Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2

Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật [31, tr. 6].

Tuy nhiên, quy định mang tính nguyên tắc này cho đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa thành những chế định pháp lý có hiệu lực cụ thể để tổ chức thực hiện, gây khó khăn, lúng túng không chỉ cho người có quyền được bảo vệ, mà còn cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng. Điều này không chỉ vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà nghiêm trọng hơn là xâm phạm quyền con người, quyền công dân trong vụ án hình sự.

Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: "Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài


2.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận về bảo vệ người làm chứng, đánh giá thực trạng và tham khảo pháp luật một số nước, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:


Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2

- Nghiên cứu một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự.

- Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay.

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta.

2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là các vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đối với người làm chứng trong vụ án hình sự. Cụ thể là:

- Nghiên cứu văn kiện, tài liệu chuyên khảo, văn bản pháp luật thực định liên quan đến chế định bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự.

- Nghiên cứu thực tiễn tổ chức và cơ chế bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật và bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự.

- Nghiên cứu kinh nghiệm bảo vệ người làm chứng ở một số quốc gia trên thế giới.

3. Những đóng góp mới của luận văn

Đây là đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận riêng khi nghiên cứu về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, nhất là vấn đề bảo vệ quyền con người của người làm chứng. Quá trình nghiên cứu có liên hệ việc bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự trong một số mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới, phân tích các qui định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta về bảo vệ quyền con người của người làm chứng, nhất là mặt hạn chế; đánh giá khá toàn diện những ưu điểm và hạn chế

về bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta trong những năm qua; làm rõ tính tất yếu, khách quan và căn cứ xây dựng cơ sở pháp lý, nguyên tắc và nội dung chế định bảo vệ người làm chứng phù hợp với vị trí pháp lý của họ trong tố tụng hình sự. Từ đó kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người làm chứng bằng pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay và về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống kê v.v…

Để thực hiện đề tài, học viên còn tham khảo các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự

Chương 2: Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


1.1. QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1.1. Khái niệm quyền con người trong tố tụng hình sự

Quyền con người là vấn đề cơ bản nhất của nhận thức và thực tiễn chính trị, vì vậy nó gắn với các thời đại lịch sử cụ thể và nó bị chế định bởi lịch sử, bởi các điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quốc tế. Các học thuyết chính trị - pháp lý về quyền con người là hệ thống các quan điểm chính

trị - triết hoc

và pháp lý về quyền con người thể hiên

cô đoṇ g trong các trường

phái triết học , trong các văn bản pháp lý như các bản Tuyên ngôn , Hiến pháp , các đạo luật tồn tại ở các thời kỳ lịch sử khác nhau . Sự phát triển của tư tưởng về quyền con người gắn liền với tiến trình phát triển, vận động của các quan điểm chính trị- triết học và pháp lý qua từng thời đại lịch sử khác nhau từ thời kỳ cổ đại phương Tây cho đến thời kỳ xuất hiện triết học Mác - Lênin.

Quyền con người ở góc độ là môt

khái niêm

xã hôi

có n hững dấu hiêu

đăc trưng như : quyền con người có nguồn gốc từ chính bản chất của con

người và đươc xác điṇ h bởi mứ c đô ̣phát triên̉ của văn m inh nhân loaị nói

chung; quyền con người hình thành mộ t cách khách quan trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội và phát triển chính trị của xã hội , không phu ̣thuôc

vào

sự thừ a nhân

của nhà nước ; quyền con người thuôc

về con người kể từ khi

sinh ra mà không cần phải có c ác sự kiên pháp lý nào cả ; quyền con người là

không thể chuyển dic̣ h , không bi ̣mất đi , gắn liền với bản chấ t sinh hoc của

con người . Quyền con người ở góc độ là một phạm trù pháp lý - lịch sử luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, là những quyền con người được nhà nước

thừa nhận thông qua chế định quốc tịch của công dân. Quyền công dân của mỗi nhà nước phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể mà nhà nước tồn tại trong đó.

Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt và hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự. Quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân. Bởi lẽ, tố tụng hình sự với tư cách là quá trình Nhà nước đưa một người ra xử lý trước pháp luật khi họ bị coi là tội phạm luôn thể hiện tính quyền lực với sức mạnh cưỡng chế nhà nước, với sự thiếu quân bình về thế và lực của các bên tham gia quan hệ tố tụng hình sự mà sự yếu thế luôn thuộc về những người bị buộc tội. Chính vì vậy, hoạt động tố tụng hình sự, trong bất cứ nhà nước nào đều được xếp vào "nhóm nguy cơ cao" khi người ta nói đến vấn đề bảo vệ quyền con người.

Nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề lớn. Việc phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội và của cá nhân trong xã hội đó. Công việc đầu tiên ở đâu cũng đòi hỏi và nhà nước nào cũng có nhiệm vụ phải làm là: Ghi nhận cụ thể những quyền con người nào trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của mình. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện Quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối

xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985…

Nghiên cứu các văn bản này đưa đến một khẳng định quyền con người trong tố tụng hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền được sống, quyền được tự do… trong lĩnh vực tố tụng hình sự, đây được coi là tiêu chuẩn về nhân quyền trong tố tụng hình sự. Theo đó, quyền con người trong tố tụng hình sự bao gồm những quyền sau (Điều 11, 14 và 15 ICCPR):

Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục tố tụng hình sự và tòa án công bằng, công khai; quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác. Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự phải tên cơ sở luật định; quyền được suy đoán vô tội; quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ; người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt; quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan. Quyền không bị kết tội hai lần về cùng một hành vi…; các quyền con người trong thi hành án hình sự và sau xét xử… [20, tr. 10-11].

Nghiên cứu quyền con người trong tố tụng hình sự không thể không đưa ra định nghĩa về nó. Hiện nay, có một số khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự đã được đưa ra nhưng chủ yếu là nhấn mạnh đến quyền của người bị buộc tội mà chưa chú ý đến quyền của những người khác tham gia tố tụng hình sự. Tuy vậy, qua nghiên cứu quyền con người của các nước và của nước ta trong lịch sử, có thể đưa ra khái niệm về quyền con người trong tố tụng hình sự như sau: Quyền con người trong tố tụng hình sự là những giá trị thiêng liêng chỉ dành cho con người khi họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà Nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo thực hiện trên thực tế.

1.1.2. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự


1.1.2.1. Khái niệm người làm chứng


Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng" [31]. Như vậy, có thể hiểu: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập khai báo về những tình tiết cần chứng minh trong vụ án. Người làm chứng tham gia vào vụ án trên cơ sở quyết định triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự). Bên cạnh những thuộc tính chung như bất kỳ chứng cứ nào thì lời khai Người làm chứng có những đặc điểm riêng đó là tính không thể thay thế của nó. Lời khai người làm chứng là loại chứng cứ mà nguồn của nó là những con người cụ thể - tính cá biệt cao. Những thông tin về vụ án được phản ánh và tái hiện lại qua lời khai của những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã hội, về tính cách và nhân cách... So với nhiều chế định khác thì chế định Người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự.

Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời, trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như Công văn số 98-NCPL ngày 02/03/1974 của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho các Tòa án địa phương đề cập việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng. Công văn đã phân loại những người làm chứng thành hai loại: Nhân chứng trực tiếp và nhân chứng gián tiếp. Do đó, người làm chứng là người có thể trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy khi việc phạm tội xảy ra hoặc biết được qua người khác, qua nguồn thông tin khác những tình tiết liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, người làm chứng phải chứng minh được các nguồn thông tin và cách thức làm sao họ biết được các thông tin đó. Các cơ quan tiến hành tố tụng "không được dùng

làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó" [31].

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người làm chứng chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân đó biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và chứng minh được làm sao họ biết các tình tiết đó. Pháp luật không bắt buộc cách thức mà nhờ đó họ biết được các tình tiết liên quan đến vụ án là hợp pháp hay không hợp pháp. Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi và giới tính của người làm chứng do vậy bất kỳ người nào biết được các tình tiết của vụ án đều có thể làm chứng. Tuy nhiên, người làm chứng phải có khả năng nhận thức được sự việc và các tình tiết đã diễn ra. Nhận thức của người làm chứng có thể ở mức độ khác nhau và pháp luật không bắt buộc họ phải nhận thức một cách đầy đủ bản chất của sự việc, nhưng các tình tiết phải có ý nghĩa đối với quá trình chứng minh vụ án hình sự. Người làm chứng còn phải có khả năng trình bày về những tình tiết đã nhận biết được cho các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận, khả năng trình bày đó tùy vào điều kiện nhận biết cụ thể của từng cá nhân.

Để đảm bảo tính khách quan của vụ án, theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không phải bất kỳ ai biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng mà quy định cụ thể những trường hợp không được làm chứng, gồm:

"Người bào chữa của bị can, bị cáo; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn" [31]. Quy định này là hoàn toàn đúng đắn vì nếu những người này được tham gia với tư cách làm chứng trong vụ án sẽ không những không đảm bảo tính khách quan mà quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không chính xác và hiệu quả.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí