Bảng 2.1: Vị trí xếp hạng của Việt Nam
1997 | 1998 | 1999 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Xếp hạng/ Tổng số | 49/53 | 39/53 | 48/53 | 60/75 | 65/80 | 60/102 | 77/104 | 81/117 |
Khoảng cách đến nước thấp nhât | 4 | 14 | 5 | 15 | 15 | 42 | 27 | 36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 1
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 2
- Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Cho Xuất Khẩu Hàng Hoá Của Trung Quốc:
- Mức Độ Cạnh Tranh Giữa Các Ngân Hàng Trong Nước
- Xếp Hạng Khả Năng Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng - Tài Chính Việt Nam Và Các Nước Xét Theo Khả Năng Gia Nhập Thị Trường, 2000
- Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Đăng Ký Qua Các Năm 2001 - 2005
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2005
Vị trí xếp hạng không trực tiếp cho thông tin chính xác về cao hay thấp vì còn phụ thuộc vào số nền kinh tế được xếp hạng, nói Việt Nam được xếp hạng 39 mà không nói trên 53 nước dễ gây hiểu lầm rằng vị trí đó cao hơn hiện nay. Vì vậy, hàng 3 nêu khoảng cách giữa Việt Nam và cuối cùng là thước đo chính xác hơn. Năm 1997 Việt Nam chỉ cách nước cuối có 4 bậc, đến năm 1998 do nhiều nước châu Á lâm vào khủng hoảng tài chính trầm trọng bị xếp tụt hạng mạnh nên vị trí của Việt Nam được nâng lên, đạt 39/53, khoảng cách là 14. Đến năm 1999, các nước trải qua khủng hoảng đã bình ổn nhanh chóng, vị trí Việt Nam lại trở về 48/53, khoảng cách lại còn 5 bậc. Trong hai năm sau vị trí là 60/75 và 65/80 vẫn ổn định tương đối do có thêm 12 nước (2000) và 27 nước (2002), khoảng cách đến nước cuối cùng vẫn là
15. Vị trí của Việt Nam được xếp cao nhất trong năm 2003, khoảng cách đạt đến mức 42 nước so với nước cuối cùng, phản ánh những tiến bộ về Luật doanh nghiệp, bỏ giấy phép con của Chính phủ Việt Nam (các xếp hạng có độ trễ ít nhất là một năm do việc thu nhận phỏng vấn của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cũng phải có thời gian để thể nghiệm và đánh giá các số liệu
kinh tế vĩ mô). Như vậy có thể thấy, vị trí 39/53 năm 1998 không cao bằng vị trí 60/102, thậm chí không cao bằng 77/104 nếu lấy khoảng cách đến nước cuối cùng để xem xét.
Ngày 28/9/2005, WEF đã công bố báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2005. So với năm 2004, năm 2005 WEF đó bổ sung thêm 15 nước vào bảng xếp hạng, đưa tổng số quốc gia và vùng thổ được xếp hạng lên 117. Năm 2005, cả ba nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VN đều giảm so với năm 2004. Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) giảm từ 77 xuống 81, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp từ 79 xuống 80 và chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp từ 61 xuống 74. Điều đáng nói là khoảng cách giữa nước ta với hầu hết các nước trong khu vực (trừ Indonesia) đều đã dãn ra thêm 2 đến 11 bậc về năng lực cạnh tranh tăng trưởng, 1 đến 6 bậc về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và 14 đến 15 bậc về năng lực cạnh tranh tổng thể. So với các nước ASEAN, Việt Nam được xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia. (Bảng 2.2)
Cũng trong báo cáo này, thứ hạng về cạnh tranh kinh doanh (BCI) của Việt Nam cũng giảm từ 50/95 nước xuống 79/103 nước trong khi Malaysia và Indonesia đều cải thiện thứ hạng của mình. BCI là chỉ số tổng hợp về chất lượng môi trường kinh doanh cũng như chiến lược và khả năng kinh doanh của các công ty. Bên cạnh việc xếp hạng, báo cáo cũng tính điểm số cho từng nhóm chỉ số. Điểm số này cho phép từng nước có thể so sánh với tự bản thân mình. Việt Nam nằm trong số 84 nước có điểm số xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng giảm. Việt Nam cũng nằm trong số 92 nước có điểm số xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp tăng. Mức tăng của Việt Nam là 0,23, thấp hơn mức tăng trung bình của các nước là 0,43 và thấp hơn mức tăng của 88 nước.
Bảng 2.2 Chỉ số cạnh tranh của các nước ASEAN - 2005
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng | Chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp | Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp | ||||
Nước | Năm 2005 | Thay đổi so với 2004 | Năm 2005 | Thay đổi so với 2004 | Năm 2005 | Thay đổi so với 2004 |
Singapore | 6 | +1 | 5 | +5 | 5 | +2 |
Malaysia | 24 | +7 | 23 | 0 | 25 | -2 |
Thái Lan | 36 | -2 | 37 | 0 | 33 | 0 |
Indonesia | 74 | -5 | 59 | -15 | 69 | -21 |
Philipines | 77 | -1 | 69 | +1 | 73 | +1 |
Việt Nam | 81 | -4 | 80 | -1 | 74 | -13 |
Campuchia | 112 | 109 | 111 | |||
Tổng số 117 nước xếp hạng của WEF Tăng hạng (+), giảm hạng (-) |
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 2005
Trong các chỉ số bộ phận tạo thành các nhóm chỉ số trên, chỉ số về tham nhũng của nước ta có thứ hạng giảm nhiều nhất (14 bậc), sau đó là chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô (11 bậc), chỉ số về đổi mới (9 bậc). Chỉ số tăng hạng lớn nhất là chỉ số về mức độ lãng phí của khu vực chính phủ. Về các chỉ số chi tiết, so với năm 2004, Việt Nam có 5 chỉ số không thay đổi hạng, 56 chỉ số tăng hạng và 74 chỉ số giảm hạng. Bảng 2.3 liệt kê các chỉ số có sự thay đổi mạnh nhất về thứ hạng.
Bảng 2.3 Các chỉ số cạnh tranh của Việt Nam - 2005
Tăng hạng (+), giảm hạng (-)
Thứ hạng năm 2005 | Thay đổi thứ hạng | |
Mức độ độc quyền trên thị trường | 36 | +38 |
Chuyển giao công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài | 46 | +33 |
Mức độ hành chính quan liêu | 64 | +27 |
Cung ứng vốn kinh doanh mạo hiểm | 40 | +26 |
Kỳ vọng về triển vọng kinh tế | 10 | +24 |
Tác động của qui định pháp luật tới đầu tư trực tiếp nước ngoài | 46 | +23 |
Gánh nặng các quy định của Chính phủ | 102 | -43 |
Sử dụng lao động nữ trong khu vực kinh tế tư nhân | 49 | -42 |
Lạm phát | 93 | -41 |
Tỷ lệ nhập học cấp cơ sở | 66 | -32 |
Thù lao cho cán bộ quản lý doanh nghiệp | 69 | -24 |
Mức độ dễ dàng trong tuyển dụng lao động nước ngoài | 56 | -22 |
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 2005
Những thay đổi thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năng lực cạnh toàn cầu năm 2005 của WEF cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, về xoá đói, giảm nghèo và về nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin. Bản thân các doanh nghiệp
cũng tin tưởng cao vào triển vọng phát triển kinh trong những năm tới. Tuy nhiên, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn luôn bị đánh giá thấp. Có thể thấy rằng các chỉ số về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tiếp thị ra thị trường quốc tế, và đặc biệt là tham nhũng của nước ta luôn ở thứ hạng rất thấp qua nhiều năm. Trong khi đó, đây lại là những yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng bền vững và năng suất hay năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ thật sự có sự thay đổi lớn và ổn định ở thứ hạng cao khi chúng ta xử lý về căn bản những hạn chế trên.
2.2. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam dựa vào các chỉ tiêu đánh giácủa WEF:
Sau đây ta đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam dựa vào phương pháp đánh giá của WEF.
2.2.1 Thể chế nhà nước và vai trò điều hành của chính phủ
Hai chỉ tiêu Thể chế kinh tế - chính trị và Vai trò của chính phủ được tập trung phân tích trong phần này thông qua năng lực thể chế và năng lực của chính phủ.
2.1.1.1 Năng lực thể chế
+ Khung khổ luật pháp và pháp luật về kinh tế
Trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý nền kinh tế - xã hội. Vì vậy nhiều lĩnh vực đã được chế định bằng các văn bản luật, pháp lệnh. Kinh tế thị trường từng bước thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, hoạt
động xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt năm 2005 chứng kiến những nỗ lực chưa từng thấy của Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, nhất là khung pháp luật về kinh tế. Nhìn chung, các đạo luật kinh tế được ban hành, sửa đổi trong năm nhằm đạt hai nhóm mục tiêu chính: Một là, đáp ứng các quy định và thông lệ quốc tế nhằm phù hợp với bối cảnh đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, nhất là chuẩn bị gia nhập WTO. Các đạo luật quan trọng bao gồm Luật Đầu tư (chung) hay còn gọi là Luật Đầu tư 2005; Luật Doanh nghiệp (thống nhất); Luật Thương mại (sửa đổi); Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005 (sửa đổi)… Hai là, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước, chi ngân sách nhà nước; tăng cường đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí trong chi ngân sách nhà nước (bao gồm các luật Đấu thầu, Luật thực hành tiết kiệm và Chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng…).
Trong đó Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 được coi là có tác động sâu rộng nhất đến nền kinh tế và cấp thiết nhất phải được thông qua để Việt Nam sớm gia nhập WTO. Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh, tuy đã được thông qua cuối năm 2004 và có hiệu lực thực thi từ 1/7/2005, song việc phân tích những vấn đề trong thực thi bộ luật đầu tiên của Việt Nam điều tiết các vấn đề cạnh tranh cũng rất cần thiết, có ý nghĩa trong bối cảnh mức cạnh tranh trong nước sẽ ngày càng gay gắt sau khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Pháp luật về kinh tế ngày càng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh, khẳng định nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì mà pháp
luật không cấm. Nhiều đạo luật về kinh tế xã hội được ban hành đã thể chế, cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, với mục tiêu bảo đảm cho tự do kinh doanh, cạnh tranh công bằng và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, thể chế pháp lý hiện hành trong quản lý kinh tế ở nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập sau đây.
Về tính toàn diện: Trước hết đó là số lượng luật và pháp lệnh còn quá ít so với các văn bản do Chính phủ, các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp ban hành. Mặt khác, nhiều đạo luật có những quy định rất chung nên không thể áp dụng trực tiếp, cần có văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Ví dụ như, luật chỉ quy định khung thuế suất còn thuế chi tiết thì do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định. Điều đó dẫn đến tình trạng các cơ quan thi hành pháp luật vừa làm luật vừa thi hành pháp luật.
Thứ hai, tuy khung pháp luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và vận hành của cơ chế thị trường, nhưng chưa tạo được sự đồng bộ cho các yếu tố của thị trường. Quyền tự do kinh doanh đã được thể hiện trong Hiến pháp 1992, nhưng trong một số văn bản dưới luật và trên thực tế quyền này còn bị hạn chế về nhiều phương diện. Sự liên kết các doanh nghiệp nhà nước bằng các quyết định hành chính dưới dạng tổng công ty đã tạo ra sự hạn chế cạnh tranh, trong nhiều trường hợp dẫn tới tình trạng độc quyền. Nhà nước vẫn can thiệp vào giá cả bằng con đường hành chính trong một số lĩnh vực quan trọng như giá bưu chính, viễn thông, xây dựng, vận tải v.v... gây hạn chế cạnh tranh.
Cơ chế cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh trong nền kinh tế chưa được thiết lập đầy đủ dẫn đến tình trạng giá cả của một số hàng hoá, sản phẩm quan trọng vẫn là giá độc quyền và ở mức cao hơn so với mặt bằng giá cả trên thế giới, làm thiệt hại đến người tiêu dùng, làm méo mó hệ thống giá cả trong nước, giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Thứ ba, tuy pháp luật đã bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nhưng một số lĩnh vực mới được quy định ở mức tối thiểu nhất. Ví dụ như, pháp luật về các giấy tờ có giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, v.v…
Thứ tư, vì là pháp luật của giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý nên hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam vừa mang tính chất của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá, vừa mang tính chất kinh tế thị trường. Trong việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều bằng các biện pháp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động thanh tra ít thay đổi, chức năng thanh tra của các cơ quan chồng chéo, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.
Về tính đồng bộ: Đây là điểm yếu nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Quốc hội đã có chương trình làm luật cho từng năm và cho cả nhiệm kỳ, Chính phủ có chương trình, kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng do những hạn chế về thời gian cũng như trình độ làm luật nên pháp luật thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Điều đó dẫn tới tình trạng là việc áp dụng luật bị chia cắt. Ví dụ như, thứ tự ưu tiên thanh toán nợ trong Luật Phá sản doanh nghiệp khác với thứ tự ưu tiên trả nợ trong Bộ luật Lao động, hay xử lý hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp liên quan đến đất đai trong Luật Đầu tư nước ngoài khác với Luật Đất đai v.v...