Hoàn Thiện Các Quy Định Về Trách Nhiệm Của Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Trong Việc Bảo Vệ Người Làm Chứng

khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được triệu tập làm chứng trong vụ án hình sự thì cần có chương trình bảo vệ nhân chứng cả sau quá trình tố tụng đối với cả những người thân thích của họ.

- Về n guyên tắc, bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự: Phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa những chủ thể của tố tụng hình sự bao gồm người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng tham gia vào trong quá trình tranh luận dân chủ để tòa án ra phán quyết đúng người, đúng tội, đảm bảo nguyên tắc "không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội". Việc bảo đảm quyền của người làm chứng theo hướng gắn chặt quyền và nghĩa vụ cơ bản của họ mà pháp luật quy định, đề cao mối quan hệ giữa nhà nước và người làm chứng với tư cách công dân: Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và mở rộng các quyền tự do cá nhân trong tố tụng hình sự của họ nhưng ngược lại họ cũng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của luật phát huy quyền làm chủ, tự giác tham gia vào tranh tụng dân chủ để góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, để tòa án ra bản án công minh đúng pháp luật.

- Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm các quyền của người làm chứng theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong việc sử dụng các biện pháp đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả. Đồng thời, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, góp phần chống oan sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

- Việc bảo đảm quyền của người làm chứng không những được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, trong các luật chuyên ngành liên quan đến tố tụng hình sự mà còn cần phải được quy định trong Hiến pháp để góp phần đảm bảo quyền con người của người làm chứng.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật các quy phạm của Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự về quyền con người nói chung và quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nói riêng để mọi người nhận thức đúng đắn, đầy đủ giá trị vai trò của người làm chứng trong việc góp phần làm sáng tỏ vụ án hình sự.

- Vấn đề hợp tác quốc tế cần phải nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực đối với việc bảo đảm quyền của người làm chứng để kịp thời sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự cho phù hợp với tình hình mới.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến nay, có thể nhận thấy rằng người làm chứng chỉ có thể tham gia tích cực vào quá trình tố tụng hình sự nếu được pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án. Cụ thể là họ cũng có các quyền như những

người tham gia tố tụng khác để thực hiện môt cách tốt nhất vai trò làm chứng,

góp phần vào làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Cần phải hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng bổ sung thêm cho người làm chứng môṭ

số quyền nhằm đảm bảo quyề n của người làm chứ ng trong tố tụng hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

môt

cách thưc

Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 9

chất và hiêu

quả .


- Trước hết, cần hoàn thiện chế định người làm chứng theo hướng mở rộng quyền cho người làm chứng như:

+ Những quyền có tính chất là nguyên tắc chung: Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ quyền bí mật đời tư, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Những quyền cụ thể trong quá trình tranh tụng như: Quyền được hưởng sự trợ giúp của luật sư để bảo đảm cho các quyền của mình; quyền đối chất; quyền được xem biên bản tố tụng, được bổ sung, sửa đổi biên bản; quyền kiến nghị lên tòa án cấp cao về đánh giá chứng cứ. (Đối với người làm

chứng thì không gọi là quyền kháng cáo mà chỉ có tính chất kiến nghị). Nên chăng có cần quy định quyền của người làm chứng từ chối khai báo khi có nguy cơ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của mình hoặc của người thân thích bị đe dọa nhưng không được bảo vệ một cách thỏa đáng?

Ngoài ra , cần phải quan tâm hơn nữa tới môt

số đối tươn

g làm chứng

đăc

biêt

như: quyền của người làm chứng là trẻ em trong tố tụng hình sự; về

sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người làm chứng là trẻ em; người làm chứng bị hạn chế về mặt thể chất và tinh thần (nhưng chưa đến mức mất khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án).

- Về vấn đề đảm bảo quyền của người làm chứng là trẻ em, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định nhưng còn chung chung và chưa đầy đủ, rất dễ xâm phạm quyền của họ do không phù hợp với các quy định khác và các văn bản pháp luật khác (Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình). Qua thực tiễn trong hoạt động tố tụng hình sự có thể thấy thiếu quy định một cách hệ thống về trình tự, thủ tục triệu tập người là m chứng là trẻ em. Do đó nên chăng cần đề xuất một số giải pháp cụ thể về bảo đảm quyền của loại chủ thể đặc biệt này theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực và với các luật chuyên ngành khác.

+ Đối với người làm chứng là trẻ em, nhất thiết cần phải quy định một thủ tục tố tụng đặc biệt. Quy định này là quan trọng và cần thiết vì trẻ em là người ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về xã hội bị hạn chế và nhiều khi họ bị tác động mạnh bởi những điều kiện bên ngoài.

+ Về xác định độ tuổi của người làm chứng là trẻ em để áp dụng các thủ tục "đặc biệt" đối với việc làm chứng của họ: Qua nghiên cứu các ngành luật thì có sự khác nhau do đó đối với việc phân loại độ tuổi của người làm chứng là trẻ em. Nên xác định như luật hiện hành theo quy định của Luật về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004 tức là người làm chứng

trẻ em là người dưới 16 tuổi (như cách xác định trong một số điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự).

+ Yêu cầu đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của người làm chứng là trẻ em thì khi tiến hành tố tụng (nhất là giai đoạn điều tra) nên lựa chọn những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục, có kinh nghiệm lấy lời khai của người làm chứng là trẻ em. Trong giai đoạn điều tra: Các cơ quan tiến hành tố tụng cần sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, các giáo viên về tâm lý học, các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em phục vụ cho mục tiêu đảm bảo quyền của họ khi tham gia tố tụng.

+ Trẻ em là chủ thể đặc biệt mà toàn xã hội cần phải quan tâm do đó cần coi trọng việc bảo vệ quyền trẻ em khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự với tư cách người làm chứng. Vì vậy, cần có quy định cụ thể để bảo đảm quyền của người làm chứng là "trẻ em" phù hợp với các quy định của luật chuyên ngành. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng với người làm chứng "trẻ em" thì những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho họ: Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và có trách nhiệm bảo vệ tính mạng thân thể cũng như nhân phẩm và danh dự cho chủ thể đặc biệt này.

- Về sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người làm chứng là trẻ em: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi đưa người làm chứng là trẻ em vào hoạt động tố tụng nhất thiết phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Pháp luật hiện hành không quy định rõ "người đại diện hợp pháp khác" là ai nhưng theo quan điểm của chúng tôi bao gồm cả người đỡ đầu và người nuôi dưỡng trực tiếp. Theo thứ tự trước hết là cha hoặc mẹ, sau mới là những người đại diện hợp pháp khác. Pháp luật quy định sự tham gia của thầy giáo, cô giáo chúng tôi thấy không chính xác vì những người này không có trách nhiệm và mối liên hệ gắn bó với người làm

chứng là trẻ em và không có điều luật nào quy định họ phải chịu trách nhiệm cho người làm chứng là trẻ em khai báo sai sự thật.

+ Cần quy định thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho cha mẹ là người đại diện hợp pháp của người làm chứng chứ không phải giải thích cho người làm chứng, nhất là đối với người làm chứng ở độ tuổi "trẻ con".

+ Cần có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng của người làm chứng là trẻ em, ví dụ: họ được quyền như người làm chứng cũng được thanh toán chi phí đi lại và các thu nhập khác trong thời gian giám hộ cho con tham gia hoạt động tố tụng. Họ cũng có quyền đề đạt yêu cầu đối với Cơ quan tiến hành tố tụng cử điều tra viên có chuyên môn tâm lý, có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng nếu có hành vi xâm phạm quyền trẻ em v.v..., quyền khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi xúi giục gây ảnh hưởng để người làm chứng không khai báo đúng sự thật hoặc từ chối khai báo.

- Đối với người làm chứng bị hạn chế về mặt thể chất và tinh thần (nhưng chưa đến mức mất khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án).

Người làm chứng bị hạn chế về mặt thể chất, tinh thần không có nghĩa là họ đã mất hết khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án. Trong thực tế, có trường hợp người làm chứng là người bị khiếm thính hay khiếm thị nhưng họ vẫn có khả năng khai báo cung cấp thông tin có ý nghĩa cho cơ quan điều tra. Tuy nhiên pháp luật đòi hỏi những chủ thể này vẫn phải cần có người đại diện tham dự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ, động viên, giúp đỡ họ cung cấp một cách tốt nhất những gì mà họ cảm nhận được, biết được liên quan đến vụ án. Do đó Bộ luật tố tụng hình sự không nên bỏ qua những loại chủ thể này mà cần quy định về chế định đại diện cho những người tham gia tố tụng này theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình ngày 9/6/2000,

cụ thể "vợ chồng đại diện cho nhau khi môt bên mất năng lực hành vi dân sự

hoặc môt bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự" [30].


+ Luật cần bổ sung và quy định cho họ quyền được đưa ra yêu cầu giám định, có quyền được lựa chọn Cơ quan giám định, có quyền đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại vì theo quy định của luật bắt buộc phải trưng cầu giám định người làm chứng trong "trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án" [31]. Luật chỉ quy định quyền ra quyết định trưng cầu giám định là Cơ quan tiến hành tố tụng mà không quy định người làm chứng, đại diện hợp pháp của họ có quyền trưng cầu giám định… Theo quy định của luật tố tụng hình sự người làm chứng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 307, 308

Bô ̣luât

hình sự do đó việc bổ sung quyền của họ và những người đại diện hợp

pháp yêu cầu giám định bổ sung hay giám định lại là một sự bảo đảm quyền khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự của người làm chứng.

+ Quyền được cung cấp kết luận giám định: Trong luật (Điều 158) quy định quyền của Bị can và những người tham gia tố tụng đề nghị kết luận giám định và chỉ quy định nếu có yêu cầu thì mới thông báo. Chúng tôi thấy cần bổ sung quy định này thành một quyền của người làm chứng, cụ thể: Cơ quan đã trưng cầu giám định phải có trách nhiệm thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.

Nói tóm lại, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định chưa tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, nghĩa vụ của người làm chứng phải thực hiện nhiều hơn rất nhiều so với các quyền mà họ được bảo đảm. Đồng thời, việc quy định chung chung, còn mang tính hình thức đã không đảm bảo cho các quyền của họ được thực thi trên thực tế dẫn đến số lượng các vụ án có sự tham gia của người làm chứng còn rất ít do tâm lý bị đe dọa, sợ bị trả thù của người làm chứng. Do đó, trước hết cần quy định bổ sung

cho người làm chứng các quyền họ được hưởng, đồng thời phải có các hình thức và cơ chế bảo vệ họ khi tham gia với tư cách là nhân chứng trong vụ án.

3.1.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ người làm chứng

Bộ luật tố tụng hình sự coi việc đảm bảo các quyền của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự. Điều này thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn đề cao và tôn trọng các quyền của con người, vì lợi ích của con người. Do đó tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung cũng như những người tham gia tố tụng nói riêng, trong đó có người làm chứng là một giá trị nhân văn cao cả. Việc xác định mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân có vai trò rất lớn trong vấn đề này. Vì vậy, ngoài việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ cũng như cơ chế bảo vệ người làm chứng thì cũng cần có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả. Cụ thể:

- Quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và các quy định khác về cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo các quy định đó được thực hiện nghiêm túc trên thực tế và các chế tài pháp lý (chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự) đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc vi phạm, hạn chế quyền của người làm chứng, ngay cả trong trường hợp không hành động để bảo vệ quyền này.

- Để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ quyền của những người tham gia tố tụng được khiếu nại về các quyết định và hành vi

của người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng phải bảo đảm quyền khiếu nại của người làm chứng (cũng như các chủ thể tham gia tố tụng khác) bằng cơ chế giải quyết việc khiếu nại nhanh gọn, chất lượng theo tinh thần Chỉ thị 53-CT/TW của Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan tư pháp phải "thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo tốt việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực tư pháp". Bên cạnh đó cần ban hành các chế tài pháp lý đối với việc trì hoãn giải quyết khiếu nại, kéo dài vi phạm thời hạn giải quyết và xóa bỏ tình trạng trả lời qua loa, đại khái, thiếu hiệu quả.

- Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người làm chứng khi thực hiện quyền khiếu nại và xác định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự - Ban hành các biện pháp để loại trừ các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm bằng pháp luật của công dân.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện những quy định chặt chẽ của luật nhằm đảm bảo chất lượng của các chứng cứ thu thập được từ người làm chứng và cần coi trọng nguồn chứng cứ này trong quá trình chứng minh tội phạm. Thực tiễn cho thấy việc đánh giá chứng cứ: phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của các Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Việc đánh giá chứng cứ của Cơ quan tiến hành tố tụng rất quan trọng nên nếu trong niềm tin nội tâm là bị can có tội thì sẽ căn cứ vào các chứng cứ buộc tội. Người tiến hành tố tụng cần xác định người làm chứng có vai trò và vị trí quan trọng trong tố tụng hình sự là góp phần làm rõ vụ án do đó phải đưa được tất cả những người biết được tình tiết của vụ án đều được triệu tập đến làm chứng để bảo đảm các quyền tố tụng của người làm chứng, đảm bảo việc xét xử vụ án hình sự đúng người đúng tội để "không bỏ lọt tội phạm" và "không làm oan người vô tội".

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí