Bài 107
HOẠT ĐỘNG LỒNG GHÉP XỬ TRÍ TRẺ BỆNH
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được mục tiêu và chiến lược xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI).
2. Trình bày được cơ sở khoa học và tiếp cận xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.
3. Trình bày được tác động của IMCI.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung.
Hàng năm trên thế giới có trên 10 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi, 7/10 nguyên nhân tử vong là do phối hợp nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm phổi, tiêu chảy, sởi, sốt, sốt rét và suy dinh dưỡng. Theo những nghiên cứu tiên đoán về gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới, bất chấp mọi nỗ lực kiểm soát, các bệnh trên vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em cho tới năm 2020.
Tỷ lệ phân bố của 10,5 triệu trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong tại các nước đang phát triển năm 1999: viêm phổi 19%, tiêu chảy 15%, chu sinh 20%, HIV/AIDS 3%, sốt rét 7%, bệnh khác 28%, trong số bệnh nhân tử vong do các nguyên nhân trên đều có liên quan đến suy dinh dưỡng 54%.
Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển cao hơn gấp 10 lần so với các nước công nghiệp phát triển. Sự khác biệt về tử vong cho thấy sự bất bình đẳng trong chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Nhiều bệnh nhi chưa được đánh giá và điều trị hợp lý, các bà mẹ chưa được hướng dẫn đầy đủ, trang thiết bị, thuốc men tại các cơ sở y tế thiếu thốn, là một thách thức lớn cho ngành y tế của các nước đang phát triển trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ bệnh.
Kinh nghiệm và bằng chứng khoa học cho thấy việc cải thiện sức khoẻ trẻ em không nhất thiết phụ thuộc vào việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật cao và đắt tiền mà tuỳ thuộc vào các chiến lược tổng thể hữu hiệu phù hợp và dễ áp dụng cho đại đa số, dựa trên hướng tiếp cận theo kinh nghiệm và các phương tiện sẵn có, cũng như phải phù hợp với khả năng, cơ cấu của hệ thống y tế và tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng.
Trong những thập kỷ qua, nhiều chương trình y tế đã mang lại hiệu quả, cứu sống nhiều sinh mạng trẻ em như chương trình tiêm chủng đã làm giảm mạnh tử vong do sởi, chương trình phòng chống tiêu chảy đã hạ thấp tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cũng làm thấp tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng ... mỗi chương trình trên đã mang lại những thành quả to lớn. Tuy nhiên, cần có một chiến lược lồng ghép cách xử trí riêng rẽ từng bệnh thành một chiến lược sức khoẻ tổng thể cho trẻ em để mang lại hiệu quả cao hơn. Khi đó, bệnh nhi đến cơ sở y tế với nhiều triệu chứng của nhiều bệnh chồng chéo nhau sẽ được xử trí và chăm sóc thích hợp hơn. Để đáp ứng nhu cầu trên từ giữa năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới và Unicef đã xây dựng một chiến lược tổng thể mang tên: "Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em"
2. Mục tiêu của chiến lược IMCI.
2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động và chăm sóc sức khoẻ trẻ bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.
2.2. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em nói chung thông qua việc thực hiện các phương pháp phòng và chữa bệnh đã được chuẩn hoá cho các bệnh thường gặp ở trẻ em như: viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng ...
2.3. Cải thiện thể lực và khả năng phát triển ở trẻ em.
3. Chiến lược IMCI gồm 3 nội dung cấu thành.
3.1. Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của nhân viên y tế thông qua việc hướng dẫn áp dụng các phác đồ IMCI đã được chỉnh lý phù hợp với tình hình bệnh tật tại địa phương và các hoạt động nhằm thúc đẩy việc sử dụng chúng.
3.2. Cải thiện năng lực chung của hệ thống y tế nhằm đảm bảo việc xử trí hiệu quả các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
3.3. Cải thiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.
4. Cơ sở khoa học của xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh.
4.1. Sự bất bình đẳng trong chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em:
- Chênh lệch về số lượng và chất lượng Bác sĩ giữa trạm y tế và bệnh viện:
+ Ở các trạm y tế số Bác sĩ còn ít, có những trạm y tế không có Bác sĩ.
+ Mặt khác phần lớn các Bác sĩ chưa được đào tạo củng cố thêm, chưa có Bác sĩ chuyên khoa ... Do vậy trẻ em ở các vùng xa xôi, khó khăn việc được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ còn thấp kém.
+ Trong khi đó các bệnh viện có nhiều Bác sĩ, có các Bác sĩ chuyên khoa, do vậy trẻ em ở những vùng này được chăm sóc tốt hơn.
- Chênh lệch về chuyên môn giữa trạm y tế xã và bệnh viện:
+ Ở trạm y tế hầu như không có Bác sĩ chuyên khoa, mặt khác do địa lý xa xôi, đi lại khó khăn. Nên họ ít có điều kiện học tập mở mang, thu nhận những thông tin mới. Vì vậy chuyên môn còn thấp kém.
+ Ở các bệnh viện tỉnh, huyện các Bác sĩ phần nhiều là Bác sĩ chuyên khoa, việc tiếp thu các thông tin mới có phần dễ dàng hơn.
- Ở vùng nông thôn kinh tế khó khăn, trình độ học vấn của các bà mẹ còn thấp. Do vậy việc họ để ý chăm sóc sức khoẻ cho con mình là không được tốt.
Tất cả những chênh lệch trên tạo nên sự bất bình đẳng trong chất lượng chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
4.2. Sự chênh lệch về trang thiết bị, thuốc men tại các cơ sở y tế với bệnh viện:
Ở các cơ sở y tế trang thiết bị còn thiếu thốn, không đủ các phương tiện cần thiết, thuốc men thiếu thốn. Đó là một thách thức lớn cho ngành y tế của các nước đang phát triển trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ bệnh.
4.3. Các chương trình y tế được thực hiện tốt tại các cơ sở y tế, nhưng đơn điệu:
- Các cán bộ y tế được đào tạo về chương trình nào thì giỏi về chương trình đó, trong khi đó trẻ đến viện thường phối hợp nhiều bệnh. Do đó khó khăn trong chăm sóc trẻ bệnh.
- Kinh nghiệm và bằng chứng khoa học cho thấy việc cải thiện sức khoẻ trẻ em không nhất thiết phụ thuộc vào việc có các trang thiết bị kỹ thuật cao và đắt tiền, mà tuỳ thuộc vào các chiến lược tổng thể hữu hiệu, phù hợp và dễ áp dụng cho đại đa số, dựa trên
hướng tiếp cận theo kinh nghiệm và các phương tiện sẵn có cũng như phải phối hợp với kinh nghiệm cơ cấu của hệ thống y tế và tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng.
5. Nguyên tắc tiếp cận và xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.
5.1. Tiếp cận bệnh nhân bằng hội chứng trong hoàn cảnh xét nghiệm hỗ trợ và khả năng lâm sàng hạn chế là cách xử trí thực tế hiệu qủa nhất và ít tốn kém nhất. Phương pháp đánh giá cẩn thận có hệ thống các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng đã được chọn lọc kỹ: Các dấu hiệu nguy hiểm, tiêu chảy, khó thở, sốt... sẽ cho đủ thông tin giúp cán bộ y tế đưa ra những hành động hợp lý và hiệu quả.
5.2. Mọi bệnh nhi đều phải được khám và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (hoặc dấu hiệu có khả năng nhiễm khuẩn ở trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi ) để chuyển ngay đi bệnh viện.
5.3. Mọi bệnh nhi đều phải được đánh giá 1 cách hệ thống các triệu chứng chính:
- Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: Ho khó thở, tiêu chảy, sốt, các vấn đề ở tai.
- Trẻ 1 tuần đến 2 tháng tuổi: Nhiễm khuẩn, tiêu chảy.
- Mọi bệnh nhi đều phải được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tiêm chủng, các vấn đề nuôi dưỡng và những vấn đề sức khoẻ khác.
Những dấu hiệu lâm sàng trên đã được chọn lọc dựa trên các kết quả nghiên cứu về độ nhạy và độ đặc hiệu trong quá trình phát hiện và phân loại bệnh. Việc phát hiện và phân loại bệnh này phù hợp với điều kiện thực tế ở tuyến y tế cơ sở.
5.4. Phân loại bệnh của trẻ bằng cách sử dụng hệ thống bảng phân loại ba màu: Màu hồng cho biết trẻ cần chuyển viện, màu vàng chỉ định trẻ cần điều trị đặc hiệu, màu xanh cho biết có thể chăm sóc trẻ tại nhà.
5.5. Các biện pháp xử trí của IMCI chỉ sử dụng 1 số thuốc thiết yếu, khuyến khích bà mẹ tham gia một cách tích cực vào việc điều trị trẻ, tham vấn cho gia đình về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống và khi nào cần đưa trẻ đến khám lại.
Quá trình xử trí trẻ bệnh theo chiến lược IMCI ở tuyến y tế cơ sở bao gồm các bước sau:
1. Đánh giá.
2. Phân loại và xác định điều trị: Chuyển đi bệnh viện, điều trị và tham vấn cho gia đình tại trạm y tế, xử trí thích hợp tại nhà.
3. Xử trí thích hợp tại nhà: Chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho bà mẹ cách nuôi trẻ, khi nào cần đưa trẻ đến khám l
Nếu cần và có thể chuyển viện gấp
Tóm tắt quá trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em
Dành cho mọi trẻ bệnh từ 1 tuần đến 5 tuổi được mang đến cơ sở y tế
Đánh giá trẻ: Kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (hoặc khả năng nhiễm khuẩn nặng). Hỏi các triệu chứng chính. Nếu có triệu chứng chính nào, hãy đánh giá triệu chứng đó. Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và tiêm chủng. Kiểm tra những vẫn đề khác
Phân loại bệnh của trẻ: Sử dụng bảng phân loại 3 màu để phân loại những triệu chứng chính, tình trạng dinh dưỡng và nuôi dưỡng của trẻ
Nếu không cần hoặc không thể chuyển viện gấp
Tham vấn cho bà mẹ: Đánh giá nuôi | |
cần phải chuyển viện. Trấn an và giải | dưỡng trẻ, bao gồm việc bú mẹ và các |
quyết cho bà mẹ các vấn đề nếu có. | thức ăn khác, giải quyết các vấn đề về |
Hướng dẫn và cung cấp các phương | nuôi dưỡng nếu có. Khuyên bà mẹ cho |
tiện cần thiết để chăm sóc trẻ trên | trẻ ăn và uống trong lúc bệnh và khi |
đường đến bệnh viện | nào cần trở lại |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Bệnh Viêm Phế Quản Phổi.(Vpqp )
- Chống Ứ Tiết Các Chất Nhầy, Dính Ở Phế Quản:
- Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 51
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
Khám lại: Khám lại trẻ khi trẻ trở lại cơ sở y tế. Hãy đánh giá và xử trí các vấn đề mới của trẻ nếu có.
Xác định điều trị cấp cứu trước khi chuyển viện: cần thiết cho phân loại bệnh của trẻ
Xác định điều trị cần thiết: cho loại bệnh của trẻ: xác định thuốc điều trị đặc hiệu và/ hoặc các lời khuyên
Điều trị trẻ: Điều trị cấp cứu cần thiết trước khi chuyển
Điều trị trẻ: Cho liều thuốc đầu tiên tại cơ sở y tế và/ hoặc khuyên bảo bà mẹ. Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ ở nhà. Tiêm chủng cho trẻ nếu cần
6. Tác động của chiến lược IMCI.
6.1. Hoạt động này nhằm giải quyết một cách có hệ thống những nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh và tử vong ở trẻ em.
6.2. Đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ trẻ em, hạ thấp tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
6.3. Có khả năng tác động lớn vào tình trạng y tế tại cộng đồng, kết hợp, lồng ghép, hợp tác giữa các chương trình ở tuyến y tế cơ sở.
6.4. Đẩy mạnh cả phòng bệnh và chữa bệnh, nâng cao năng lực xử trí lâm sàng, giáo dục truyền thông của cán bộ y tế cơ sở, cải thiện thực hành chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình và cộng đồng.
6.5. Giá thành rẻ, hiệu quả, phù hợp với các nước đang phát triển.
6.6. Cải thiện công bằng trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em trên thế giới.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày mục tiêu và các nội dung của chương trình IMCI.
2. Trình bày và phân tích cơ sở khoa học của xử trí lồng ghép trẻ bệnh và những tác động của chiến lược IMCI.
3. Tóm tắt quá trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em?
Bài 108
XUẤT HUYẾT NÃO, MÀNG NÃO Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh.
2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ từ 1- 6 tháng.
NỘI DUNG
* Xuất huyết não- màng não ở trẻ em thường gặp ở trẻ mới đẻ và trẻ 2,3 tháng, rất ít gặp ở trẻ lớn. Về lâm sàng chia ra làm 3 thể :
- Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
- Xuất huyết não ở trẻ từ 1 đến 6 tháng
- Xuất huyết não ở trẻ lớn.
1. Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
1.1.Nguyên nhân
- Do chấn thương sản khoa.
+ Đầu to so với khung chậu
+ Đẻ khó
+ Đẻ nhanh quá
+ Can thiệp foorcef
- Thai non tháng
- Thai già tháng
- Do hệ thống cầm máu chưa hoàn chỉnh
+ Prothrombin còn thấp vì vi khuẩn trong lòng ruột chưa tổng hợp được Vitamin K
+ Tiểu cầu còn thấp
- Thành mạch còn mỏng
- Đám rối quanh não thất được tăng tưới máu
- Tổn thương thiếu oxy hoặc thiếu máu rối loạn tuần hoàn
- Sử dụng quá liều Natribicacbonat hoạc áp lực CO2 tăng
1.2. Triệu chứng
1.2.1.Lâm sàng
- Toàn thân
+ Trẻ bú kém
+ Khóc thét từng cơn
+ Nôn trớ
+ Da xanh hoạc tím tái
- Thần kinh
+ Co giật hoạc hôn mê
+ Liệt mặt, liệt vận nhãn , sụp mi
+ Thóp căng phồng
- Giảm trương lực cơ
1.2.2.Cận lâm sàng
- Chọc dò tuỷ sống: dịch não tuỷ có màu hồng, xét nghiệm có Albumin tăng và có nhiều hồng cầu
- Công thức máu: số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố gảm
- Siêu âm qua thóp: Vùng xuất huyết là vùng đậm âm (xuất huyết ở não thất hoặc cả ở chất não)
1.3. Chẩn đoán
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
1.4. Xử trí
* Tại y tế cơ sở: Chuyển tới tuyến trên
* Tại bệnh viện
- Theo dõi thường xuyên : cơn tím, nhịp thở, mạch, nhiệt độ, tình trạng tri giác
- Chống co giật : Phenobacbital 5-10 mg/kg/lần
- Vitamin K 2-5 mg/ngày 3 ngày liền
- Truyền Plasma tươi hoặc máu tươi cùng nhóm : 20ml /kg/lần
- Chống phù não: Dexamethason 0,4mg/kg/lần sau 0,2mg/kg/lần cứ 4 giờ một lần
1.5.Tiên lượng
- Tử vong 25 - 50%
- Có thể khỏi hoàn toàn
- Có thể có di chứng: bại não, não úng thuỷ, động kinh
1.6. Phòng bệnh
- Phòng chấn thương sản khoa
- Tiêm Vitamin K cho mẹ trước sinh 2 tuần 5mg, cho trẻ sơ sinh 2- 5mg
2. Xuất huyết não ở trẻ từ 1 đến 6 tháng
Trẻ bú mẹ, đặc biệt ở Việt Nam lúc trẻ 45 ngày tuổi hay gặp
2.1. Nguyên nhân
- Do thiếu Vitamin K dẫn tới giảm phức bộ prothrombin
- Do hậu quả các bệnh ở gan và đường mật: viêm gan virus, dị dạng đường mật, xơ
gan
- Do ỉa chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu
- Yếu tố nguy cơ thiếu vitamin K là bú mẹ đơn thuần, không được tiêm phòng
vitaminK lúc đẻ, người mẹ ăn kiêng khem trong thời kỳ cho con bú
2.2 Triệu chứng
2.2.1 Lâm sàng
- Toàn thân
+ Khởi đầu thường đột ngột: trẻ khóc thét, bỏ bú
+ Da xanh nhợt
- Dấu hiệu thần kinh
+ Co giật toàn thân, hoặc giật nửa người
+ Sụp mi, lác mắt, liệt nửa mặt
+ Thóp căng phồng,
+ Tri giác: ý thức lơ mơ, hoạc hôn mê
- Ức chế hô hấp: thở chậm rồi dần dần ngừng thở
2.2.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu
+ Huyết sắc tố giảm, HC giảm
+ Thời gian máu đông kéo dài
+ Tỷ lệ prothrombin giảm
- Chọc dò tuỷ sống
+ Dịch não tuỷ đỏ tươi để 30 phút không đông hoạc dich não tuỷ có màu
hồng
- Siêu âm qua thóp: Vùng xuất huyết là vùng đậm âm
- Chụp cắt lớp điện toán để phát hiện xuất huyết trong chất não
2.3. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
2.4. Điều trị
* Tại y tế cơ sở
- Chuyển tới tuyến trên
* Tại bệnh viện Điều trị cấp cứu
- Theo dõi ý thức, nhịp thở, mạch
- Truyền máu 20ml/kg
- Vitamin K 5mg/ngày x 3ngày liền
- Giảm phù não
+ Manitol 20%: 0,5g/kg x 2lần/ngày cách 8-10 giờ, truyền nhanh tốc độ 40 giọt/phút, cho trong 2-3 ngày, sau truyền Mannitol truyền tiếp Ringer lactat 40 - 50ml/kg/ngày
+ Dexamethason 0,4mg/kg x 2 lần/ngày (tĩnh mạch)
+ Nếu thóp căng phồng: Lasix 1,5 - 2mg/kg, nhắc lại sau 8 - 10 giờ (tĩnh mạch)
- Thở oxy nếu có cơn ngừng thở
- Chống co giật: phenobarbital 6 - 10mg/kg ,hạn chế dùng seduxen vì gây ức chế
hô hấp
- Đảm bảo dinh dưỡng: ăn qua sonde dủ số lượng, chất lượng
2.5. Tiên lượng
- Tử vong 7-10%
- Khỏi hoàn toàn :60%
- Di chứng : 30 – 40% (động kinh, bại não, não úng thủy)
2.6. Dự phòng
- Cho trẻ bú mẹ
- Mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không kiêng mỡ.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày triệu chứng xuất huyết não-màng não ở trẻ?
2. Trình bày chẩn đoán xác định xuất huyết não- màng não?
3. Phân biệt giữa xuất huyết não- màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ 1-6 tháng?
4. Trình bày biện pháp phòng xuất huyết não- màng não ở trẻ?