Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án có thể dựa trên những căn cứ sau để ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ, cụ thể là:
Thứ nhất, cha mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con.
Cha mẹ có thể bị kết án các tội trong Bộ luật Hình sự như tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe (Điều 104); tội làm nhục người khác (Điều 121); tội ngược đãi, hành hạ (Điều 151)… con chưa thành niên. Cha mẹ là người đầu tiên phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con, nhưng họ lại không bảo vệ mà còn vi phạm nghĩa vụ này thì khi họ bị kết án về các tội này, bên cạnh việc kết án về mặt hình sự thì đây cũng là một căn cứ để tòa án hạn chế quyền của họ đối với người con mà họ vi phạm.
Thứ hai, cha mẹ có hành vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom con tức là quản lý, giữ gìn con không để con bị những người khác xâm hại hoặc không để con rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Chăm sóc là việc cha mẹ quan tâm sức khỏe, tinh thần và giáo dục cho con, tùy theo điều kiện mà khám chữa bệnh cho con. Nuôi dưỡng là phụ thuộc vào điều kiện của mình mà cha mẹ tạo cho con những điều kiện vật chất tốt nhất có thể để con phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Vậy vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này là như thế nào? Hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy rất khó cho Tòa án áp dụng căn cứ này. Do vậy khi áp dụng căn cứ này cần hiểu vi phạm nghiêm trọng là trường hợp cha mẹ đã không hề trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thường xuyên, cha mẹ đã bỏ mặc con, không bảo vệ hoặc không lường trước được những nguy hiểm mà lẽ ra phải biết đối với con, làm cho con bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, hay không có một môi trường sống an toàn, bỏ mặc con bị đói rét, ngược đãi, bạo hành đối với con… ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
Thứ ba, cha mẹ có hành vi phá tán tài sản của con.
Pháp luật nước ta công nhận con có quyền có tài sản riêng, theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, như vậy cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ khối tài sản của con không được phá tán tài sản của con, cha mẹ không có quyền định đoạt tài sản của con mà không vì lợi ích của con. Hiện nay có vướng mắc với quy định này là khi tài sản của cha mẹ không đủ thì phải lấy tài sản của con để đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình và nhu cầu của con vậy khi đó có được coi là phá tán hay không? Vì vậy nên coi trường hợp cha mẹ phá tán tài sản của con là việc cha mẹ dùng tài sản của con để đánh bạc, ăn chơi, không dùng vào nhu cầu chung cho gia đình và dùng vào những mục đích không tốt khác.
Thứ tư, cha mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Cha mẹ có nghĩa vụ tạo cho con có một môi trường sống lành mạnh và cha mẹ phải là những tấm gương sáng để con phát triển đúng chuẩn về thể chất, trí tuệ và đạo đức, nếu cha mẹ có lối sống đồi trụy, tức là cha mẹ đã tạo ra một môi trường sống không lành mạnh, do vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của con, nhất là về đạo đức và tinh thần, tuy nhiên rất khó để xem cha mẹ có lối sống nào là lối sống đồi trụy để hạn chế quyền của cha mẹ. Ngoài ra nếu cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội cũng là một căn cứ hạn chế quyền, đây là một hiện tượng xuất hiện nhiều trong những năm gần đây như ép và lôi kéo con vào việc buôn bán ma túy, ép hay bao che cho con ăn trộm hay lôi kéo con vào việc gây tổn hại tới tính mạng, sức khỏe cho người khác, ép con bán dâm… Đó là những hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của cha mẹ, cha mẹ đã không bảo vệ con mà còn tạo cho con hình thành nhân cách không tốt, ảnh hưởng sự phát triển của con, đồng thời ảnh hưởng tới trật tự công cộng.
2.5.2. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con
Theo quy định tại Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình, khi mà người cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì họ không được trực tiếp thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con, tùy từng mức độ vi phạm và tùy từng trường hợp mà thời hạn bị hạn chế quyền này kéo dài từ 1 năm đến 5 năm. Việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con sẽ do người cha, hoặc mẹ không bị hạn chế thực hiện, nếu cả hai cha mẹ cùng bị hạn chế thì người thực hiện những công việc này do người giám hộ cho con thực hiện, việc cử người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật Dân sự. Khi cha mẹ ly hôn, người trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền đối với con thì con được giao cho người kia nuôi dưỡng và phải được Tòa án ghi rõ trong quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền đối với con thì họ không không còn quyền thăm nom con trong thời gian bị hạn chế. Mặc dù bị hạn chế quyền đối với con nhưng người đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng tức là vẫn phải đảm bảo và cung cấp những nhu cầu vật chất cho con.
Tóm lại, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Việc cha mẹ thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con như một biện pháp răn đe nhằm hạn chế những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON
KHI CHA MẸ LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Theo báo cáo tổng kết của ngành Tòa án, tổng số vụ án ly hôn từ năm 2006 đến năm 2010 ngày càng tăng, sau bốn năm đã tăng từ
65.317 vụ lên 94.106 vụ, tức là tăng 144%.
Bảng 3.1: Tổng số vụ án ly hôn được giải quyết từ năm 2006 đến 2010
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Sơ thẩm | 65.317 | 61.231 | 69.485 | 84.305 | 94.106 |
Phúc thẩm | 2.544 | 2.544 | 2.529 | 2.380 | 2.264 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 6
- Quyền Và Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Đối Với Con Sau Khi Ly Hôn
- Các Biện Pháp Bảo Đảm Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Nuôi Con
- Những Bất Cập Và Một Số Kiến Nghị Để Hoàn Thiện Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Về Công Tác Áp Dụng Pháp Luật Vào Xét Xử
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 3.2: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Sơ thẩm | 501 | 403 | 494 | 506 | 411 |
Phúc thẩm | 46 | 42 | 56 | 53 | 30 |
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Bảng 3.3: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Sơ thẩm | 1033 | 794 | 796 | 814 | 800 |
Phúc thẩm | 67 | 70 | 74 | 41 | 55 |
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, số vụ án ly hôn được Tòa án giải quyết ngày càng tăng trong khi đó số án có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng và tranh chấp về quyền nuôi con nhìn chung là giảm, từ 2006 đến 2010 án có tranh chấp về cấp dưỡng giảm 18% trong khi án có tranh chấp về quyền nuôi con giảm 22,6%. Tỷ lệ án phúc thẩm về ly hôn so với án sơ thẩm cũng giảm mạnh. Nếu năm 2006, án phúc thẩm về ly hôn chiếm khoảng 3,9% thì đến năm 2010, án phúc thẩm về ly hôn chỉ chiếm 2,4%. Như vậy, mặc dù tổng số án ly hôn ngày càng tăng mạnh nhưng án phúc thẩm đã giảm chứng tỏ việc áp dụng pháp luật để giải quyết của các Tòa án đã ngày càng thỏa mãn mong muốn của đương sự.
Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Quyền lợi của người con luôn được Tòa án coi trọng. Việc giải quyết các mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con đã được các Tòa án xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc từng vấn đề để không ảnh hưởng xấu đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người con.
Như trường hợp ly hôn của chị Hoàng Thị Thái và anh Dư Đức Phượng ở phố Nối - thị trấn Bần - Mỹ Hào - Hưng Yên. Chị Hoàng Thị Thái và anh Dư Đức Phượng kết hôn ngày 14/11/1990 tại Cộng hòa dân chủ Đức được Đại sứ quán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Đầu năm 1991, họ về nước và sinh sống tại số 42 phố Nối - thị trấn Bần - Mỹ Hào - Hưng Yên. Họ chung sống hạnh phúc đến năm 2005 thì phát sinh mâu thuẫn do anh Phượng có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, không quan tâm tới vợ con. Cuối năm 2007, chị Thái khởi kiện xin ly hôn, yêu cầu chia tài sản chung và mong muốn được nuôi 02 con là cháu: Dư Lý Thu Huyền, sinh ngày 07/5/1991 và Dư Uyển Phượng Uyên, sinh ngày 25/08/2006 và yêu cầu anh Phượng cấp dưỡng nuôi con chung: cháu Huyền là 500.000 đồng/tháng, cháu Uyên là 300.000 đồng/tháng. Anh Phượng đồng ý ly hôn và yêu cầu được nuôi cháu Huyền, không yêu cầu chị Thái phải cấp dưỡng nuôi con chung. Theo
bản án số 16/HNGĐ-ST ngày, 06/6/2008, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào, xét thấy cháu Huyền có nguyện vọng được ở với mẹ, cháu Uyên còn nhỏ nên. Vì vậy, giao cho chị Thái có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng 02 cháu Huyền và Uyên, anh Phượng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 800.000đồng/ tháng (cụ thể: cháu Huyền 500.000 đồng/tháng, cháu Uyên 300.000 đồng/tháng) tính từ ngày 01/7/2008 cho đến khi các cháu thành niên và có quyền thăm nom, chăm sóc, yêu cầu thay đổi người nuôi con.
Trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào đã quyết định việc nuôi con trên cơ sở lợi ích của con vì anh Phượng không quan tâm đến con cái nên để anh Phượng nuôi con, các con của anh sẽ không được chăm sóc một cách tốt nhất, đồng thời áp dụng triệt để nguyên tắc lấy ý kiến của con từ chín tuổi trở lên và con dưới ba tuổi do mẹ nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Vụ án ly hôn của chị Vũ Thị Hồng và anh Mai Văn Thắng ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình. Chị Hồng và anh Thắng kết hôn từ năm 1993. Anh chị có hai con chung là cháu Mai Thị Dung sinh năm 1995 và cháu Mai Trung Hiếu sinh năm 2004. Một thời gian sau khi kết hôn, anh chị thường xuyên mâu thuẫn, cãi, chửi, đánh nhau và đã ly thân từ tháng 8/2009. Đầu năm 2010, chị Hồng làm đơn kiện ly hôn với anh Thắng và mong muốn được nuôi hai con chung, yêu cầu anh Thắng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Anh Thắng cũng thể hiện mong muốn được nuôi hai con chung và không yêu cầu chị Hồng cấp dưỡng. Trong quá trình giải quyết vụ án, cháu Dung (15 tuổi) thể hiện mong muốn được ở với mẹ. Ngày 31/8/2010, Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã xét xử vụ án ly hôn giữa chị Vũ Thị Hồng và anh Mai Văn Thắng trong đó quyết định: Giao cho chị Vũ Thị Hồng tiếp tục nuôi con chung là cháu Mai Thị Dung, sinh ngày 01/02/1995. Anh Mai Văn Thắng trực tiếp nuôi cháu Mai Trung Hiếu, sinh ngày 02/02/2004. Chị Hồng và anh Thắng không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau. Không ai được cản trở quyền thăm nom con chung.
Nhìn chung, kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, việc giải quyết các vụ việc ly hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã được các Tòa giải quyết hợp lý và chính xác. Quyền lợi của các con đã được đảm bảo trên thực tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có Tòa án đã tỏ ra bối rối, không có hướng giải quyết thích hợp trong một số tình huống, vì vậy không áp dụng đúng tinh thần của các điều trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Như trường hợp cháu Triết con anh Phan Tuấn và chị Nguyễn Thị Tú Trinh, thường trú tại số 172 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Cao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm và quyết định giao cháu bé là con chung cho anh Tuấn nuôi dưỡng với lý do: Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã tiến hành động viên, hòa giải để ông Tuấn giao con cho bà Trinh nhưng ông kiên quyết không đồng ý, nếu buộc ông Tuấn giao con thì rất khó thi hành, sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của đứa trẻ và có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được. Do đó, để đảm bảo thi hành án, hội đồng xét xử thấy nên để ông Tuấn tiếp tục nuôi dưỡng cháu Triết. Rõ ràng đây là một lý do không thích hợp, Tòa án không thuyết phục được đương sự mà còn bị đương sự áp đặt và xuôi theo cho yên chuyện. Hội đồng xét xử đã bị chi phối bởi tính khả thi của bản án và để các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền lợi của con không được áp dụng trên thực tế. Cháu Triết mới mười sáu tháng tuổi, đang rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Hai bên cũng không có thỏa thuận gì về người trực tiếp nuôi con trước khi ly hôn, vì vậy, quyền nuôi dưỡng con sẽ thuộc về chị Trinh. Tòa án chỉ có thể giao cháu Triết cho anh Tuấn nuôi nếu thực tế là chị Trinh không có điều kiện để nuôi con hay đã bỏ bê con. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã phòng quá xa và bị động ra quyết định theo ý của "kẻ mạnh" để mọi việc êm xuôi. Vì vậy, khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã không được áp dụng chính xác. Tất nhiên, Tòa án cũng đã dựa vào tình hình thực tế là rất khó thi hành án và việc
thi hành án sẽ gây ra sự giằng co, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống bình thường của một đứa trẻ nhưng với vai trò là cơ quan tư pháp, Tòa án không thể quên đi vai trò bảo vệ công lý của mình để giải quyết êm xuôi chỉ bề ngoài, tạo tiền lệ xấu cho những vụ án tranh quyền nuôi con tiếp theo.
Hay vụ án ly hôn giữa anh H và chị M tại Tòa án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Năm 2004, đang học cao đẳng dở dang, chị M đã kết hôn với anh H. Thời gian đầu sau khi kết hôn, chị vẫn theo đuổi việc học, sau có em bé nên chị nghỉ hẳn, về quê chồng ở thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) sinh sống. Thời gian hạnh phúc chưa được bao lâu thì do tính tình không hòa hợp, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu ngày một nghiêm trọng. Nhiều lần chị M. phải bỏ về bên ngoại ở thành phố Cần Thơ. Mâu thuẫn cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống chung không còn hạnh phúc, chị định xin ly hôn nhưng nghĩ tội nghiệp con trai, sợ cháu thiếu cha hoặc vắng mẹ sau này nên cứ nấn ná mãi. Đến tháng 3-2008, chị M. quyết định nộp đơn xin ly hôn. Sau nhiều lần hòa giải không thành bởi cả chị M. lẫn anh H. đều giành quyền nuôi con, ngày 25-3 Tòa án nhân dân thị xã Sa Đéc đã đưa vụ án ra xử. Tại tòa, chị M. chứng minh mình có nghề nghiệp, có thu nhập ổn định (800 ngàn đồng/tháng), có chỗ ở cố định. Chị không yêu cầu bất cứ khoản gì về tài sản, chỉ tha thiết xin được nuôi con và cũng không cần người chồng phải cấp dưỡng. Chồng chị - anh H. cũng trình bày với tòa rằng mình có thu nhập hàng tháng cao hơn vợ. Mặc dù cũng trích dẫn Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình, tòa vẫn tuyên giao cháu bé (chưa được ba tuổi) cho anh H. vì "xét anh H. có đủ điều kiện nuôi con hơn so với chị M". Tòa nhận định, chị M. "vừa đi làm vừa nuôi con thì
vất vả và gặp khó khăn hơn anh H.". Ngoài ra, chị sống chung với cha mẹ trong căn nhà chật hẹp (24 m2) nên nếu cháu bé sống với cha thì sẽ có cuộc sống ổn định hơn, sẽ có đủ sức khỏe và phát triển bình thường về thể chất, tinh thần.
Theo luật, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác thế bởi lẽ ở lứa tuổi này, chỉ có người mẹ mới