Trình Tự, Thủ Tục Bảo Vệ Qshcn Bằng Biện Pháp Dân Sự

46 của Hiệp định TRIPs thì: để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi vi phạm, cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hóa vi phạm do các cơ quan đó phát hiện phải xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền hoặc phải bị tiêu hủy trừ trường hợp việc tiêu hủy trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa vi phạm phải xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vi vi phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, cũng như phải chú ý đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hóa một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hóa đó được đưa vào lưu thông trong các kênh thương mại. Đây là một chế tài nhằm hạn chế thiệt hại cho chủ sở hữu QSHCN do hàng hóa xâm phạm quyền gây ra và có nguy cơ gây ra [28].

2.3.5. Trình tự, thủ tục bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự

Trình tự, thủ tục bảo vệ QSHCN với cách hiểu là các cơ quan có thẩm quyền, thông qua hệ thống các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu QSHCN để chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba bằng một phương thức, trình tự thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Dưới góc độ thủ tục tố tụng, “thủ tục” được định nghĩa như sau: “thủ tục là một tiến trình được thực hiện theo tuần tự, bao gồm tất cả các hành vi và sự kiện xảy ra trong khoản từ thời điểm bắt đầu các hành vi tố tụng cho đến khi bản án, quyết định của Toà án được ban hành [43]. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam thì thủ tục để giải quyết một vụ án dân sự được quy định như sau:

2.3.5.1. Hòa giải

Khác với thủ tục giải quyết các vụ án khác, trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hòa giải được coi là một nguyên tắc và là thủ tục bắt buộc trước khi mở phiên tòa (hoà giải trong tố tụng). Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp những vụ án không được hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải được. Giống như các tranh chấp dân sự khác, tranh chấp trong lĩnh vực QSHCN thì hòa giải là rất cần thiết, giúp các bên thỏa thuận với nhau về các vấn đề tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán luôn phải tôn trọng tính tự nguyện, tự do ý chí của các bên [42], khi các bên đương sự đạt được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, quyết định này có hiệu lực và được thi hành như một bản án của Tòa án, các bên sẽ không mất nhiều thời gian, tiền bạc, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm QSHCN và hậu quả của việc xâm phạm được khắc phục, yếu tố bí mật được kiểm soát.

2.3.5.2. Chuẩn bị xét xử

Theo quy định của Điều 179 BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 2 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án; đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì trong thời hạn 01 tháng, Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại Điều 195 của BLTTDS.

2.3.5.3. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã

được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Tại phiên tòa, Thẩm phán phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập đựợc, nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án (trong trường hợp vụ án có Kiểm sát viên tham gia). Việc hỏi tại phiên tòa, kết quả tranh tụng và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa là cơ sở để ra bản án. Thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án được thực hiện theo quy định tại các mục 3, 4, 5 Chương XIV, Phần Thứ hai của BLTTDS. Nội dung của bản án phải có các nội dung theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 238 của BLTTDS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.3.5.4. Phiên tòa xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị. Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm [14]. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 244 của BLTTDS.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 9

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại pihên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho đương sự hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bẩy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Viện trưởng VKS cùng cấp và

cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định kháng nghị của VKS phải bằng văn bản và có các nội dung theo quy định tại Điều 251 của BLTTDS.

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là mười lăm ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày VKS cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng nghị tính từ ngày VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bẩy ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định. Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa phúc thẩm TANDTC thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm; đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được vượt quá một tháng. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho VKS cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. HĐXX phúc thẩm có quyền giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

2.3.5.5. Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật (giám đốc thẩm, tái thẩm)

Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị; Tòa Dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Tòa phúc thẩm, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của TANDTC bị kháng nghị; đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa phúc thẩm, Tòa Dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của TANDTC bị kháng nghị; đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp tòa án khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung được quy định tại Điều 301 của BLTTDS.

Thủ tục tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ: mới được phát hiện tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Hội đồng tái thẩm có quyền: không chấp thuận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do BLTTDS quy định; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.‌

Qua sự phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện dân sự cho thấy pháp luật về bảo vệ QSHCN được hình thành và phát triển song hành với chính sách phát triển kinh tế của đất nước, do vậy các quy phạm pháp luật về bảo vệ QSHCN được xây dựng và bổ sung theo hướng ngày càng toàn diện, phù hợp và hài hoà hơn với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự tại TAND vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, điều này thể hiện ở tính đồng bộ, tính minh bạch của pháp luật chưa cao, làm cho tính khả thi bị hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự. Đây là cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


3.1. THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Xâm phạm QSHCN tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề bức xúc đối với các nhà sản xuất, buôn bán, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của toàn xã hội. Thời gian gần đây, xâm phạm QSHCN vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp, các hành vi xâm phạm QSHCN đồng thời diễn ra ở các lĩnh vực như sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất, nhập khẩu và liên quan tới nhiều thành phần kinh tế như tư nhân, nhà nước, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm QSHCN còn diễn ra ở hầu hết các đối tượng SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh. Trên thị trường thì hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền ngày càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm...Việc xâm phạm QSHCN còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm, đồ uống...trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ QSHCN thì tính chất, mức độ vi phạm QSHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Có thể thấy điều đó qua số liệu vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2007, các lực lượng thực thi ở sáu Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Công an đã xử lý trên 18.000 cơ sở có hành vi xâm phạm QSHTT, tổng số tiền xử phạt là

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí