Số Lượng Bị Can Hàng Năm Từ Năm 2010 Đến 2014 Tại Cqđt Các Cấp

Việc thi hành các biện pháp ngăn chặn TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền con người của người của người bị tình nghi phạm tội. Nhất là trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

Một số vi phạm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn

Bảng 1. Số lượng bị can hàng năm từ năm 2010 đến 2014 tại CQĐT các cấp

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

Trung

bình

Vụ án

61.871

62.434

60.588

63.884

65.127

319.904

63.980

Bị can

95.085

96.547

98.832

99.116

97.241

486.821

97.364

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 10

(Nguồn: phân tích các báo cáo tổng kết năm của của Bộ Công an)

Bảng 2: Thống kê hình thức xử lý người bị tạm giữ


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng

Số người bị tạm giữ

57967

72051

76159

76536

77148

359861

Số người Cơ quan

bắt giữ trả tự do

1.933

2.365

2.615

2.245

2264


11422

VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ


201


236


269


246


254


1206

VKS không phê chuẩn quyết định gia

hạn tạm giữ


71


88


106


97


95


457

(Nguồn: VKSNDTC)

Bộ luật TTHS quy định rất đầy đủ, cụ thể các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam cũng như các trường hợp trả tự do cho người đã bị bắt, tạm giữ, tạm giam. Có nhiều căn cứ trả tự do cho người đã bị

bắt, tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên các trường hợp trả tự do chỉ thuộc một trong hai nguyên nhân: trả tự do khi không cần tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam và trả tự do khi đã bắt, tạm giữ, tạm giam không có, không đủ căn cứ, không cần thiết. Nguyên nhân trả tự do thứ hai phản ánh sai phạm của CQĐT, VKS trong việc áp dụng, phê chuẩn áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Số liệu thống kê tư pháp cho thấy hàng năm đang có số lượng lớn người bị bắt, tạm giữ, tạm giam được trả tự do. Nguyên nhân do không có căn cứ tạm giữ, tạm giam chiếm tỉ lệ cao. Trong tổng số 11.422 trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam được trả tự do có 1663 trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, VKS hủy bỏ quyết định tạm giữ hoặc không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ bằng 14,6%. Như vậy, trong 5 năm, từ năm 2010 – 2014, có 1663 trường hợp quyền con người bị vi phạm dưới hình thức bị tạm giữ, tạm giam trái pháp luật, nhưng hầu hết các trường hợp này đều không được bồi thường hay xin lỗi. Số liệu này phản ánh tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền con người trong giải quyết án hình sự, cần sớm được khắc phục, chấn chỉnh.

Ngoài ra, tình trạng vi phạm quyền con người dưới hình thức vi phạm thời hạn tạm giữ người còn tồn tại. Theo quy định của Bộ luật TTHS, nếu hết thời hạn tạm giữ thì CQĐT có thẩm quyền có thể ra quyết định gia hạn tạm giữ hoặc chuyển sang tạm giam hoặc phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Tuy nhiên, nhiều đương sự đã bị tạm giữ tại CQĐT dưới hình thức câu lưu, “tự nguyện ở lại CQĐT để phục vụ điều tra”. Theo thống kê của VKSNDTC, trong giai đoạn 2010 – 2014, cả nước có 1032 trường hợp vi phạm quy định về tạm giữ, tạm giam. Sai phạm và trách nhiệm đối với các trường hợp này chủ yếu thuộc về CQĐT và VKS.

Những năm gần đây, bắt, giam, giữ là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đông đảo quần chúng nhân dân.

Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không đủ căn cứ, không đúng trình tự, thủ tục đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có trường hợp cơ quan cấp dưới giữ người nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xử lý vụ việc tùy tiện, xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người. Điển hình là vụ việc bắt người tùy tiện, không đúng trình tự thủ tục tố tụng xảy ra tại xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên năm 2010: Bà Vuốt có hai con là anh Quý và anh Sửu. Chị Toan là vợ anh Quý bị Nguyễn Tùng Lâm trêu ghẹo và chặn đánh. Ông Chứ (chồng bà Vuốt) cũng bị Lâm hành hung. Ngày 23/10/2010, Lâm kéo vài chục người đến vây nhà, ném gạch đá, dùng kiếm đâm thủng cửa nhà ông Chứ. Ông Chứ ném gạch xuống không cho Lâm và đồng bọn đến gần. Sau đó nhóm của Lâm bỏ chạy. Hôm sau, mẹ và chú của Lâm đến nhà ông Chứ bắt đền vì Lâm bị gẫy răng. Mỗi cái răng hai triệu đồng. Vụ việc được trình báo cơ quan pháp luật. Sáng ngày 25/10/2010, anh Quý đến trụ sở công an huyện Yên Mỹ theo giấy triệu tập và bị bắt, giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hưng Yên. 22 giờ cùng ngày, Công an huyện Yên Mỹ mới thông báo cho gia đình bà Vuốt [2, tr.35]. Trường hợp này, CQĐT đã vi phạm các quy định Bộ luật TTHS về việc bắt, giam, giữ người, thực hiện bắt người không có lệnh bắt, khi bắt không tôn trọng trình tự thủ tục bắt, bắt người không có sự chứng kiến của đại diện chính quyền, không lập biên bản khi bắt. Những vi phạm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Việc áp dụng tùy tiện các biện pháp ngăn chặn, bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn... đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân. Người thực hiện hành vi nói trên phải bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí có thể

bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng xã hội, bảo đảm khôi phục quyền con người của người bị bắt oan, sai, bị tạm giữ, tạm giam quá hạn.

Tình trạng tạm giữ, tạm giam khi không cần thiết, tạm giữ, tạm giam quá hạn, kéo dài do phải trả hồ sơ điều tra bổ sung đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tâm lý của người bị giam, giữ. CQĐT và VKS đều có trách nhiệm trong vi phạm giam, giữ người. Theo báo cáo thống kê của VKSNDTC, giai đoạn 2010 – 2014, số trường hợp quá hạn tạm giam trên phạm vi cả nước là 4058 trường hợp.

Các vi phạm nêu trên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, ở mức độ khác nhau đã xâm hại đến quyền con người của người người bị buộc tội. Có trường hợp dẫn đến thiệt hại cả về tính mạng. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định trong những trường hợp oan, sai do lỗi của CQTHTT thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại. Thực tế cũng đã có nhiều trường hợp được bồi thường, thậm chí số tiền bồi thường lên đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu, yêu cầu về khôi phục công lý chủ yếu mang giá trị tinh thần, mang tính hình thức. Thực tiễn này phản ánh hiệu quả áp dụng pháp luật TTHS còn hạn chế, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Chúng ta có cơ sở để cho rằng hiện nay, quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra chưa phải đã được bảo vệ tốt nhất.

2.1.3. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền con người chưa được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự hạn chế, bất cập của hệ thống quy định pháp luật TTHS liên quan bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Hiến pháp 2013 quy định quyền con người được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Bộ luật TTHS 2003 chưa có quy định cụ thể, riêng biệt dưới hình thức một nguyên tắc TTHS về bảo vệ quyền con người. Bộ luật TTHS là đạo luật thể chế hóa các quy định của Hiến pháp trong đó có quy định về bảo vệ quyền con người nhưng lại không có quy định về bảo vệ quyền con người. Điều 4 Bộ luật TTHS 2003, “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” quy định: “…tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…”. Các quy định khác của Bộ luật hiện hành liên quan bảo vệ quyền con người chưa đầy đủ, cụ thể, chưa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ quyền con người. Mặc dù vậy, Bộ luật TTHS vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng được thể hiện ở cả mục đích và yêu cầu đối với các hoạt động tố tụng trong giai đoạn này. Mục đích của khởi tố, điều tra là kịp thời phát hiện, thu thập chứng cứ vững chắc chứng minh tội phạm, trong đó có tội phạm xâm phạm quyền con người. Yêu cầu đối với khởi tố, điều tra là đảm bảo không xâm hại quyền con người. Việc chưa quy định rõ mục đích, yêu cầu về bảo quyền con người như là một nguyên tắc cơ bản đối với toàn bộ quá trình tố tụng cũng như trong giai đoạn khởi tố, điều tra sẽ khiến mục đích, yêu cầu bảo vệ quyền con người không được quán triệt và thể hiện đầy đủ ở tất cả các quy định của luật TTHS, hạn chế hiệu quả bảo vệ quyền con người trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng, TTHS nói chung. Thiếu sót này đã được khắc phục bằng quy định tại Điều 8 trong Bộ luật TTHS 2015: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân”. Điều luật quy định “… phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân…”. Quy định trên đã đưa mục đích, yêu cầu bảo việc quyền con người thành phương châm, định hướng chi phối toàn bộ quá trình TTHS trong đó có giai

đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thể hiện đầy đủ quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền con người.

Bộ luật TTHS 2003 không quy định suy đoán vô tội là một nguyên tắc TTHS. Lý luận cũng như thực tiễn tư pháp hình sự quốc tế và Việt Nam đều khẳng định suy đoán vô tội là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, cần được áp dụng rộng rãi như là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của TTHS. Nguyên tắc này đã được công nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc. Theo đó bất kỳ người bị buộc tội nào đều được suy đoán là không phạm tội cho đến khi được xét xử theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của TA, với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó; nếu không đủ căn cứ vững chắc chứng minh một người phạm tội thì phải suy đoán – thừa nhận, khẳng định - người đó không phạm tội.

Trong những năm qua, nguyên tắc suy đoán vô tội luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người áp dụng pháp luật và dư luận xã hội, được đề cập rất nhiều trong các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn. Việc thể chế hóa, hiện thực hóa nguyên tắc này là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật. Hiến pháp năm 2013, khi quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội phạm được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của TA đã có hiệu lực pháp luật.

Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, quá trình chứng minh tội phạm bắt đầu từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can.

Việc khởi tố vụ án, bị can, chứng minh nội dung, diễn biến vụ án, hành vi phạm tội, người phạm tội, các tình tiết có liên quan, kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can trước pháp luật phải dựa trên những chứng cứ xác thực, đầy đủ, không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh, làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ. Nếu không đủ chứng cứ chứng minh thì CQTHTT phải kết luận không có tội phạm, người bị buộc tội, bị can, người bị tạm giữ, tạm giam không có tội.

Việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội đảm bảo CQĐT, VKS, trong giai đoạn khởi tố, điều tra sẽ phải thu thập cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, đánh giá chứng cứ theo hai hướng chứng minh phạm tội và chứng minh không phạm tội; chứng minh tình tiết tăng nặng cũng như tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Đảm bảo tính khách quan, chính xác của hoạt động khởi tố, điều tra và kiểm sát khởi tố, điều tra. Tránh được định kiến người bị tình nghi, bị can là người có tội, kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người. Nguyên tắc này là căn cứ pháp lý vững chắc và sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc bảo vệ người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía CQTHTT, NTHTT. Việc không quy định suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản của TTHS là một trong những thiếu sót nghiêm trọng, nguyên nhân tồn tại các trường hợp vi phạm quyền con người, oan, sai trong TTHS nước ta.

Thiếu sót này đã được khắc phục bằng quy định tại Điều 13 trong Bộ luật TTHS 2015: “Suy đoán vô tội”.

Tư cách, quyền và nghĩa vụ tố tụng của NTHTT, NTGTT được quy định chưa thật phù hợp. Đây là một nguyên nhân chủ yếu hạn chế hiệu quả bảo vệ quyền con người của người bị bắt, tạm giữ, bị can cũng như các chủ

thể tham gia tố tụng khác. Địa vị pháp lý TTHS của NTHTT, NTGTT là vị trí của các chủ thể tố tụng này trong mối quan hệ TTHS với những chủ thể khác, trên cơ sở các quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý của NTHTT, NTGTT được xác định bằng việc Nhà nước, thông qua các điều luật của Bộ luật TTHS, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể này, qua đó xác lập cũng như giới hạn thẩm quyền, khả năng, áp đặt nghĩa vụ đối với chủ thể trong quá trình tố tụng. Thông qua địa vị pháp lý của chủ thể ta có thể phân biệt được chủ thể này với chủ thể tham gia tố tụng khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của NTHTT, NTGTT trong mối quan hệ pháp lý, đánh giá nguy cơ xâm hại quyền con người, đối tượng xâm hại quyền con người, hình thức xâm hại quyền con người đối với từng chủ thể, xác định thứ tự ưu tiên bảo vệ quyền con người của các chủ thể tham gia tố tụng có nguy cơ bị xâm hại quyền con người cao. Việc quy định đầy đủ, hợp lý địa vị pháp lý của NTHTT, NTGTT có vai trò vô cùng quan trọng đối việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này, tránh được tình trạng xâm phạm các quyền, trong đó có quyền con người của các chủ thể này.

Quá trình giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Và tại mỗi giai đoạn thì địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng cũng không giống nhau. Việc quy định cụ thể địa vị pháp lý của các chủ thể này sẽ đảm bảo CQTHTT, NTHTT cũng như NTGTT phải tuân thủ các trình tự, thủ tục tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan chủ thể tham gia tố tụng đó. Kết quả của nó là quyền con người của các chủ thể tham gia tố tụng không bị xâm hại trong quá trình xác định sự thật vụ án. Như vậy, có thể thấy việc quy định địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí