Những Kiến Nghị, Đề Xuất Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra

giai đoạn khởi tố, điều tra, vừa phản ánh đặc thù riêng, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng. Quan hệ giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là sự thống nhất, biện chứng của hai mặt: phối hợp và chế ước. Hai mặt này đan xen với nhau, bổ sung cho nhau và cùng hướng đến một mục đích là giải quyết đúng đắn, chính xác, đúng pháp luật vụ án hình sự và bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án.

Nội dung quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này là CQĐT, VKS và những NTHTT trong hai cơ quan này, khi tiến hành các hoạt động tố tụng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, theo quy định của pháp luật, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết một hoặc nhiều nội dung cụ thể trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Quan hệ chế ước giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra được hiểu là sự kiểm soát, kiềm chế, thúc đẩy lẫn nhau giữa hai chủ thể này khi tiến hành tố tụng, theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác của mỗi hoạt động tố tụng, của toàn bộ giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, đảm bảo quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được tôn trọng, bảo vệ, không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Bộ luật TTHS quy định những điều luật mang tính chế ước để hạn chế những tác động tiêu cực xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của hoạt động TTHS trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Trong giai đoạn này, CQĐT phải khôi phục lại những tình tiết của vụ án, xác định chính xác hiện trường, thu giữ các vật chứng, chứng cứ... của vụ án đã xảy ra trước đó mà không ai trong số các ĐTV được trực tiếp chứng kiến. Các hoạt động khởi tố, điều tra phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc mà Bộ luật TTHS đã đặt ra, trong đó có nguyên tắc bảo đảm pháp chế, tôn trọng sự thật khách quan, xác định sự thật của vụ án... Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ

án, các hoạt động tố tụng được tiến hành bởi những người tiến hành tố tụng như ĐTV, KSV. Họ cũng là những con người bởi vậy bản thân họ cũng như hoạt động tố tụng của họ không thể nằm ngoài sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Đó là những yếu tố thuộc về trình độ, khả năng, kinh nghiệm, bản lĩnh... của chính những người đó cũng như những yếu tố thuộc về xã hội như môi trường sống, những biến động của xã hội, tình hình tội phạm, sự suy thoái kinh tế, thủ đoạn đối phó của tội phạm... Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Thực tiễn đã chỉ ra một số hạn chế dễ mắc phải của những NTHTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án là sự phiến diện, bảo thủ, thiên vị, quá coi trọng ý thức chủ quan của mình dẫn đến đánh giá chứng cứ không khách quan, làm sai lệch chứng cứ, hồ sơ vụ án. Chính vì vậy, Bộ luật TTHS đã có nhiều quy định mang tính chế ước giữa CQĐT và VKS nhằm đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ mà pháp luật TTHS đã đặt ra. Như vậy, mối quan hệ giữa VKS với CQĐT là mối quan hệ phối hợp và chế ước phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, theo quy định của pháp luật, để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau trong khởi tố, điều tra nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. CQĐT, VKS buộc phải tuân thủ các quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền, nghĩa vụ của mỗi bên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Mối quan hệ này được xác lập từ khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm cho đến khi kết thúc điều tra. Bộ luật TTHS quy định chỉ CQTHTT và NTHTT (Điều 33), mới được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự và phải thực hiện đúng những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm luật định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định thẩm quyền điều tra (Điều 110), quy định những hoạt động

điều tra cụ thể như hỏi cung bị can (Điều 131), lấy lời khai người làm chứng (Điều 135), khám nghiệm hiện trường ( Điều 150)... Theo các quy định này, chỉ CQĐT được thực hiện các hoạt động đó, đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều tra (Điều 113), quy định trách nhiệm của CQĐT trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS (Điều 114). Quan hệ giữa VKS và CQĐT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vừa là quan hệ phối hợp (là cơ bản), vừa là quan hệ chế ước nhưng cùng chung một mục đích là giải quyết đúng đắn vụ án, bảo vệ pháp chế, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người. Xem xét mối quan hệ giữa hai cơ quan này trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án, điều nhận thấy trước hết là quan hệ chế ước của VKS với CQĐT thể hiện quyền uy của VKS do pháp luật quy định như quyền yêu cầu khởi tố, hủy bỏ Quyết định khởi tố, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CQĐT, quyền yêu cầu thực hiện các hoạt động điều tra tại hiện trường... Điều 114 Bộ luật TTHS quy định: CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS. Đối với những yêu cầu và quyết định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của CQĐT, VKS cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho CQĐT đã kiến nghị. Pháp luật quy định ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT phải tiến hành các hoạt động điều tra và VKS phải thực hiện các hoạt động kiểm sát điều tra. Khi thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra, VKS có quyền đình chỉ các hoạt động, hành vi tố tụng của CQĐT, ĐTV khi các hoạt động, hành vi này không đúng quy định pháp luật. Bộ luật TTHS quy định nhiều hoạt động, trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra phải có sự phê chuẩn của VKS như quyết định khởi tố bị can, quyết định bắt bị can để tạm giam, quyết định gia hạn tạm

giữ... Ngược lại, khi thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra, VKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi tố tụng của mình. CQĐT phải thực hiện những quyết định của VKS không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định, lệnh của CQĐT nhưng có quyền kiến nghị lên VKS cấp trên trực tiếp xem xét yêu cầu, quyết định của VKS cấp dưới trong thời hạn luật định. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án, CQĐT có trách nhiệm phát hiện những việc làm không đúng quy định pháp luật của KSV (vi phạm Điều 42, Điều 45 BLTTHS), thông báo kịp thời cho VKS cùng cấp để giải quyết. Phạm vi của mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong giai đoạn khởi tố, điều tra phát sinh từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra cho đến khi kết thúc hoạt động điều tra bằng việc CQĐT ban hành Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Hình thức của mối quan hệ này là trao đổi thông tin bằng miệng hoặc bằng văn bản về vụ án giữa ĐTV và KSV; họp bàn về giải quyết vụ án.

Về mặt pháp lý cũng như thực tiễn, quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS cho thấy bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Quy định về trách nhiệm, cách thức thực hiện quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS chưa đầy đủ, cụ thể, thiếu chặt chẽ. Tình trạng CQĐT không chủ động, kịp thời trao đổi thông tin, thông báo tiến độ điều tra, các hoạt động điều tra đã tiến hành, đánh giá của CQĐT về vụ án, định hướng điều tra còn tương đối phổ biến. Đáng chú ý, hoạt động kiểm sát khởi tố, điều tra thường được tiến hành chậm trễ so với hoạt động điều tra. Ngoại trừ các hoạt động, trình tự, thủ tục điều tra Bộ luật TTHS quy định VKS phải phê chuẩn, phần lớn hoạt động điều tra được kiểm tra, xem xét, đánh giá sau khi CQĐT đã kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến VKS. KSV trong khi nghiên cứu hồ sơ để xây dựng cáo trạng mới đồng thời kiểm tra, đánh giá nội dung, hình thức, kết quả hoạt động điều tra. Nếu phát hiện biện pháp, trình tự, thủ

tục điều tra thiếu căn cứ, chứng cứ chưa rõ, chưa đảm bảo giá trị chứng minh, còn nội dung, tình tiết liên quan vụ án chưa được làm rõ thì yêu cầu khắc phục, trả hồ sơ điều tra bổ sung… Hoạt động kiểm sát điều tra được tiến hành sau khi hoạt động điều tra đã kết thúc, không đảm bảo yêu cầu giám sát kịp thời, thường xuyên, liên tục. Chưa có quy định, cơ chế, hình thức, biện pháp thiết thực, cụ thể để giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra của VKS, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, sự phối hợp nhiều khi bị biến tướng thành “thoả hiệp”. Thậm chí, trong mối quan hệ này còn có sự lạm quyền, vi phạm pháp luật nên chất lượng, hiệu quả bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tiến bộ về quyền con người và bảo vệ quyền con người.

Một vấn đề đáng chú ý là Thông tư số 01/TTLB ngày 23/01/1984 của Bộ Nội vụ - VKSNDTC về quan hệ giữa hai ngành Công an - Kiểm sát trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra quy định đối với các vụ án phức tạp, trọng điểm có thể tổ chức họp liên ngành Cơ quan Công an - VKS - TA để cùng nhau nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của vụ án, đi đến thống nhất đường lối giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn điều tra để tránh những sai sót, vi phạm có thể xảy ra. Quy định này làm mất đi tính độc lập trong áp dụng pháp luật, mở đường cho sự thống nhất, thỏa hiệp giữa các CQTHTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng, TTHS nói chung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

2.2. Những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra

2.2.1. Những yêu cầu của cải cách tư pháp về bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc và được quốc tế đánh giá cao. Nhiều chủ trương, chính sách mới về kinh tế được ban hành, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian tới, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thời kỳ đổi mới được thực hiện trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những thuận lợi cơ bản, nhiều vận hội lớn xen với những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Thuận lợi cơ bản của tình hình thế giới là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ có tác động mạnh mẽ và tích cực đến việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu thế toàn cầu hóa sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới làm cho cuộc đấu tranh xác lập trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra gay gắt. Các nước đi sau như nước ta nếu chủ động chuẩn bị các điều kiện cần và đủ, đón bắt được thời cơ trong tiến trình hội nhập, thì sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Chúng ta cần tận dụng tối đa những thuận lợi, cơ hội của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, đồng thời phải hạn chế những mặt trái, tiêu cực do nó gây ra. Thuận lợi lớn nhất của tình hình trong nước là sự ổn

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 12

định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của chúng ta phát triển với nhịp độ khả quan, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy hiệu quả trong đời sống kinh tế, xã hội. Quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng nhiều trên trường quốc tế.

Khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém; trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nếu không được kiềm chế, giải quyết sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải phát triển hệ thống pháp luật tương đồng với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây có thể nói là yêu cầu mang tính khách quan, bởi lẽ nếu ta không phát triển hệ thống pháp luật, thì nước ta rất khó hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Vì những lẽ đó, để phục vụ sự nghiệp đổi mới về kinh tế và thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài. Trong đó có việc xây dựng và thực thi một hệ thống pháp luật hình sự phát triển, đáp ứng được những tiêu chí chung của cộng đồng quốc tế về bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng hệ thống pháp luật tư pháp, cơ quan tư pháp. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt các chức năng công tố và kiểm sát

hoạt động của các cơ quan tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Tòa án các cấp” [17, tr.49]. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới”. Đây là Nghị quyết quan trọng, đề ra các chủ trương lớn, các nhiệm vụ cụ thể nhằm cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng cần đi đúng hướng, quán triệt những quan điểm chỉ đạo là: phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tự pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người. Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiện đại, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam tiến bộ. Để chống oan, sai, các cơ quan tư pháp cần nâng cao chất lượng hoạt động, đề cao trách nhiệm của các cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022