Bergeron, Julie (2003), Những Mô Hình Tốt Về Tư Pháp Người Chưa Thành Niên Ở Khu Vực Đông Á Và Thái Bình Dương, Unicef Eapro.


truy tố, xét xử người chưa thành niên, như Sửa đổi quy định về phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đối với NCTN; Bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của Người tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTN; Sửa đổi các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN; Xây dựng Điều luật mới quy định về kỹ năng lấy lời khai đối với NCTN; Sửa đổi, bổ sung quy định về giám sát NCTN; Sửa đổi, bổ sung các Quy định về sự tham gia của người bào chữa và trợ giúp pháp lý; Sửa đổi quy định về vai trò tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội; Sửa đổi, bổ sung quy định về tạo môi trường thân thiện với người chưa thành niên; Sửa đổi, bổ sung quy định về thi hành án và xóa án tích

2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, theo đó đề xuất một số biện pháp: 1) Nâng cao năng lực của các cơ quan/người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên; 2) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác; 3) Nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên trách NCTN; 4) Thành lập các đơn vị nghiệp vụ chuyên về giải quyết án liên quan đến người chưa thành niên ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

3. Giải pháp về tăng cường hiệu quả các thiết chế gia đình, xã hội, thông qua Tăng cường giám sát của nhà nước và xã hội đối với hoạt động tố tụng hình sự đối với các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên; Tăng cường phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với NCTN được miễn TNHS; Tăng cường giám sát xã hội có

tính chất hỗ

trợ

hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến

NCTN và hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.


Quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, có tính phổ biến và tính đặc thù, trong đó có đặc thù về đối tượng, mà người chưa thành niên là một trong những đối tượng như vậy. NCTN tham gia trong TTHS gồm nhiều chủ thể khác nhau, tuy nhiên, trong đó nổi bật nhất là nhóm đối tượng: người bị buộc tội. Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là vấn đề được các ngành khoa học trong đó có luật học và khoa học tố tụng hình sự quan tâm nghiên cứu. TTHS là một lĩnh vực “nhạy cảm” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN bị xâm phạm rất cao, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân" và công cuộc cải cách tư pháp mà chúng ta đang tiến hành cũng không nằm ngoài mục đích này. Từ những đặc thù về đối tượng (người chưa thành niên), đặc thù về lĩnh vực quan hệ xã hội (tố tụng hình sự) đòi hỏi cần có những cơ chế bảo vệ đặc biệt, trong đó có các quy định của pháp luật TTHS thực định, thiết chế đặc biệt (cơ quan điều tra chuyên

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 21

biệt, tòa án chuyên trách NCTN…). Trong Luận án, tác giả nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau:

đã tập trung

1. Luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm về NCTN, từ đó đưa ra khái niệm "Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN" và "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS";

2. Nghiên cứu các văn kiện của Tư

pháp hình sự

quốc tế

và tham

khảo các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN tại một số quốc gia; qua đó tác giả nhận thấy: ngoài việc xây dựng Đạo luật đặc thù trong tư pháp NCTN, các Quốc gia này đã thực hiện đồng bộ các phương thức bảo vệ, từ xây dựng thể chế đặc thù đến tổ chức các thiết chế đặc biệt và các thiết chế xã hội bảo đảm khác; trong đó xu hướng nổi trội là tổ chức Mô hình Tòa án gia đình.


3. Đối chiếu các tiêu chí bảo đảm, bảo vệ trong tư pháp hình sự quốc tế với các quy định BLTTHS 2003 về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; cũng như nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định pháp

luật và tổ

chức hoạt động của các cơ

quan tiến hành tố

tụng trong giải

quyết vụ án hình sự liên quan đến NCTN, tác giả đã nhận thấy:

Một là, nhìn chung, các quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc,

mô hình tố

tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam, về cơ bản đã đáp

ứng

được đòi hỏi của thực tiễn giải quyết các vụ án có NCTN tham gia tố tụng.

Hai là, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất; một số quy định còn bất cập cả về lý luận lẫn thực tiễn; một số quy định lại chưa được điều chỉnh dẫn đến khó khăn trong cơ chế bảo vệ quyền cho NCTN tham gia tố tụng. Cụ thể như: quy định trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án NCTN; trong việc xác minh về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN… Đặc biệt các quy định liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với NCTN và bảo đảm cho việc tham gia tố tụng của người bào chữa và trợ giúp pháp lý

Ba là, đặc biệt, trong tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, của Người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến NCTN còn nhiều bất cập với những nguyên nhân chủ quan: nhận thức, năng lực, trình độ, trách nhiệm của các Cơ quan/Người này; bên cạnh đó còn những nguyên nhân khách quan như chưa có cơ quan chuyên trách điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN; ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vẫn còn rất hạn chế, chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng như phù hợp các tiêu chí do Quốc tế khuyến nghị;


Bốn là, một trong những thiết chế quan trọng để bảo vệ NCTN là sự tham gia của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như

thực tiễn thi hành, tác giả

đã chỉ

rõ những điểm bất cập, là nguyên nhân

chính làm giảm hiệu quả bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN;

4. Trên cơ sở những phân tích thực trạng về thể chế, các thiết chế

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS, tiếp

cận xu hướng quốc tế

và quán triệt quan điểm chỉ

đạo của Đảng, Nhà

Nước ta trong sửa đổi, bổ sung BLTTHS; nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đặc thù này; tác giả đã nghiên cứu, đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện, cụ thể:

Một là,

giải pháp về

thể

chế

(sửa đổi, bổ

sung hoàn thiện các quy

định về

thủ

tục điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội

trong BLTTHS năm 2003), đó là: 1) đề xuất thiết kế một Điều luật mới quy định các nội dung mang tính nguyên tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự liên quan người chưa thành niên; 2) Sửa đổi các quy định về điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên, như Sửa đổi quy định về phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đối với NCTN; Bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của Người tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTN; Sửa đổi các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN; Xây dựng Điều luật mới quy định về kỹ năng lấy lời khai đối với NCTN; Sửa đổi, bổ sung quy định về giám sát NCTN; Sửa đổi, bổ sung các Quy định về sự tham gia của người bào chữa và trợ giúp pháp lý; Sửa đổi quy định về vai trò tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội; Sửa đổi, bổ sung quy định về tạo môi trường thân thiện với người chưa thành niên; Sửa đổi, bổ sung quy định về thi hành án và xóa án tích

Hai là, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, theo đó đề xuất một số biện pháp: 1) Nâng cao năng lực


của các cơ quan/người tiến hành tố tụng các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên; 2) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác;

3) Nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên trách NCTN; 4) Thành lập các đơn vị nghiệp vụ chuyên về giải quyết án liên quan đến người chưa thành niên ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

Ba là, giải pháp về

tăng cường hiệu quả

các thiết chế gia đình, xã

hội, thông qua Tăng cường giám sát của nhà nước và xã hội đối với hoạt động tố tụng hình sự đối với các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên; Tăng cường phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với NCTN được miễn TNHS; Tăng cường giám sát xã hội có tính chất hỗ trợ hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN và hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế

Có thể còn những hạn chế và thiếu sót nhất định, song phần nghiên cứu kèm theo các kiến nghị của tác giả nêu trong luận án là những đóng góp nhỏ mang tính sáng kiến pháp luật để giải quyết những tồn tại, theo hướng hoàn thiện BLTTHS 2003 nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc cải cách tư pháp để xây dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Trần Hưng Bình (2012), "Bảo vệ quyền con người của người bị hại

chưa thành niên trong Tố tháng 12/2012 (44);

tụng hình sự",

Tạp chí Kiểm sát, số

23,


2. Trần Hưng Bình (2013), "Bảo vệ quyền con người của người chưa

thành niên bị

buộc tội trong Tố

tụng hình sự",

Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, số 297, tháng 1/2013 (56).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bergeron, Julie (2003), Những mô hình tốt về tư pháp người chưa thành niên ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Unicef eapro.

2. Vũ Ngọc Bình (1996), Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Vũ Ngọc Bình (2002), Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về

Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới.

5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

7. Bộ Công an, Thống kê Tình hình tỷ lệ NCTN có hành VPPL từ năm 2002 đến 2009: Gây rối trật tự công cộng: 3,96%; Cố ý gây thương tích: 3,96%; Trộm cắp: 75,57%; Hiếp dâm: 1,32%; Giết người: 0,55%; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 3,43%; Cướp: 2,0%; Cưỡng đoạt: 4,4%; Các hành

vi vi phạm khác: 4,81%.

8. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988.

9. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm

2009).

10. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.

11. Bộ luật Tố tụng hình sự (2011), Báo cáo đánh giá các điều khoản

về NCTN vi phạm pháp luật và người bị hại, người làm

chứng là NCTN, Trung tâm Pháp lý của trẻ em, tháng 01.

12. Bộ luật Tố tụng hình sự (2011), Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định đối với người

tham gia tố tụng hình sự là người chưa thành niên.

13. Bộ Tư pháp Việt Nam (2010), Báo cáo đánh giá liên ngành về tình hình thực hiện Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến người chưa thành niên, Quảng Ninh.


14. Lê Cảm (2007), Bảo vệ An ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

15. Phạm Đình Chi (2004), “Tâm trạng tội phạm vị thành niên tại

thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tâm lý học, (12), tr.57-63.

16. Children (Scottland) Act 1995, Sửa đổi bổ sung luật Social Work (Scottland)

Act 1968.

17. Chính phủ, Nghị quyết số 21/NQ-CP về kế hoạch thực hiện thực

hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

18. Chính phủ (1998), Điều 15 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07-

11-1998 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.

19. Chương trình KX.07, Đề tài Nghiên cứu quyền con người, phân tích những điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong cuộc sống đổi mới của đất nước, "Con người, mục tiêu và động lực của

việc phát triển kinh tế xã hội".

20. Công ước Quyền trẻ em.

21. Cuộc phỏng vấn với Save the Children, Việt Nam, 18/8/2010.

22. Cuộc Phỏng vấn với Phó chủ nhiệm Ban thường vụ Hội luật gia; Giám đốc

Trung tâm tư vấn pháp luật, Hội luật gia Việt Nam, 19/8/2010.

23. Cuộc phỏng vấn thẩm phán Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, 20/8/2010.

24. Trần Vi Dân (2008), Thực trạng hoạt động điều tra đối với những vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội - Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo “Thực tiễn thi hành thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội - Những vướng mắc và đề xuất, kiến nghị” do VKSND tối cao và UNICEF phối hợp tổ

chức tại VKSND tối cao, Hà Nội.

25. Nguyễn Đăng Dung (2000), Sự phát triển của quyền con người trong lịch sử lập hiến Việt Nam, trong cuốn chuyên khảo “Quyền con người, quyền công dân”, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

26. Đại hội đồng Liên Hợp quốc (1985), Bản Quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) được thông qua theo Nghị quyết

ngày 29/11/1985.

27. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (1989), Công ước của Liên Hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022