Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12

chấp quyền nuôi con, một số Thẩm phán đã động lòng trước sự khóc lóc, van nài của người mẹ mà không tìm hiểu thực tế rằng hợp người cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dưỡng con tốt hơn người mẹ. Chính ảnh hưởng của quan niệm người mẹ có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của Tòa án. Hoặc một số Thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Quyền lợi của người con cũng không được đảm bảo bởi vì nếu có khả năng kinh tế, có nghề nghiệp ổn định nhưng không có đạo đức, lối sống tốt thì sự phát triển về nhân cách của người con sẽ bị ảnh hưởng xấu. Điều đó nguy hiểm hơn nhiều so với việc giao con cho người kia nuôi, mặc dù điều kiện kinh tế của họ không tốt bằng nhưng họ có lối sống lành mạnh, chăm sóc và giáo dục con tốt.

Như vậy, để pháp luật đi vào thực tiễn đúng với tinh thần của nó, cụ thể là bảo vệ được các quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn, công tác áp dụng pháp luật là một điều hết sức quan trọng và không thể thiếu. Để áp dụng pháp luật tốt thì cần phải có một đội ngũ thẩm phán giỏi và có kinh nghiệm, có đủ kiến thức pháp luật và kiến thức xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi thiếu lực lượng cán bộ được đào tạo chính thức nên còn một số lớn cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày nay. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, mở lớp bồi dưỡng cho đội ngũ thẩm phán ở các vùng theo định kỳ là rất cần thiết. Một mặt, họ nâng cao được kiến thức, kinh nghiệm qua việc bồi dưỡng, mặt khác, họ có cơ hội để học hỏi lẫn nhau và phấn đấu.

3.2.3. Về việc thi hành án của đương sự

Sau khi ly hôn, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con vẫn gặp nhiều khó khăn do ý thức chấp pháp luật của người phải thi hành án chưa cao hoặc người phải thi hành án không có khả năng thi hành án. Nhiều bản án Tòa tuyên đã không được thi hành một cách nghiêm túc. Vì vậy, trong nhiều trường hợp việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ mới chỉ là trên giấy tờ.

Về việc thi hành án giao con, Luật Thi hành án năm 2008 quy định rất cụ thể biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ giao con cho người có quyền nuôi dưỡng:

1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án [32].

Quy định này có tính răn đe đối với người có nghĩa vụ giao con trong bản án ly hôn. Nhưng không ít trường hợp, đương sự không tự nguyện chấp hành bản án mà phải đến khi Cơ quan thi hành án tiến hành biện pháp cưỡng chế đương sự mới giao con cho người có quyền nuôi dưỡng. Việc chây lỳ, ngoan cố của người có nghĩa vụ giao con đã đặt con cái của họ vào cuộc tranh giành giữa cha mẹ, và hậu quả là họ đã làm cho chính những người con yêu thương của mình bị tổn thương.

Hay như trường hợp của chị Nguyễn Thị Tuyết (Phú Yên) là về thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Năm 2005, do không thể kéo dài cuộc hôn nhân với người chồng vô trách nhiệm, chị đã gửi đơn ly hôn đến Tòa án sau 10 năm

chung sống. Tháng 1/2006, phán quyết ly hôn của tòa giao cho chị nuôi hai con (cháu lớn chín tuổi, cháu nhỏ năm tuổi), chồng chị phải cấp dưỡng nuôi con, mỗi tháng một triệu đồng.Nhưng, từ đó đến nay, chị chưa nhận được một đồng tiền cấp dưỡng nào từ chồng cũ. Tháng 9/2009, trong một lần chơi đá bóng với bạn bè, con trai lớn của chị té ngã, chấn thương sọ não. Nhiều tháng trời, chị phải vay mượn tiền từ bà con, bạn bè để phẫu thuật cho con tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Con rời bệnh viện về nhà là chị cũng trắng tay, phải bán nhà để trả nợ, ba mẹ con sống chui rúc trong căn phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

chưa tới 8m2 bên ngoại. Cực chẳng đã, chị phải đến nhà chồng cũ, cha của hai

đứa con, mong anh rủ lòng thương giúp mẹ con chị chút vốn mở quán bún riêu kiếm tiền nuôi con. Thấy chị từ xa, vợ mới của anh ấy đã xua chó ra sủa ầm ĩ khiến chị phải quay về.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 12

Đối với trường hợp của chị Xuân, nhà ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh lại về vấn đề thăm nom con sau khi ly hôn. Vợ chồng chị ly hôn từ năm 2007. Khi ly hôn chồng nuôi con trai lớn, vợ nuôi đứa con gái nhỏ, không ai cấp dưỡng cho ai. Sau khi ly hôn, thuê nhà ở riêng. Thực hiện đúng quyết định của tòa án, chị tạo điều kiện thuận lợi để người cha đến thăm con. Nhà chị ở, anh ta đến bất kỳ lúc nào cũng được. Tuy cảm thấy rất bất tiện, nhưng vì con chị phải chấp nhận. Ngược lại, chồng cũ luôn gây khó khăn khi chị thăm đứa con mà anh ta đang nuôi. Thay vì trực tiếp nuôi con, anh ta phó thác hết cho bà nội, trong khi bà nội còn đang nuôi hai đứa cháu khác.Ngày mới giành được quyền nuôi đứa con lớn, anh ta đã dùng thủ đoạn liên tục thay đổi chỗ ở, giấu địa chỉ. Là người kinh doanh địa ốc, có nhiều nhà nên anh ta cho con ở nhiều nơi. Sau nhiều lần kiên trì theo dõi, chị cũng tìm được nơi ở của con. Tuy nhiên, người cha và bà nội không tạo điều kiện cho chị gặp. Chị đến trường thăm con thì nghe được cha và bà nội dặn cô giáo là không cho thăm.

Nghiêm trọng hơn là trường hợp của chị Đào Thị Tươi (trú tại phố Trần Cung, Từ Liêm, Hà Nội. Sau một thời gian chung sống, chị Tươi và

chồng là anh Nguyễn Công Minh do bất đồng quan điểm sống về nhiều mặt và không thể hòa hợp nên quyết định ly hôn. Tòa án nhân dân quận Ba Đình phán quyết: "Anh Nguyễn Công Minh được trực tiếp nuôi dưỡng con chung của hai anh chị, chị Tươi có quyền đi lại trông nom chăm sóc cháu, không ai được ngăn cản việc này". Những tưởng gia đình nhà chồng sẽ tạo điều kiện cho chị được thăm nom, gặp gỡ con bởi con gái chị đang tuổi lớn, phát triển về tâm sinh lý, rất cần có mẹ ở bên nhưng chị luôn gặp phải những khó khăn, cản trở mỗi lần đến thăm con. Biết hoàn cảnh mình éo le, chị Tươi đã cố gắng đến thăm con vào khoảng thời gian từ 5-6 giờ chiều để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của con và gia đình chồng, hai mẹ con chỉ được gặp vỏn vẹn một tiếng đồng hồ nhưng gia đình chồng vẫn liên tục gây khó dễ cho chị. Mấy tháng trời chị Tươi chỉ được gặp con 4 lần, thấy con gái khóc, gầy rộc vì nhớ mẹ, cả Tết dài hai mẹ con không được ở với nhau, chị xin phép chồng cũ được đón con về chơi một ngày, anh Minh không nói gì, đuổi ngay con lên gác và xô đẩy chị ra cửa. Anh Minh và bố mẹ chồng đã hành hung, dẫn đến gây thương tích cho chị Tươi vào ngày 23/2/2013.

Mặc dù các trường hợp trên, khi người có nghĩa vụ không chấp hành nghĩa vụ của mình, đương sự có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm giải quyết xong quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. Ý thức còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp các biện pháp cưỡng chế cũng không thể đạt được mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, công tác giáo dục ý thức pháp luật, lối sống có trách nhiệm không phải chờ đến khi ra Tòa xét xử mới thực hiện mà cần thực hiện ngay đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện được việc này, pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng cần được tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn, đặc biệt là ở những vùng mà trình độ dân trí còn thấp. Nên có những chương trình phát thanh, truyền hình, sách báo có nội dung pháp luật dễ hiểu, cụ thể, đưa ra các trường hợp thực tế để từ đó gây được sự quan tâm của mọi người. Qua đó, sự hiểu biết pháp luật của

nhân dân sẽ tăng lên, và cũng đồng nghĩa với việc chấp hành pháp luật được nâng cao.

Đối với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, Luật Hôn nhân và gia đình cần đưa vào chương trình phổ thông như một môn học. Nếu như những bạn trẻ là sinh viên được biết đến pháp luật qua bộ môn pháp luật đại cương, thì những bạn không phải là sinh viên sẽ được tiếp cận pháp luật bằng cách nào ? Theo tôi, luật đại cương cũng nên đưa vào chương trình học phổ thông như một môn học, với khối lượng vừa phải, trong đó chủ yếu là những luật liên quan chủ yếu đến cuộc sống sau này của tất cả mọi người như Luật Hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hình sự… Bên cạnh đó, các trung tâm tư vấn, giải quyết những vướng mắc liên quan đến pháp luật cũng phải được mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể bày tỏ những khúc mắc của mình.

KẾT LUẬN


Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội Nhà nước đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình. Qua nhiều thời kỳ khác nhau Luật Hôn nhân và gia đình được bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Nếu như kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Khi ly hôn, cha mẹ là những người được giải thoát khỏi cuộc sống không mong muốn nhưng lại dẫn đến sự thiệt thòi cho những đứa con. Do đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là một nội dung quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành nói chung và pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ nói riêng đã có sự phát triển cao hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự nghiệp phát triển của xã hội và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 đã đi vào thực tiễn cuộc sống được một thời gian khá dài và nhiều quy định của Luật này được áp dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn được quy định trong Luật vẫn còn một số bất cập, cần có sự sửa đổi cho phù hợp, đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn nói riêng nói riêng. Điều đó không chỉ giúp cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn, hạn chế những tranh chấp có thế xảy ra mà quan trọng hơn, nó còn đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của con được bảo vệ, góp phần tạo ra một xã hội ổn định và phát triển, một tương lai tốt đẹp cho đất nước.

Bên cạnh đó, thiết nghĩ cũng cần có những biện pháp đồng bộ khác như tuyên truyền phổ biến sâu rộng và toàn diện cho nhân dân về pháp luật hôn nhân và gia đình trong đó không được bỏ qua vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn để hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có trong việc thực hiện pháp luật của quần chúng nhân dân. Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán và những người làm công tác xét xử để tránh xảy ra những vụ án oan sai không đáng có, gây thiệt hại cho những đứa trẻ vốn cần sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

2. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn.

3. Chính phủ (1959), Tờ trình trước Quốc hội ngày 23/12 về dự Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

4. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Hà Nội.

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

6. Chính phủ (2009), Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

7. Chủ nghĩa Mác - Lênin với vấn đề hôn nhân và gia đình (1987), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

8. Vũ Thị Thanh Hiển (2011), "Khi cha mẹ chia tay", spmamnondl.edu.vn.

9. Hải Hiền (2012), "Thảm họa lạm dụng tình dục trẻ em ở Nam Phi", www.tinmoi.vn.

10. Phạm Thị Thu Hoa, Đồng Thị Yến (2011), "Thực trạng ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến đời sống tâm lý thanh thiếu niên qua khảo sát tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương", Tâm lý học, (10).

11. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Phương Lan (2001), "Vấn đề cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Luật học, (1).

13. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí