Khái Quát Chung Về Pháp Luật Thuế Tncn Và Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú

Ngoài ra, còn có một số thu nhập được trừ khỏi tổng thu nhập trước khi xác định thu nhập chịu thuế. Đó thường là những chi phí phát sinh thường xuyên và khách quan như chi y tế, các loại thuế, đóng góp từ thiện, v.v.

1.1.4.3 Thuế suất thuế TNCN

Một yếu tố không kém phần quan trọng để xác định thuế TNCN chính là thuế suất. Do là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến gánh nặng thuế mà mỗi cá nhân phải chịu nên biểu thuế của mỗi quốc gia cũng phải đảm bảo được tính công bằng và kinh tế. Để làm được điều đó, các quốc gia cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về thuế suất thuế TNCN. Trong đó phải đảm bảo:

(i) Đánh thuế vào thu nhập tổng hợp với số lượng thuế suất vừa phải để dễ dàng trong việc quản lý.

(ii) Mức thuế suất không nên quá cao làm ảnh hưởng đến nỗ lực lao động, tiết kiệm và đầu tư.

(iii) Sử dụng thuế suất ưu tiên linh hoạt cho từng loại thu nhập căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội.

Trên thế giới, các nước thường quy định mức thuế suất ưu đãi đối vơi thu nhập từ lao động nhiều hơn là thu nhập từ vốn. Bên cạnh đó, một đặc trưng nổi bật nhất của thuế TNCN chính là việc áp dụng mức thuế suất lũy tiến, gồm thuế suất lũy tiến toàn phần và lũy tiến từng phần. Thuế suất toàn phần nghĩa là áp dụng một mức thuế suất cho tổng thu nhập chịu thuế. Ví dụ Luật thuế TNCN quy định mức thuế suất 5% đối với thu nhập từ bản quyền. Như vậy, một cá nhân có thu nhập 5 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập và cá nhân có thu nhập 50 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập từ bản quyền sẽ phải đóng thuế TNCN với cùng một mức thuế suất. Thuế suất toàn phần có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán nhưng lại có nhược điểm là có tính dàn trải, không phần biệt mức thu nhập cao hay thấp. Ngược lại, thuế suất lũy tiến

từng phần là việc thu nhập tính thuế và thuế suất được thiết kế theo mức độ tăng dần, số thuế phải nộp cũng lũy tiến tăng theo. Chính vì vậy, khi tính thuế theo loại thuế suất này, những người có thu nhập cao hơn thì sẽ phải áp dụng mức thuế suất cao hơn và số thuế phải nộp sẽ nhiều hơn. Thuế suất lũy tiến từng phần có nhược điểm là phức tạp trong tính toán do có nhiều bậc thuế.

Trong quá trình thiết kế biểu thuế, việc một quốc gia lựa chọn loại thuế suất nào để áp dụng cho thuế TNCN của đất nước mình phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh tế, xã hội và mục tiêu chính sách của quốc gia đó.

1.2 Khái quát chung về pháp luật thuế TNCN và bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thuế thu nhập đầu tiên được áp dụng tại các nước Châu Âu như Anh vào năm 1799, và Phổ vào năm 1808. Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872. Các nước Châu Âu khác, cũng như Úc, Niu Dilân, và Nhật Bản áp dụng các loại thuế thu nhập thường xuyên vào nửa cuối Thế kỷ 19. Tại Châu Á: Thái Lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippin năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung Quốc năm 1984; Các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992.

Để thực hiện hoạt động thu thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, sự điều chỉnh của nhà nước thông qua các quy định pháp luật là hết sức cần thiết. Việc ban hành các văn bản pháp luật về thuế TNCN có ý nghĩa quan trọng, tạo căn cứ pháp lý cho việc áp dụng thuế TNCN trên thực tế. Bởi suy cho cùng, mặc dù nhà nước nào cũng có quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu và đặc thù nhất của mình để thực hiện mục tiêu đã định.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 4

Pháp luật thuế TNCN phải được xây dựng dựa vào những tiêu chuẩn nhất định trong tổng thể các quy định về thuế, trong đó cần xem xét và thực

hiện theo những căn cứ cơ bản như đảm bảo nguồn vật chất chi tiêu nhà nước, những yếu tố liên quan đến tình hình phát triển kinh tế, thu nhập của dân cư, định hướng phát triển của nhà nước; yêu cầu đảm bảo bao quát hết nguồn thu cho NSNN và đảm bảo yêu cầu của các quan hệ kinh tế đối ngoại; quan hệ kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.1 Các nguyên tắc xây dựng luật thuế TNCN

Những nguyên tắc này được xem là nguyên tắc cơ bản được thừa nhận phổ biến trên thế giới trong việc xem xét, đánh giá tác động của thuế, tuân thủ nguyên tắc chung trong xây dựng, ban hành và thực hiện Luật thuế.

1.2.1.1 Nguyên tắc khấu trừ tại nguồn

Nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc quốc tịch có nghĩa là rằng mỗi công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho đất nước mà họ mang quốc tịch. Nguyên tắc này làm cơ sở cho quy định đánh thuế lên khoản thu nhập phát sinh ngoài nước của công dân Việt Nam. Nguyên tắc quốc tịch không chỉ nêu rõ nghĩa vụ công dân mà còn bảo vệ công dân của một nước khỏi nghĩa vụ thuế của quốc gia khác, tức là “dân xứ nào phải và chỉ nộp thuế cho xứ đó”, nếu như họ không có thu nhập phát sinh ở một xứ nào khác.

Nguyên tắc nguồn gốc (nguyên tắc lãnh thổ), bất luận thu nhập được tạo ra bởi công dân mang quốc tịch nào, hễ phát sinh trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia nào thì phải nộp thuế cho chính phủ nuớc chủ nhà bởi những bảo hộ, bảo đảm và tiện ích công cộng mà nước chủ nhà đã cung cấp.

Trường hợp xuất hiện xung đột giữa nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc nguồn gốc thì các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần bằng một hiệp định. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước.

Tiêu chuẩn cho một thuế thu nhập tốt, hiệu quả chi phí của những phản ứng hành vi trước thuế, tối thiểu hóa tổn thất xã hội (đánh đổi giữa lợi ích

kinh tế và lợi ích xã hội trong việc ban hành thuế TNCN), sử dụng thuế để nội bộ hóa ngoại tác, cụ thể là các tác động ngược chiều như đã phân tích. Công bằng trong việc phân bổ gánh nặng thuế, công bằng ngang: những người có khả năng chi trả bằng nhau thì đóng thuế bằng nhau, công bằng dọc, những người có khả năng chi trả nhiều hơn thì đóng thuế nhiều hơn (thuế suất lũy tiến: thuế suất trung bình tăng khi thu nhập tăng).

Về quản lý thuế, đối với người nộp thuế thì giảm chi phí của những người đóng thuế về thời gian, tiền, những bất tiện, về cơ quan quản lý, giảm chi phí hành chính. Thực tế, chi phí hành thu của thuế TNCN thường rất cao, điều này làm cơ sở để áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả, đó cũng là một biện pháp để giảm chi phí hành thu.

1.2.1.2 Nguyên tắc thu khi phát sinh thu nhập

Đảm bảo nguyên tắc công bằng, giải quyết yêu cầu này, những vấn đề phát sinh trong công tác hành thu như khai man tiền thuế, trốn lậu thuế sẽ được giảm thiểu; hệ thống pháp luật thuế dễ được người dân chấp nhận, tự giác tuân thủ, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Như đã phân tích ở trên, các điểm thể hiện sự mất công bằng trong Luật thuế TNCN cần phải được điều chỉnh: Quy định thu thuế ngay từ đồng đầu tiên với mức thuế suất 0%, điều này đảm bảo vai trò đúng của Luật thuế TNCN chứ không phải thuế thu nhập cao đã thực hiện vừa qua.

1.2.1.3 Nguyên tắc khả năng nộp thuế

Thuế nên trích xuất nhiều hơn vào thu nhập cao và giảm xuống cho thu nhập thấp sao cho mức hy sinh là như nhau khi đồng thuế cuối cùng được nộp. Từ đó, trên thực tế nguyên tắc công bằng theo khả năng tài chính làm cơ sở của thuế lũy tiến trên những đồng thu nhập vượt qua các ngưỡng nhất định.

Nguyên tắc bình đẳng, đòi hỏi địa vị thế của mỗi chủ thể phải ngang nhau hoặc mỗi đối tượng nộp thuế phải được đối xử không thiên vị. Đóng

thuế là trách nhiệm công dân, là nghĩa vụ của mọi người bất kể giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và địa vị xã hội. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch, minh bạch của hệ thống pháp luật thuế yêu cầu các qui phạm pháp luật thuế TNCN phải rõ ràng, giảm thiểu những quy định dẫn chiếu từ văn bản pháp luật này sang văn bản pháp luật khác hoặc hạn chế dẫn chiếu những quy định chung.

Để đảm bảo sự minh bạch, các quy định trong đạo luật thuế liên quan đến phạm vi áp dụng, đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, cách xác định mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, cách thức nộp thuế, các cơ quan thu, hành vi nào bị coi là vi phạm, thẩm quyền phạt và mức phạt cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để đa số dân chúng đều có thể hiểu được quyền và nghĩa vụ về thuế của mình. Đây cũng chính là phương án phòng ngừa tốt đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Ngoài ra, cần áp dụng những biện pháp có hiệu quả cả về tổ chức bộ máy hành chính để đảm bảo sự độc lập ngày càng cao giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong quá trình ban hành luật thuế, tính công khai được thể hiện ở việc công bố văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian luật định, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho quá trình quản lý, thu và nộp thuế.

Đảm bảo tính ổn định, tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế thực chất cũng thể hiện sự công bằng, minh bạch của pháp luật. Tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế yêu cầu nhà hoạch định chính sách cũng như cơ quan lập pháp- ở đây là Quốc Hội cần có dự báo về xu hướng phát triển và những vấn đề phát sinh, cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với những nội dung gắn với phạm vi điều chỉnh của Luật thuế TNCN, điển hình như thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải có xu hướng giảm để tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp quốc tế; Thuế suất đánh trên

lợi tức và trên thu nhập chuyển nhượng vốn có khuynh hướng xích lại gần nhau để thúc đẩy quá trình tái đầu tư trong doanh nghiệp, v.v.

Đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế TNCN sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện, ổn định và thu hút nhân lực có trình độ cao và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, cũng cần phải hiểu rõ rằng, Việt Nam vừa là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, vừa là nước có nền kinh tế đang phát triển nhưng ở mức độ thấp, tính ổn định của hệ thống pháp luật thuế bị hạn chế.

Trong quá trình áp dụng có thể có những điều chỉnh chính sách pháp luật thuế cũng như từng luật thuế cụ thể nhưng sự điều chỉnh đó phải tuân thủ đúng lộ trình đã dự liệu, hoạch định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng.

Nguyên tắc minh bạch, thuế làm thu nhập chuyển dịch bắt buộc và không ngang giá từ khu vực tư nhân vào NSNN. Vậy nên, thuế phải minh bạch và được giải thích cũng như hướng dẫn thống nhất cả nước. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi chính phủ phải công bố cho dân chúng biết thuế đã được sử dụng như thế nào. Những khoản thuế ngầm (như lạm phát) và thuế tương lai (như nợ công) cũng phải minh bạch. Sự không minh bạch trong thuế khóa là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh như: bất bình đẳng, tham nhũng, lạm thu, v.v. đồng thời làm suy yếu tính pháp định của thuế. Nguyên tắc này thể hiện tại Khoản 3 Điều 4 của Luật Quản lý thuế Việt Nam: “Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế”.

Nguyên tắc trọng pháp (Nguyên tắc pháp định), thuế phải do Quốc Hội thông qua do đó nó đương nhiên là một đạo luật, kể cả cơ quan quản lý thuế lẫn đối tượng nộp thuế và những bên có liên quan đều bị chi phối và buộc phải chấp hành. Gọi là nguyên tắc hành chính vì không chứa đựng yếu tố kinh tế, Chính phủ thường có nhiều lý lẽ và đủ sức mạnh hành thu, nên nguyên tắc

này nhằm ngăn chặn Chính Phủ và chính quyền địa phương tự đặt ra các khoản thu đối với người dân và bảo vệ dân chúng trước những nguy cơ lạm thu của cơ quan hành pháp. Điều đó có nghĩa là, về mặt nguyên tắc, mọi sắc thuế không được ban hành dưới hình thức một đạo luật thì không có giá trị và không có khả năng ràng buộc đối với người đóng thuế - cử tri. Và, ngay cả cơ quan quản lý thuế cũng có khả năng bị kiện nếu làm trái luật.

Nguyên tắc mang tính kinh tế, khi một khoản thuế được ban hành nó không chỉ điều chỉnh nghĩa vụ và hành vi công dân mà sẽ tác động đến phân phối và hoặc tái phân phối thu nhập giữa chính phủ và khu vực tư, giữa các nhóm dân cư với nhau.

1.2.2 Khái quát vấn đề bảo vệ quyền của người nộp thuế là cá nhân cư trú theo quy định của luật thuế TNCN của Việt Nam

Một trong các nguyên tắc đánh thuế thu nhập nói chung và thuế TNCN nói riêng là dựa trên tình trạng cư trú của đối tượng nộp thuế. Xác định tình trạng cư trú của người nộp thuế không ảnh hưởng đến quốc tịch hoặc tình trạng cư trú hợp pháp của người nộp thuế nhưng nó tác động đến số thuế mà người đó phải nộp. Việc quy định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú trong luật thuế TNCN vừa có thể đảm bảo nguyên tắc “công bằng” khi thu thuế, vừa thực thi các thỏa thuận về quyền đánh thuế của Việt Nam được quy định trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phù hợp với thông lệ quốc tế khi xác định nghĩa vụ thuế của các đối tượng này.

1.2.3.1 Xác định cá nhân cư trú theo luật thuế TNCN của Việt Nam

Tính đến ngày 15/7/2014, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 69 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới [29]. Một trong các nội dung cơ bản của các Hiệp định này là xác định đối tượng cư trú của một quốc gia để tránh tình trạng cá nhân

đồng thời phải nộp thuế TNCN tại Việt Nam hoặc quốc gia ký hiệp định tránh đánh thuế với Việt Nam.

Các tiêu chí để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc quốc gia ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần lần lượt được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Quốc gia nơi cá nhân có nhà ở;

2. Quốc gia nơi cá nhân có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của các quyền lợi chủ yếu);

3. Quốc gia nơi cá nhân thường sống;

4. Quốc gia nơi cá nhân mang quốc tịch;

5. Quốc gia nơi cá nhân được coi là đối tượng cư trú theo thỏa thuận chung khi không xác định được tư cách cư trú của cá nhân theo các yếu tố nêu trên.

Theo các quy định của Việt Nam, khái niệm “cư trú”, “nơi cư trú” có thể được quy định tại Bộ luật dân sự, Luật quốc tịch, Luật cư trú, v.v. Theo quy định của Bộ luật dân sự không có khái niệm “cư trú” mà chỉ có khái niệm “nơi cư trú”, cụ thể là “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống”. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo nguyên tắc trên đây thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống [13, Điều 52]. Dưới góc độ Luật cư trú, “cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú” [21, Điều 1]. Dưới góc độ Luật quốc tịch, “cư trú” không có khái niệm cụ thể mà chỉ là một yếu tố giúp xác định quốc tịch của một công dân. Như vậy, “cư trú” theo các quy định nêu trên phần lớn dẫn chiếu đến một nơi mà cá nhân sinh sống. Theo lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật thuế TNCN tại Việt Nam, “cá nhân cư trú” có cùng nội hàm như các quy định nêu trên cho

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí