Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRẦN THỊ THÙY LƯƠNG


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRẦN THỊ THÙY LƯƠNG


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ


2

HÀ NỘI - 2011



MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON 7

NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ

1.1. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 7

1.1.1. Khái niệm quyền con người trong tố tụng hình sự 7

1.1.2. Quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự 10

1.1.2.1. Khái niệm người làm chứng 10

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự 12

1.1.2.3. Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân 14 phẩm và tài sản của người làm chứng

1.2. Công tác bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự 16

1.2.1. Khái niệm bảo vệ người làm chứng và ý nghĩa của việc bảo 16 vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự

1.2.2. Cơ chế, các hình thức, biện pháp bảo vệ người làm chứng 18 trong tố tụng hình sự

1.3. Khái quát về bảo vệ quyền con người của người làm chứng 24 ở một số nước trên thế giới

1.3.1. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ 24

1.3.2. Chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người 27 tham gia tố tụng hình sự khác của Liên bang Nga

1.3.3. Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh 28

1.3.4. Chương trình Bảo vệ nhân chứng tại Úc 28

1.3.5. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines 30

Chương 2: BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM 33

CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA


2.1.

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền con người của người làm chứng

33

2.1.1.

Khái quát pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ người làm chứng trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003

33

2.1.2.

Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo vệ người làm chứng

38

2.2.

Thực trạng xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người làm chứng trong tố tụng hình sự

49

2.3.

Thực tiễn bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay

53


Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

58


QUẢ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 1

LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự 58

3.1.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người 58 làm chứng

3.1.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các cơ quan 66 tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ người làm chứng

3.1.3. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm đối với việc xâm 68 phạm quyền con người của người làm chứng

3.2. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người làm chứng 70

3.2.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành 70 tố tụng

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp 72

3.2.3. Tăng cường giám sát các hoạt động tiến hành tố tụng hình sự 73

3.2.4. Kiến nghị xây dựng đạo luật về bảo vệ người làm chứng 76 trong tố tụng hình sự

3.2.4.1. Những quy định chung 77

3.2.4.2. Chương trình bảo vệ nhân chứng 78

3.2.4.3. Cơ quan thực hiện Chương trình bảo vệ 79

3.2.4.4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan 80

3.2.4.5. Người được bảo vệ 81

3.2.4.6. Các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong Chương trình bảo vệ 81

3.2.4.7. Hồ sơ thực hiện Chương trình bảo vệ 83

3.2.4.8. Kinh phí bảo đảm 83

3.2.4.9. Hợp tác quốc tế 84

KẾT LUẬN 85

6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự là một vấn đề được các nước trên thế giới, trong đó có nước ta rất quan tâm, nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Có thể nói rằng, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới gắn liền và được thúc đẩy bởi yêu cầu bảo vệ quyền con người theo hướng ngày càng nhân văn, tiến bộ hơn. Việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị và dân sự (inăm 1966) và được phản ánh trong các qui định của pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia.

Ở mức độ khác nhau, mỗi quốc gia đều có những trăn trở để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu bảo vệ quyền con người và đó là một xu hướng tất yếu. Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các quốc gia nghiên cứu, tiếp nhận những giá trị văn minh nhân loại để phát triển đất nước, trong đó có vấn đề phát triển lý luận, luật hóa và tổ chức thực hiện việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Nhưng bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự không có một công thức chung áp dụng cho mọi quốc gia, mà nó đòi hỏi phải phù hợp với thiết chế chính trị, truyền thống văn hóa, pháp luật và các yếu tố kinh tế, xã hội khác của từng quốc gia, dân tộc.

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự đang được nhiều người quan tâm.

Thực ra hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tố tụng hình sự đều ít nhiều có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, một số nghiên cứu có tính chuyên sâu như hội thảo về quyền con người trong tố tụng hình sự mới đây được tổ chức tại Hà Nội với sự phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Úc: Bảo vệ quyền con người bằng các qui định của pháp luật về đấu tranh chống tội phạm; GS.TSKH Lê Cảm: Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (chương thứ IV); TS. Nguyễn Ngọc Chí: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, kinh tế - Luật, số 23/2007); ThS. Đinh Thế Hưng: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, (tham luận tại hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam)… và một số nghiên cứu khác. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự vốn là vấn đề rất lớn, liên quan đến rất nhiều khía cạnh của tố tụng hình sự. Mặt khác, lâu nay việc nghiên cứu về vấn đề này thường thiên về một khía cạnh là làm sao để pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ tốt hơn quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo... mà ít chú ý đến việc đảm bảo quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự bởi vì trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người làm chứng cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. So với nhiều chế định khác thì chế định người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất của tố tụng hình sự vì từ bao đời nay lời khai của người làm chứng luôn được nhìn nhận là nguồn chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trong lịch sử phát triển của khoa học tố tụng hình sự, chế định người làm chứng đã trải qua những thăng trầm nhất định và ngày nay lời khai của người làm chứng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chứng cứ của tố tụng hình sự nhiều nước trên thế giới. Hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai người làm chứng càng được sử dụng phổ biến bấy

nhiêu. Niềm tin vào lời khai người làm chứng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án là một phần niềm tin của con người vào sự công minh, khách quan của hoạt động xét xử. Có thể nói là trong tương lai dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu đi nữa, dù máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa thì lời khai người làm chứng vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động xét xử. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật chỉ có thể mở rộng khả năng, làm thuận tiện hơn, dễ dàng hơn quá trình thu thập, lưu trữ, truyền tải và sử dụng lời khai người làm chứng nhưng không thể thay thế lời khai người làm chứng. Lời khai người làm chứng vẫn là một trong những công cụ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy trong nhiều vụ án hình sự người làm chứng bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, xử lý tội phạm, đặc biệt cũng có không ít các trường hợp đe dọa, hành hung người làm chứng từ phía người tham gia tố tụng hoặc người thân thích của họ. Căn nguyên của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người làm chứng mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý và công tác bảo vệ người làm chứng hiện nay.

Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã nghiên cứu, ban hành các đạo luật về bảo vệ nhân chứng hoặc các chương trình bảo vệ nạn nhân và nhân chứng, làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức công tác bảo vệ và giúp đỡ cho những người cung cấp thông tin về tội phạm mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc người thân thích của họ. Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các nước này đạt hiệu quả cao, là kinh nghiệm để chúng ta nghiên cứu, ứng dụng.

Ở Việt Nam, nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân được ghi nhận rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình sự. Đặc biệt, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, quan trọng:

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí