh hưởng của nhân sinh quan yếm thế

của

đạo Phật, tư

tưởng hư

vô của đạo Lão nên ông chưa thể

nhìn thấy con

đường đi của thế lực mới và chính bởi vậy những đứa con tinh thần của ông thường cô độc, thiếu lòng tin và đi vào con đường tuyệt vọng. Những

nhân vật như thế là con đẻ

của một thời điểm lịch sử

mà khi hoàng hôn

đến nhưng bình minh chưa xuất hiện.

Cuộc đời và tính cách của Bảo Ngọc là bài ca đấu tranh của lực lượng mới trỗi dậy, mang theo tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo mới,thể

hiện mâu thuẫn giữa khát vọng tự

do và sự

ràng buộc nặng nề

của gia

đình, xã hội phong kiến. Bảo Ngọc cũng như tầng lớp thị dân nửa đầu thế kỉ XVIII, tuy khao khát tự do nhưng không thoát khỏi nanh vuốt của thế lực

phong kiến. Họ

phải chịu nỗi đau khổ

của những con người không tìm

được đường đi. Bảo Ngọc đi vào triết học cổ

điển Trung Quốc để

giải

ngộ cho nhân sinh, hoặc tham thiền ngộ đạo nhưng rốt cục vẫn không tìm

được lối thoát. Quá trình đó đã hình thành sự thống, sự phản kháng đối với hiện thực tối tăm.

hoài nghi tư

tưởng truyền

Không chỉ tố cáo, phê phán sâu sắc xã hội phong kiến, “Hồng lâu

mộng” còn mang sức mạnh của sự khẳng định và cải tạo xã hội bằng hình

ảnh của những con người mới, con người mang tư tưởng dân chủ, dám

đấu tranh cho tình yêu tự do, bênh vực lẽ phải và cái đẹp. Đó chính là hình

ảnh xã hội Trung Quốc trong tương lai mà tác giả chưa nắm giữ được.

đã chạm đến nhưng

4.2.3. Tiểu kết

Thông qua câu chuyện tình duyên trắc trở của Bảo Ngọc – Đại Ngọc

– Bảo Thoa và những số phận bi kịch trong hôn nhân của “Hồng lâu

mộng”, Tào Tuyết Cần đã cho người đọc thấy được cái nhìn về tình yêu dưới chế độ phong kiến hà khắc: tình yêu và hôn nhân là hai vấn đề hoàn toàn tách biệt, tình yêu tự do được xem là “phản nghịch”. Tác giả đã tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến với những tư tưởng thăm căn cố đế đã bóp nghẹt hạnh phúc con người cá nhân, hôn nhân không mang đến hạnh phúc cho con người mà nó chỉ là một “hành vi chính trị” nhằm củng cố thế lực của giai cấp thống trị đang trên đà suy tàn mà thôi. Qua đó, tác giả ca ngợi và khẳng

định tinh thần tự do trong tình yêu hôn nhân mà Bảo Ngọc và Đại Ngọc

chính là những đại diện cho tư tưởng mới này.

Không chỉ nói về bi kịch tình yêu hôn nhân, “Hồng lâu mộng” còn đề cập tới bi kịch của những con người mang tư tưởng dân chủ mới. Trước

thành trì của lực lượng phong kiến thống trị

thì sự

phản kháng còn đơn

độc, yếu ớt của Bảo Ngọc đã đẩy chàng vào bi kịch, chàng chưa thể thoát khỏi sự bủa vây khắc nghiệt của xã hội phong kiến đương thời. Sự “phản

nghịch” của Bảo Ngọc đối với chế

độ khoa cử

và quan niệm bình đẳng

chính là những tư tưởng tiến bộ sẽ thay thế các quan niệm phong kiến cổ hủ trong tương lai.

4.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG “HỒNG LÂU MỘNG”

4.3.1. Ngoại hình, tính cách

Tào Tuyết Cần khi miêu tả nhân vật đã ý thức được việc xây dựng nhân vật với những nét riêng biệt về ngoại hình và tính cách đầy độc đáo.

Trong hồi 3, Tào Tuyết Cần đã dành nhiều bút lực để miêu tả ngoại hình của một số nhân vật chính. Đặt trong hoàn cảnh khi Lâm Đại Ngọc mới bước chân vào phủ Giả. Người đầu tiên nàng gặp là Giả Mẫu, “mt bà c

già tóc bạc như

cước”

[2, tr.36]; tiếp đến là ba vị

cô nương, mỗi người

một vẻ: “Cô thứ nhất thì da thịt đầy đặn, dáng người tầm thước, má phơn phớt màu quả vải mới chín, mũi mịn như mỡ ngan, ôn hòa trầm tĩnh, thoạt

gặp đã muốn gần. Cô thứ hai thì vai mảnh lưng thon, dáng người dong

dỏng, mặt trái xoan, mắt sắc mi dài, liếc nhìn lâng lâng, phong cách thanh

tao, khiến người nom như

quên cõi trần tục.Cô thứ

ba thì còn nhỏ. Ba

người đều mặc trang sức như nhau…” [2, tr.36]. Tác giả miêu tả rất chi

tiết từ nét đẹp ngoại hình đến thần thái của ba vị cô nương xinh đẹp.

Tiếp đó là sự xuất hiện đầy ấn tượng của Phượng Thư qua con mắt của

Đại Ngọc:

“…áo quần màu sắc lộng lẫy đẹp như

tiên nga. Búi tóc giắt

cành thoa năm con phượng đeo ngọc châu, trên đỉnh buộc dải lụa hồng, mình mặc áo chẽn bằng đoạn hồng vân thêu trăm con bướm vờn hoa, ngoài khoác thêu chỉ năm màu có hình con chuột bạch, dưới mặc chiếc quần lụa ngoại quốc màu cánh trà – một đôi mắt phượng sắc. Hai nét mày liễu cong. Dáng người thon thon, thể cách thanh tao” [2, tr.37]. Hình ảnh của Phượng Thư hiện lên là một phụ nữ xinh đẹp, quyền quý.

Ngoại hình của Giả Bảo Ngọc ban đầu được miêu tả qua con mắt

của Lâm Đại Ngọc: “…hóa ra là một vị thanh niên công tử. Đầu đội mũ

vàng tía, trước trán có hai con rồng vờn ngọc châu; mặc áo hồng thêu trăm bướm xuyên hoa, thắt đai lưng tua hoa năm sắc, ngoài khoác áo bằng đoạn

Nhật Bản màu xanh dệt hoa; chân đi hài đoạn xanh đế trắng. Mặt như

trăng rằm tháng tám, thần sắc tươi như hoa buổi sớm mùa xuân, tóc mai

như

dao cắt, mày đen như

mực vẽ, mũi như

trái mật treo, mắt sáng như

song hồ

thu. Lúc giận cũng như

lúc cười, trừng mắt nóng cũng có tình.

Trước cổ đeo mt chui ngc, li có mt dây tua năm sc, buc mt viên ngc quý[2, tr.43]; “…mt trng như đánh phn, môi như tô son, liếc mt đưa tình, nói năng như cười mm. Phong thái thiên nhiên dn vào đôi lông mày, tình tmuôn v, tvào khóe mt” [2, tr.44]. Lâm Đại Ngọc lướt qua nhanh trang phục, chăm chú vào thần thái của Bảo Ngọc mà băn khoăn về tính cách của chàng. Qua vẻ bề ngoài ấy, người đọc có thể hình dung diện mạo của một chàng công tử phủ Giả sống trong nhung lụa giàu sang với một nét phong nhã, đa tình. Đấy là hình dáng ban đầu của Bảo Ngọc khi xuất hiện ở đầu tác phẩm. Về sau nhân vật được miêu tả ở những trạng

thái ngây ngây, dại dại khi gặp phải những nỗi đau không thể được.

vượt qua

Ngoại hình của Đại Ngọc cũng được miêu tả qua cái nhìn của mọi

người trong phủ Giả: “cử chỉ nói năng thanh nhã, thân thể diện mạo tuy

gầy gò mảnh khảnh, nhưng lại có cốt cách phong lưu”, và qua cái nhìn của Bảo Ngọc: “Hai vòng mi thanh, như chau mà không chau. Đôi mắt đa tình,

như mừng mà không mừng.Dáng dấp u sầu đồng tiền má lúm.Thướt tha

óng ả vẻ người yếu đau.Long lanh giọt lệ.Hơi thở ôn hòa.Nhàn nhã như

hoa như hoa xinh soi bóng nước.Hành động tựa liễu mềm gió lướt

qua.Tâm dẫu Tỷ

­ Can còn chịu kém. Bệnh dù Tây Tử

cũng thua xa”

[2,

tr.45]. Tư dung của Đại Ngọc dịu dàng xinh đẹp lạ lùng, yếu đuối, mỏng manh, đó là vẻ đẹp được mơ hồ, khó nắm bắt, khác hẳn mọi người. Đó là nét đẹp của một người con gái mang nỗi buồn từ ngoại hình đến nội tâm bên trong, mang bi kịch của nỗi cô đơn sớm mất cha mẹ, mang bệnh tật và phải đi “ăn nhờ ở đậu”, bị lễ giáo phong kiến đẩy đến cái chết trong sự

đau đớn, tủi thương vô cùng của một hạnh phúc dang dở. Bảo Thoa thì

“mặt mày sáng sủa, mắt sáng long lanh, môi đỏ như tô son, mày xanh như vẽ, so với Lâm Đại Ngọc lại là một nét xanh tươi phong lưu khác hẳn” [2, tr.397]. Vẻ đẹp của nàng quả là một nữ nhân tiểu thư đài các, một vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung rực rỡ.

Ngoài việc miêu tả

ngoại hình đầy

ấn tượng, Tào Tuyết Cần còn

xây dựng nhân vật với những nét tính cách độc đáo.

Qua lời kể của Lãnh Tử Hưng ở hồi 2, Bảo Ngọc là một con người có bản tính khác thường, chàng có quan niệm khác xa so với quan niệm

truyền thống về chế

độ đẳng cấp, chế độ

khoa cử, đó là đứa con “phản

nghịch” luôn suy nghĩ và hành động trái với nề

nếp, lễ

giáo mà giai cấp

phong kiến quy định. Hay qua lời của Vương phu nhân, đó là một đứa con

có tính khí thất thường, lúc thì điên điên, dại dại, lúc lại vui vẻ bình

thường. Chàng yêu mến phụ nữ, thích tự do, ghét khoa cử công danh. Đó là đứa con nổi loạn của phủ Giả nói riêng và xã hội phong kiến nói chung.

Lâm Đại Ngọc là một tiểu thư kiêu kì, cô độc, đa sầu, đa cảm, hay buồn tủi, khóc thầm, sống thẳng thắn. Một cánh hoa rơi, một làn liễu rủ, tiếng gọi mưa trong đêm thu, cả cảnh phồn hoa nhộn nhịp vườn Đại Quan cũng đều làm nàng chạnh lòng, khóc thầm, buồn thương man mác. Đóa hoa

phù dung mong manh

ấy mang tâm hồn nhạy cảm như

sợi tơ

đàn mảnh

mai, trong lòng có nhiều tâm sự không nói được nên lời, chỉ biết giày vò bản thân.

Bảo Thoa là một thiếu nữ sống theo chuẩn mực phong kiến, nàng là

người thông minh, sắc sảo, biết “cư xtùy thi”, là một người lí trí, kín

đáo. Trong nàng cũng có sự giả dối, tàn ác, tính toán của giai cấp thống trị. Ngoài khắc họa tính cách ba nhân vật chính, Tào Tuyết Cần còn khắc

họa nhiều tính cách sinh động khác. Đó là Phượng Thư sắc sảo, khôn

ngoan, có phần nham hiểm, hiếu thắng, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nhan hiểm giết người không dao”. Lý Hoàn trầm lặng, nhẫn nhục.

Thám Xuân giàu lòng tự tôn, mạnh mẽ, tham vọng mà chanh chua. Sử

Tương Vân phong lưu hào sảng, thẳng thắn, khoáng đạt. Nghênh Xuân hiền lành, nhút nhát,…

Tào Tuyết Cần đã xây dựng được một thế giới nhân vật có dáng dấp riêng, có xương thịt của đời thực với những tính cách không ai lẫn vào ai. Ngoại hình và tính cách của họ là những điển hình của dòng dõi quý tộc giàu sang đang trên đà suy tàn, đang cố phô trương cho sự mục ruỗng của mình.

4.3.2. Ngôn ngữ, hành động

Trong “Hồng lâu mộng”, ngôn ngữ nhân vật phong phú, đa dạng, gần với cuộc sống hàng ngày, thông qua ngôn ngữ, tác giả dẫn dắt độc giả đi

vào thế

giới nội tâm của nhân vật và những chỗ

sâu kín của cuộc đời.

Những lời lẽ ngắn hoặc dài, hoặc thanh hoặc thô đều phù hợp với địa vị, trình độ học vấn, tính tình, tâm trạng, làm toát lên tính cách bề ngoài của nhân vật một cách khách quan. Có thể thấy điều này qua bộ ba nhân vật chính: Bảo Ngọc được gọi là đứa con “phản nghịch” nên trong lời nói của chàng luôn mang những triết lí, quan niệm sống không giống bất kì ai, “nói gì không ai hiu, làm gì không ai hay” [3, tr.92]. Lâm Đại Ngọc, một thiếu nữ thông minh, tính tình thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy, không suy nghĩ trước sau. Những lời nàng thốt lên nhiều lúc chua cay, sắc lạnh nên không khỏi làm mất lòng người khác và làm Bảo Ngọc buồn bã, suy nghĩ. Lời lẽ của Bảo Thoa sắc sảo, tỏ ra là một người hiểu biết, thông thái, khôn khéo, được lòng mọi người. Đó là những lời nói của một người biết cân nhắc, tính toán trước sau vì một mục đích nhất định.

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng góp phần khắc họa bi kịch con người trong “Hồng lâu mộng”, đem đến cái nhìn toàn diện, chân thực, sâu sắc nhất về nhân vật.

Tiết Bảo Thoa một giai nhân trung thành của lễ giáo phong kiến luôn

có những hành động và

ứng xử

đúng mực, nàng luôn rao giảng lễ

giáo

phong kiến, điều chỉnh các hành động, những việc làm trái ngược với lễ giáo phong kiến. Nàng luôn biết cách xử lí mọi chuyện sao cho không liên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022