Hoàn Thiện Pháp Luật Về Nội Dung

biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Theo đó, tại khoản 2 Điều 99 cần quy định: “khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, nguyên đơn là chủ thể QSHTT có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp: Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể QSHTT; hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm QSHTT hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm QSHTT có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời.”. Việc bổ sung này là rất cần thiết, phù hợp với các quy định trong các điều ước về SHTT mà Việt Nam là thành viên và đảm bảo cho phán quyết của Toà án được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 120 của BLTTDS về: “Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm” theo đó cần quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Luật SHTT quy định phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc phải có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 23 của BLTTDS theo hướng: “các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT có trách nhiệm tham gia tố tụng dân sự đối với các vụ án về bảo vệ QSHTT khi có yêu cầu của Tòa án”. Quy định này nhằm làm giảm bớt thời gian giải quyết của Toà án, các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cho ý kiến chuyên môn tại Toà, qua đó giúp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết,

3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về nội dung

Về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại

Mục tiêu của chủ sở hữu đối tượng QSHCN khi yêu cầu Toà án bảo vệ QSHCN của họ bằng biện pháp dân sự là được bồi thường thoả đáng và kịp thời. Do đó, nếu phán quyết của Toà án về mức bồi thường không hợp lý, lợi ích của chủ sở hữu không được bảo vệ đúng mức thì thì hiệu quả của

biện pháp dân sự không đạt được. Để xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý, cần có hướng dẫn dựa trên tính chất của hành vi xâm phạm, hậu quả, mức độ thiệt hại, thời gian và phạm vi xảy ra hành vi xâm phạm để Toà án áp dụng. Mức bồi thường thiệt hại do Toà án quyết định nhưng không quá năm triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 205 Luật SHTT (khi không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 205 Luật SHTT). Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm do bị xâm phạm cần đánh giá thông qua chứng minh của đương sự, qua tài liệu cung cấp của cơ quan, nơi cư trú của đương sự… Bồi thường chi phí khác phải là các chi phí cần thiết, liên quan để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của việc bị xâm phạm như: chi phí để xác minh, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm, chi phí cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng, các chi phí áp dụng BPKCTT.

Việc xác định thiệt hại của chủ sở hữu các đối tượng QSHCN và lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm QSHCN cần được thể hiện rõ ràng hơn trong luật. Trong một chừng mực nào đó, việc xác định thiệt hại của chủ sở hữu đối tượng QSHCN trên cơ sở lợi nhuận thu được của bên vi phạm là dễ dàng và thuận tiện hơn cả. Đây là khoản lợi ích cần phải được thu hồi để trả lại cho chủ sở hữu đối tượng QSHCN vì suy luận rằng đáng lẽ ra đó là khoản lợi ích mà chủ sở hữu đối tượng QSHCN sẽ có được khi trực tiếp khai thác các giá trị kinh tế các đối tượng QSHCN thuộc sở hữu của mình, tuy nhiên, với quy định hiện nay của Luật SHTT có thể sẽ dẫn tới hai cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề. Cách hiểu thứ nhất là chỉ thu hồi khoản lợi ích vật chất mà bên vi phạm đã thu được từ hành vi xâm phạm và cách hiểu thứ hai là thu hồi cả khoản lợi ích vật chất mà bên vi phạm đã thu được từ hành vi xâm phạm và những thiệt hại về vật chất mà bên bị vi phạm phải chịu như giảm sút về doanh thu, lợi nhuận, chi phí hợp lý để khắc phục…Theo tác giả thì riêng đối với phần chi phí hợp lý để ngăn

chặn thiệt hại sẽ là khoản đương nhiên phải thu hồi, tuy nhiên, đối với phần giảm sút về doanh số, lợi nhận thì cần phải xem xét. Nếu như chúng ta giả định phần lợi ích mà bên vi phạm thu được chính là khoản lợi nhuận mà bên bị vi phạm mất đi thì về bản chất hai phần này chính là một và như vậy thì bên vi phạm sẽ chỉ phải hoàn trả cho bên bị vi phạm một lần hoặc là lợi nhuận mà bên bị vi phạm thu được (xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán) hoặc là lợi ích kinh tế mà bên bị vi phạm bị mất đi (do bên bị vi phạm đưa ra các chứng cứ, chứng minh). Điều này cần phải được quy định như một nguyên tắc trong Luật SHTT.

Đối với chi phí để thuê Luật sư phải là các khoản chi cụ thể cho việc Luật sư tiến hành công việc, chi phí này phải hợp lý theo giá trung bình để hoàn thành công việc, căn cứ để thanh toán là hoá đơn, chứng từ do đương sự cung cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hướng dẫn về hành vi xâm phạm

Để xác định hành vi xâm phạm QSHCN, cần phải xác định yếu tố xâm phạm QSHCN đối với đối tượng SHCN tương ứng. Yếu tố xâm phạm là sự thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó là hành vi xâm phạm QSHCN. Để có thể xử lý được những hành vi xâm phạm QSHCN thì điểm mấu chốt là cần phải xác định được những dấu hiệu khách quan của hành vi xâm phạm QSHCN. Theo đó, cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu đối tượng SHCN theo quy định tại các điều 121 và 123 của Luật SHTT thực hiện một trong các hành vi sử dụng đối tượng SHCN đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại điều 124 của Luật SHTT mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng SHCN đó, đồng thời người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại điều 134 của Luật SHTT và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc các trường hợp quy

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 11

định tại các khoản 2 và 3 điều 125 của Luật SHTT thì bị coi là xâm phạm QSHCN; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là các hành vi được quy định tại Điều 126 của Luật SHTT; các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh là các hành vi được quy định tại Điều 127, các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại là các hành vi được quy định tại Điều 129, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi được quy định tại Điều 130 của Luật SHTT.

Khi xác định hành vi xâm phạm QSHCN, phải chú ý phân biệt hành vi không bị coi là xâm phạm QSHCN theo quy định tại điều 125 của Luật SHTT. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 125 của luật SHTT thì không bị coi là xâm phạm QSHCN. Khi có đơn khởi kiện đối với các hành vi xâm phạm QSHCN, cần xem xét kỹ nội dung đơn của người khởi kiện để xác định hành vi đó có thuộc một trong các trường hợp nêu trên hay không, nếu có thì Tòa án phải giải thích cho người khởi kiện biết, trả lại đơn và không thụ lý giải quyết [19]. Trường hợp đã thụ lý xong mới phát hiện thấy đây không phải là hành vi xâm phạm QSHCN, thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS.

Hướng dẫn về xác định đối tượng QSHCN được bảo hộ

Việc xác định đối tượng QSHCN được bảo hộ cần theo hướng xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật SHTT; đối với QSHCN đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo Văn bằng bảo hộ đó; đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của

nhãn hiệu theo các quy định tại Điều 75 của Luật SHTT.

Hướng dẫn về chứng cứ

Theo quy định tại các điều 28, 35, 126, 127, 129 và điều 188 của Luật SHTT thì người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm. BLTTDS tại điều 81 cũng đã quy định về điều kiện của chứng cứ, theo đó một trong những điều kiện của chứng cứ là phải được đương sự và cá nhân, cơ quan tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định. Trong vụ án về SHCN, cần phải xác định quan hệ pháp luật và đối tượng tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện và yêu cầu của đương sự, từ đó mới có định hướng về thu thập chứng cứ có liên quan, nếu thu thập chứng cứ không đúng trọng tâm sẽ gây mất thời gian, công sức và gây phiền phức cho đương sự và Tòa án.

Đối với vụ kiện xâm phạm QSHCN, ngoài việc áp dụmg các quy định của Luật SHTT, cần lưu ý các quy định trong BLTTDS. Khi xem xét, đánh giá chứng cứ trên một vật cụ thể là hàng hóa thì cần kết hợp với Văn bằng bảo hộ đã được cấp; cần đánh giá bằng sự hiểu biết chuyên sâu của Thẩm phán về hàng hóa và cần kết hợp với ý kiến, kết luận của cơ quan chức năng có liên quan. Quyết định về việc có hay không hành vi xâm phạm là quyết định của Tòa án chứ không phải dựa theo ý kiến của cơ quan chuyên môn. Theo quy định tại Nghị định số 105, đối với người khởi kiện chứng minh tư cách chủ thể QSHCN bằng các chứng cứ: đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là bản gốc Văn bằng bảo hộ; bản sao Văn bằng bảo hộ có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các Văn bằng đó; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về SHCN do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng SHCN đó cấp. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế: bản gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cấp; bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN; bản sao Giấy chứng nhận

nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, bản sao Công báo SHCN có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN. Đối với bí mật kinh doanh là bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh. Đối với tên thương mại là bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại; đối với nhãn hiệu nổi tiếng là tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 57 của Luật SHTT và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.

Người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm QSHCN theo quy định tại điều 25 của Nghị định 105 bao gồm: bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng bảo hộ QSHCN; vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét xâm phạm QSHCN; bản giải trình, bản so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ QSHCN; biên bản, lời khai nhằm chứng minh hành vi xâm phạm QSHCN; vật mẫu, hiện vật, tài liệu khác...được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâp phạm QSHCN. Tài liệu, hiện vật nêu trên phải được lập thành danh mục, có chữ kỹ xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm khi nộp cho TAND có thẩm quyền.

Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong BLTTDS và Luật SHTT của Việt nam đã đáp ứng được yêu cầu của các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs và BTA đã có nhiều quy định liên quan đến vấn đề áp dụng BPKCTT. Theo quy định tại Chương VIII của BLTTDS và các điều từ 206 đến 210 của Luật SHTT thì chủ thể QSHTT khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về QSHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án cần phân biệt như sau: đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT theo quy định của Luật SHTT thì Tòa án áp dụng các quy định tương ứng của Luật SHTT. Đối với

yêu cầu áp dụng BPKCTT mà trong Luật SHTT không có quy định hoặc yêu cầu áp dụng BPKCTT theo quy định của BLTTDS thì Tòa án áp dụng các quy định của BLTTDS. Chủ thể QSHCN có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật SHTT. Áp dụng BPKCTT có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp nhằm thu giữ chứng cứ, bởi vì có thực tế sẽ ra là để nhằm thu giữ chứng cứ, nếu thông báo cho bên bị yêu cầu áp dụng lệnh biết, thì có thể sẽ làm cho việc áp dụng đó trở nên không còn ý nghĩa. Do vậy quy định áp dụng BPKCTT tại Luật SHTT cần phải cụ thể hơn quy định về áp dụng BPKCTT tại BLTTDS.

Điều 11.3 (yêu cầu 40) của BTA đã cụ thể về việc các quyết định thực thi tư pháp phải dựa trên các chứng cứ mà bên kia đã có cơ hội giải trình về các chứng cứ đó; Điều 13.5B (yêu cầu 77) cũng đòi hỏi bên bị yêu cầu phải có quyền xem xét lại thủ tục nói trên, trong đó có quyền được giải trình với Tòa án. Đây là những vấn đề rất hợp lý vì bản chất của nó là để bảo đảm quyền được biết của đương sự. Vì vậy khi hướng dẫn các quy định về thủ tục áp dụng BPKCTT phải làm sao quy định trách nhiệm của bên nộp đơn yêu cầu là phải chứng minh được với tòa án về tình huống cần thiết để Tòa án phải ra quyết định mà không thông báo cho bên bị áp dụng lệnh biết; nếu việc lấy ý kiến của bên bị áp dụng BPKCTT làm ảnh hưởng đến mục đích áp dụng BPKCTT thì không nên hỏi ý kiến của bên đó, đồng thời văn bản hướng dẫn cũng phải đảm bảo được việc ngay sau khi lệnh của Tòa được thực hiện, phải tổ chức phiên họp để bên bị yêu cầu áp dụng lệnh đó có cơ hội được giải trình. Về vấn đề này có thể tham khảo các nguyên tắc của thủ tục tố tụng dân sự xuyên quốc gia UNIDROIT (nguyên tắc thứ 5) như sau: Một lệnh của Tòa án có ảnh hưởng đến lợi ích của một bên đương sự có thể được ban hành và thực thi mà không cần thiết phải thông báo trước cho bên đương sự đó, với điều kiện là có bằng chứng về sự cần thiết và sự cân nhắc đầy đủ đến yêu cầu khách quan trước khi ra lệnh

đó. Một lệnh Ex parte phải phù hợp với lợi ích mà người nộp đơn tìm cách bảo vệ. Ngay sau khi điều kiện cho phép, đương sự bị ảnh hưởng bởi việc ban hành lệnh của Tòa án phải được thông báo về lệnh đó và những cơ sở của việc ban hành lệnh đó [41].

Về định giá tài sản SHCN

Đây là vấn đề hoàn toàn mới. Khái niệm về việc định giá tài sản SHCN hoàn toàn là mới mẻ. Hiện nay, trong lĩnh vực SHCN chưa có cơ quan định giá chuyên trách, vì vậy kết quả của hội đồng định giá chỉ được Tòa án chấp nhận khi Hội đồng định giá đó được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, trong thời gian tới cần thiết phải thành lập cơ quan định giá chuyên trách về SHCN [38] để đáp ứng cho yêu cầu của lĩnh vực này .

Về thời hạn trong tố tụng dân sự

Theo quy định hiện hành thì thủ tục tố tụng dân sự đối với vụ án xâm phạm QSHCN được tiến hành theo trình tự chung là khá phức tạp, kéo dài thời gian. Thông thường một vụ kiện dân sự từ khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi được đưa ra xét xử phải mất 4 đến 6 tháng, có trường hợp phải kéo dài hơn do qua nhiều cấp xét xử, do đó đối với các vụ án về SHCN cần có hướng dẫn hợp lý các trường hợp như tạm hoãn, tạm đình chỉ... để tránh kéo dài thời gian giải quyết của Tòa án. Nên quy định thời hạn tối đa để giải quyết vụ kiện là không quá 2 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Về sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan chức năng về SHCN

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về QSHCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án, Viện Kiểm sát với các cơ quan chức năng về SHTT để cùng tham gia khi có vấn đề về chuyên môn liên quan. Cụ thể khi Tòa án có văn bản cho ý kiến, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời về các vấn đề mà Tòa án yêu cầu hoặc thành lập hội đồng giám định để thực hiện yêu cầu của Tòa án theo quy định của pháp luật. Khi xét xử các vụ án dân sự liên quan đến QSHCN,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2023