Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 1


MỤC LỤC

Danh mục viết tắt. 3

Danh mục bảng biểu. 5

Lời mở đầu… 6

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về cạnh tranh quốc gia 9

1.1 Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố quyết định năng lực cạnhtranh quốc gia 9

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 9

1.1.2 Phân loại 10

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia 13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.2 Kinh nghiệm quốc tế 15

1.2.1 Kinh nghiệm mở cửa, hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của một số nước trong khu vực. 15

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 1

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 19

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và những vấn đề đặt ra 24

2.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 24

2.2 Năng lực cạnh tranh của Việt Nam dựa vào các tiêu chí đánh giácủa WEF 29

2.2.1 Về thể chế Nhà nước và vai trò điều hành của Chính phủ 29

2.2.2 Về Tài chính - Ngân hàng 37

2.2.3 Về mức độ mở cửa và hội nhập 46

2.2.4 Về Hạ tầng 60

2.2.5 Về Công nghệ 69

2.2.6 Về Lao động 76

2.2.7 Về Doanh nghiệp 82

2.3 Những mặt hạn chế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam 91

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 100

3.1 Định hướng quan điểm 100

3.2 Nhóm giải pháp của doanh nghiệp 101

3.2.1 Chiến lược Sản phẩm 102

3.2.2 Chiến lược Marketing 103

3.2.3 Chiến lược đổi mới Công nghệ 103

3.2.4 Chiến lược phát triển nguồn Nhân lực. 104

3.2.5 Chiến lược Liên kết 104

3.3 Nhóm giải pháp của nhà nước 105

3.3.1 Về môi trường thể chế 105

3.3.2 Về môi trường đầu tư 107

3.3.3 Về môi trường kinh doanh 110

Kết luận. 114

Tài liệu tham khảo 115


DANH MỤC VIẾT TẮT

AFTA Khu vực tự do mậu dịch ASEAN

APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Xây dựng - Quản lý - Chuyển giao

BCI Chỉ số cạnh tranh kinh doanh

CIEM Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIF Giá bao gồm bảo hiểm và cước vận chuyển

EU Liên minh châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT Hiệp định chung về thuế quan

GCI Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Tổng sản phẩm quốc dân

ICOR Chỉ số giá trị sản phẩm gia tăng

ILO Tổ chức lao động quốc tế

IMD Viện quản lý phát triển

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

JETRO Tổ chức ngoại thương Nhật Bản

MIS Hệ thống quản lý thông tin

MITI Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật Bản NIEs Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá

ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

R&D Nghiên cứu và phát triển

SIBOR Lãi suất liên ngân hàng Singagore

TNCs Công ty Xuyên quốc gia

UBND Uỷ ban nhân dân

UBQGVHN Uỷ ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

USD Đô la Mỹ

VND Việt Nam đồng


WB Ngân hàng Thế giới

WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

XHCN Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, 1997 – 2005 25

Bảng 2.2: Các chỉ số năng lực cạnh tranh các nước ASEAN – 2005 ... 27 Bảng 2.3: Các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam – 2005 28

Bảng 2.4: Cấu trúc của hệ thống tài chính Việt Nam 39

Bảng 2.5: Xếp hạng khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng - tài chính Việt Nam và các nước xét theo khả năng gia nhập thị trường ... 40

Bảng 2.6: So sánh chất lượng hệ thống ngân hàng Việt Nam với một số nước trong khu vực 44

Bảng 2.7: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký qua các năm 54

Bảng 2.8: So sánh một số chỉ tiêu sử dụng cơ sở hạ tầng giữa Việt Nam và Thái Lan 61

Bảng 2.9: Chi phí dịch vụ hạ tầng ở một số thành phố châu Á 63

Bảng 2.10: Đánh giá tác động của kết cấu hạ tầng tới năng lực cạnh tranh 67


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài:


Từ trước đến nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các quốc gia trong nền kinh tế thị trường bởi cạnh tranh là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế.

Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo việc làm và thu nhập, trình độ khoa học công nghệ được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện. Ngược lại, nền kinh tế chậm hoặc không nâng cao được năng lực cạnh tranh sẽ dẫn đến ít thu hút được đầu tư trong nước và nước ngoài, mất thị phần của thị trường trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp không cạnh tranh được sẽ phải chuyển hướng sản xuất, thậm chí có thể phải giải thể, phá sản... dẫn đến lao động mất việc làm, gây khó khăn về kinh tế, xã hội.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm thì Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm có khả năng cạnh tranh thấp. Cụ thể: Năm 2003 Việt Nam xếp hạng 60 trong 102 nước; Năm 2004 xếp hạng 77 trong 104 nước; Năm 2005 xếp hạng 81 trong 117 nước. Với năng lực như vậy, khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta sẽ dễ dàng bị tổn thương và thua thiệt. Để tránh nguy cơ trên và khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển chung, Việt Nam cần phải nỗ lực, chủ động hội nhập vào xu thế chung đồng thời phải nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của mình.

Với yêu cầu trên, việc chỉ rõ các hạn chế và những yếu kém về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế khác từ đó đề ra các chính sách nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế đang


là vấn đề được các cơ quan, các bộ, ban ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm.

Do sự cần thiết của vấn đề như vậy nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.

2. Tình hình nghiên cứu:


Cạnh tranh kinh tế là vấn đề hấp dẫn, đã có nhiều tác giả tìm hiểu, nghiên cứu. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, nghiên cứu những rào cản, những mặt hạn chế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam nhưng chưa nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh của Việt Nam và việc đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập và chuẩn bị gia nhập WTO.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:


- Chỉ ra những mặt lợi thế và hạn chế, yếu kém về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng: Nghiên cứu những vấn đề về năng lực canh tranh quốc gia của Việt Nam. Những vấn đề lý luận, những chính sách và giải pháp liên quan đến cạnh tranh kinh tế.

- Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ năm 1995 đến nay.


5. Phương pháp nghiên cứu:


Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của Việt Nam là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, dựa trên 8 tiêu chuẩn của WEF để tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh từ đó rút ra những giải pháp tối ưu.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:


- Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như tham gia AFTA và khi Việt Nam gia nhập WTO.

7. Bố cục của luận văn:


Bố cục của luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, phần nội dung bao gồm có 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về năng lực cạnh tranh quốc gia

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023