Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 11

tiêu xây dựng một nền tư pháp vì dân, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân, nên cần thiết phải có sự giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Kết quả kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự của Viện kiểm sát thời gian qua đã chứng minh rằng, trong toàn bộ hệ thống các cơ chế kiểm tra, giám sát tư pháp hiện nay ở nước ta thì không có cơ chế giám sát tư pháp nào hữu hiệu và có hiệu quả hơn là tiếp tục duy trì và tăng cường chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Đây chính là cơ chế sử dụng tổ chức Nhà nước để hạn chế sự lạm quyền từ chính Nhà nước, là cơ chế giám sát từ bên ngoài, độc lập với đối tượng bị giám sát nhưng lại có khả năng bao quát và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

3.2.4. Kiến nghị xây dựng đạo luật về bảo vệ người làm chứng trong

tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng cũng như những người thân thích của họ trong vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, các quy định về bảo vệ người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung, vẫn chưa có các quy định cụ thể về căn cứ áp dụng, trình tự, thủ tục yêu cầu, thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cũng như chi phí cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng... do đó vừa khó thực hiện vừa dễ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự cần phải được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người làm chứng không bị mua chuộc, khống chế, đe dọa hay trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo trung thực, khách quan và chính xác với cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các hoạt động

đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi do đó việc sớm ban hành một đạo luật riêng về việc bảo vệ người làm chứng là rất cần thiết vì sẽ khắc phục được những thiếu sót trên, tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ có hiệu quả những người được bảo vệ.

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệp lập pháp công tác bảo vệ nhân chứng của một số nước tiên tiến trên thế giới, nghiên cứu các quy định và thực tiễn công tác bảo vệ người làm chứng ở nước ta kết hợp với việc tham khảo một số công trình khoa học, bài viết của các tác giả trong nước về việc hoàn thiện chế định người làm chứng, chúng tôi đồng tình kiến nghị ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự, trong đó quy định một tổ chức độc lập có thẩm quyền làm nhiệm vụ bảo vệ người làm chứng ở nước ta với những nội dung cơ bản sau đây.

3.2.4.1. Những quy định chung

- Nhiệm vụ của Luật Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự:

Luật có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ người làm chứng cũng như người thân thích của họ, quy định về quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người làm chứng và người thân thích của họ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện Chương trình bảo vệ người làm chứng nhằm phục vụ giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

+ Luật được áp dụng cho các đối tượng: Người làm chứng cũng như những người thân thích của họ trong các vụ án hình sự.

+ Phạm vi áp dụng: Luật được áp dụng khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ có nguy cơ bị tấn công hoặc

Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 11

xâm hại của bọn tội phạm; việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà nguy cơ đó là xác thực.

- Điều kiện áp dụng:

Người làm chứng cũng như người thân thích của họ được chấp nhận tham gia Chương trình bảo vệ khi: Có thông tin xác thực về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của bọn tội phạm, đồng bọn hoặc thân nhân của chúng đối với người làm chứng cũng như người thân thích của họ.

- Nguyên tắc bảo vệ:


Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng cũng như những người thân thích của họ trong vụ án hình sự theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.4.2. Chương trình bảo vệ nhân chứng


- Chương trình bảo vệ được thiết lập nhằm quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của người được bảo vệ và cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ, thủ tục tiến hành các biện pháp bảo vệ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan.

- Cơ quan thực hiện chương trình bảo vệ là các cơ quan tiến hành tố tụng do Bộ công an làm nòng cốt, có sự tham gia phối hợp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

- Người làm chứng và những người thân thích của họ được chấp nhận tham gia Chương trình bảo vệ khi: Có thông tin xác thực về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của bọn tội phạm đối với họ cũng như người thân thích của họ để ngăn chặn họ cung cấp thông tin cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc vì lý do họ đã cung cấp thông tin; Có văn bản thoả thuận tham gia Chương trình bảo vệ giữa cơ quan thực hiện Chương trình với người cần được bảo vệ hay người đại diện hợp pháp của họ.

- Để quyết định thực hiện Chương trình bảo vệ phải dựa trên kết quả xác minh tính xác thực của thông tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại; mức độ nguy hiểm đối với sự an toàn của người làm chứng cũng như người thân thích của họ; vai trò, giá trị của lời khai hoặc những thông tin do người người làm chứng đã cung cấp hoặc sẽ cung cấp; khả năng chi phí cho việc thực hiện Chương trình bảo vệ; các biện pháp thay thế khác sẽ không có hiệu quả; thỏa thuận của người được bảo vệ.

- Khi cơ quan Công an hữu quan quyết định không chấp thuận áp dụng Chương trình bảo vệ thì phải có văn bản trả lời nêu rõ căn cứ không chấp thuận cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giới thiệu, kiến nghị việc bảo vệ. Tổ chức, cá nhân liên quan có quyền khiếu nại về quyết định này.

- Chương trình bảo vệ được chấm dứt khi: Hết thời gian áp dụng Chương trình bảo vệ; nguy cơ đe dọa xâm hại không còn; người được bảo vệ chết; người được bảo vệ vi phạm thỏa thuận tham gia Chương trình bảo vệ; người được bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có văn bản từ chối việc tiếp tục tham gia Chương trình bảo vệ.

- Chương trình bảo vệ có thể gia hạn khi: Vẫn còn nguy cơ đe dọa xâm hại; người được bảo vệ mong muốn gia hạn thực hiện Chương trình; cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ xét thấy cần tiếp tục áp dụng Chương trình và được sự đồng ý của người được bảo vệ.

- Người được bảo vệ nếu trong thời gian đang tham gia Chương trình bảo vệ có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét hình thức xử lý phải phối hợp với cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ để không làm gián đoạn Chương trình bảo vệ.

3.2.4.3. Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ

- Chương trình bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Công an được quyền quyết định áp dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ

trưởng Bộ Công an có thể ủy quyền cho Giám đốc Công an cấp tỉnh áp dụng, từ chối, kéo dài, chấm dứt Chương trình bảo vệ trong những trường hợp do luật định.

- Bộ trưởng Bộ Công an, thủ trưởng cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền được phép sử dụng lực lượng, ngân sách, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ, được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi người được bảo vệ di chuyển đến cùng phối hợp với Cơ quan Công an hữu quan giúp đỡ người được bảo vệ giữ bí mật, tìm việc làm mới, tạo chỗ ở mới, tạo thuận lợi về việc học tập, nhập hộ khẩu và làm các thủ tục giấy tờ khác cho họ và gia đình.

3.2.4.4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Các cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của bọn tội phạm đối với người làm chứng, người cung cấp thông tin về tội phạm và yêu cầu của họ cần được bảo vệ, phải thông báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất và phải giữ bí mật về các thông tin này.

- Cơ quan Công an các cấp khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của bọn tội phạm và yêu cầu cần bảo vệ, phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Công an hữu quan; đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết theo khả năng và thẩm quyền để kịp thời bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ, hạn chế và khắc phục hậu quả thiệt hại, truy bắt kẻ phạm tội.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, địa phương có liên quan, các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện các đề nghị, yêu cầu của cơ quan thực hiện Chương trình, các đơn vị, cá nhân đang thực hiện các biện pháp bảo vệ cho đối tượng được bảo vệ. Trường hợp không thể thực hiện yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.2.4.5. Người được bảo vệ

- Người được bảo vệ có các quyền: yêu cầu bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của mình và của người thân thích; có quyền từ chối tham gia hoặc tiếp tục tham gia Chương trình bảo vệ; có quyền được thông tin về tình hình liên quan đến Chương trình bảo vệ.

- Người được bảo vệ có nghĩa vụ: hợp tác với cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ, thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã thỏa thuận khi tham gia Chương trình; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác liên quan.

3.2.4.6. Các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong Chương trình bảo vệ

- Giữ bí mật thông tin, tài liệu do người được bảo vệ cung cấp: Giữ bí mật việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm nếu người được bảo vệ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Bảo vệ tại chỗ: Bố trí phương tiện, lực lượng để canh gác, bảo vệ đối với người cần được bảo vệ tại nhà ở, nơi làm việc, học tập, trên phương tiện giao thông và những nơi khác. Có thể sử dụng lực lượng vũ trang hoặc không vũ trang, công khai hoặc bí mật; có thể sử dụng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành của lực lượng Công an...

- Thay đổi nơi ở: Di chuyển tạm thời hoặc lâu dài và giữ bí mật chỗ ở cho người được bảo vệ. Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi người được bảo vệ di chuyển đến có biện pháp hỗ trợ họ tìm việc làm mới, tạo chỗ ở mới, tạo thuận lợi về việc học tập, nhập hộ khẩu và làm các thủ tục giấy tờ khác cho họ và gia đình nhằm từng bước giúp họ ổn định cuộc sống. Khi người được bảo vệ đến chỗ ở mới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương sẽ được thông báo nếu họ có tiền án, tiền sự để có thể theo

dõi, quản lý. Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ có thể quyết định hỗ trợ thêm phần kinh phí cần thiết cho đến khi họ ổn định được cuộc sống tại nơi ở mới. Trường hợp người được bảo vệ không nổ lực tìm kiếm việc làm để từng bước ổn định cuộc sống, thì Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ có thể cắt phần kinh phí hỗ trợ.

- Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân của người được bảo vệ: nhằm che dấu nguồn gốc, hoàn cảnh gia đình, trình độ, nghề nghiệp, quá trình sinh sống, học tập, hoạt động, quan hệ xã hội và những tin tức, dấu vết hoạt động khác của người được bảo vệ làm cho bọn tội phạm, đồng bọn, hoặc thân nhân của chúng không tìm được họ để đe dọa, xâm hại.

- Thay đổi nhân dạng của người được bảo vệ: Khi người được bảo vệ đã bị nhận dạng thì cần thay đổi những đặc điểm cá biệt của người được bảo vệ để tránh sự phát hiện, đe dọa, xâm hại của bọn tội phạm.

- Xử lý các đối tượng có hành vi gây nguy hiểm cho người được bảo vệ: Gọi hỏi, triệu tập đối tượng lên để răn đe, cảnh cáo chúng về hành vi đe dọa hoặc gây nguy hiểm cho người khác. Đồng thời áp dụng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính nhằm vô hiệu hoá sự nguy hiểm của đối tượng. Khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, có thể bắt giữ và xử lý hình sự đối tượng có hành vi đe dọa, khống chế, trả thù người được bảo vệ.

- Các biện pháp bảo vệ khác: Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ có thể áp dụng mọi biện pháp bảo vệ khác trong khuôn khổ của pháp luật để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.

Trên cơ sở áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người làm chứng cũng như người thân thích của họ, đặc biệt là sau khi áp dụng biện pháp thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân của người được bảo vệ hoặc thay đổi nhân dạng của người được bảo vệ, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp

giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo vệ dựa trên yêu cầu và dữ liệu do Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ cung cấp.

3.2.4.7. Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ

- Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ người làm chứng do Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ lập và quản lý, bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Các tài liệu thể hiện các nguồn tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm và kết quả xác minh về hành vi tấn công hoặc xâm hại đó. Hậu quả, thiệt hại đã xảy ra và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

+ Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, nêu rõ họ tên người được bảo vệ hoặc mục tiêu cần bảo vệ; cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng; đơn vị và người thực hiện các biện pháp đó.

+ Tài liệu thể hiện quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ; các báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên; nội dung chỉ đạo của người có trách nhiệm; tóm tắt việc xác minh, truy tìm, truy bắt kẻ phạm tội đã tấn công hoặc xâm hại người làm chứng và người thân của họ.

+ Văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị cá nhân hỗ trợ, phối hợp thực hiện việc bảo vệ; tài liệu thể hiện kết quả phối hợp.

+ Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ.

+ Những tài liệu khác có liên quan.

- Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ người làm chứng được quản lý, lưu trữ, khai thác theo chế độ hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an.

3.2.4.8. Kinh phí bảo đảm

Kinh phí phục vụ thực hiện Chương trình được phân bổ từ ngân sách nhà nước, do Bộ Công an quản lý và thanh quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022