chứng và nạn nhân bị đe dọa, bị đánh đập đã không dám đề nghị được bảo vệ chỉ vì lo sợ. Do đó, năm 2006 Chính phủ Nga đã thông qua chương trình Nhà nước bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia tố tụng hình sự khác với tổng số tiền gần 1 tỷ rúp (tương đương 632 tỷ VNĐ cùng thời điểm) cho giai đoạn 2006- 2008. Theo đó, công dân gặp nguy hiểm và chấp thuận tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng sẽ được bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản đồng thời được trợ giúp để bí mật thay đổi chỗ ở [1, tr. 27-28].
1.3.3. Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh
Đề án không nhân chứng, không công lý của Vương quốc Anh được xây dựng năm 2003 để hỗ trợ cho các bộ phận chăm sóc nhân chứng tại 42 khu vực ở Vương quốc Anh và xứ Wales. Bộ phận này có trách nhiệm:
Liên hệ với nơi nhân chứng làm việc, đề nghị chủ lao động sắp xếp cho nhân chứng ra toà. Thời gian tham dự phiên toà, nhân chứng sẽ được hoàn trả toàn bộ phí tổn phát sinh. Nhân chứng muốn làm chứng từ xa sẽ được bố trí hệ thống kết nối truyền hình trực tiếp. Nhân chứng gặp khó khăn về ngôn ngữ sẽ được bố trí người phiên dịch hoặc nhân chứng quá lo sợ phải ra trước toà sẽ được làm quen trước với khung cảnh phòng xử án [1, tr. 28].
1.3.4. Chương trình Bảo vệ nhân chứng tại Úc
Luật Bảo vệ nhân chứng tại Úc đã lập ra Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng (NWPP) và giao trách nhiệm duy trì chương trình cho người đứng đầu Cảnh sát liên bang Úc (AFP). Luật được ban hành năm 1994 và có cơ chế điều chỉnh để duy trì tính toàn vẹn của Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng. Chi phí cho các hoạt động của Chương trình quốc gia bảo vệ nhân chứng sẽ do Cảnh sát liên bang Úc và cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhân chứng cần bảo vệ và giúp đỡ chi trả.
Luật về bảo vệ nhân chứng cung cấp cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và giúp đỡ:
Những người đã cung cấp bằng chứng hoặc đã đồng ý cung cấp bằng chứng trong những thủ tục tố tụng nhất định hoặc tố tụng hình sự vì lợi ích của hoàng gia và những người đã cung cấp hoặc đã đồng ý cung cấp bằng chứng liên quan đến tội phạm hình sự; Những người đã có bản tường trình liên quan đến một tội phạm; hoặc những người yêu cầu sự bảo vệ và giúp đỡ vì bất kỳ lý do nào khác; Những người nhận thấy đang bị đe doạ vì lời khai của họ hoặc vì đã có bản tường trình và những người có liên quan hoặc người có giao tiếp với những người này [1, tr. 30-31].
Khi cung cấp sự bảo vệ và giúp đỡ, Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng sử dụng các phương pháp để đảm bảo môi trường an toàn cho nhân chứng tham gia chương trình và gia đình họ khi quay trở lại cộng đồng. Tái định cư, làm lại chứng minh thư hoặc thay đổi nhân dạng là những biện pháp được áp dụng trong hoạt động bảo vệ nhân chứng để đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân chứng hoặc người tham gia khác.
Một số nội dung của Luật bảo vệ nhân chứng năm 1994 của Úc đã được sửa đổi vào năm 2000 và 2002, theo đó đối tượng được bảo vệ bao gồm cả người làm công của lực lượng Cảnh sát liên bang. Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng được quyền tiếp nhận cả những người làm chứng theo yêu cầu của Toà hình sự quốc tế. Quá trình cân nhắc để tiếp nhận những người chỉ định trong Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng tương tự quá trình cân nhắc để tiếp nhận công dân nước ngoài hoặc người định cư nước ngoài vào Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 2
- Vị Trí, Vai Trò Của Người Làm Chứng Trong Tố Tụng Hình Sự
- Khái Quát Về Bảo Vệ Quyền Con Người Của Người Làm Chứng Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
- Các Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Hiện Hành Về Bảo Vệ Người Làm Chứng
- Thực Trạng Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khoẻ, Danh Dự, Nhân Phẩm Và Tài Sản Của Người Làm Chứng Trong Tố Tụng Hình Sự
- Thực Tiễn Bảo Vệ Quyền Con Người Của Người Làm Chứng
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Người đứng đầu Cảnh sát liên bang quản lý Chương trình quốc gia về bảo vệ nhân chứng thông qua Uỷ ban bảo vệ nhân chứng và điều phối viên bảo vệ nhân chứng. Uỷ ban bảo vệ nhân chứng, bao gồm:
Phó "Cảnh sát trưởng"; người được uỷ quyền một số trách nhiệm; 2 quan chức cao cấp của Cảnh sát liên bang (người quản lý quốc gia về bảo vệ và người quản lý quốc gia về biên giới và mạng lưới quốc tế). Giám đốc điều hành về bảo vệ nhân chứng dự cuộc họp của Uỷ ban với tư cách của một cố vấn. Uỷ ban bảo vệ nhân chứng đưa ra kế hoạch về vào và ra Chương trình của nhân chứng trên cơ sở các điều kiện luật định [1, tr. 32].
1.3.5. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines
"Luật bảo vệ nhân chứng, an ninh là lợi ích" là Chương trình bảo vệ nhân chứng của Philippines được thiết lập theo Luật Cộng hoà số 6981 nhằm khuyến khích người đã chứng kiến hoặc biết về việc thực hiện một tội phạm làm chứng trước toà hoặc một cơ quan có thẩm quyền xét xử hoặc trước các nhà điều tra bằng cách bảo vệ người này khỏi sự trả thù hoặc khỏi các trục trặc về kinh tế.
- Những người tham gia chương trình:
Bất kỳ người nào biết hoặc có thông tin về việc thực hiện tội phạm và đã làm chứng hoặc đang làm chứng hoặc sẵn sàng làm chứng; Nhân chứng trong một cuộc điều tra của Quốc hội, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban lập pháp và với sự đồng ý của Chủ tịch Thượng viện hoặc Chủ tịch Hạ viện, khi xét thấy cần thiết; Nhân chứng đã tham gia thực hiện tội phạm và mong muốn trở thành nhân chứng của nhà nước; Người bị buộc tội được Tòa án miễn truy cứu trách nhiệm hình sự có thể trở thành nhân chứng của nhà nước [1, tr. 33].
- Người nộp đơn sẽ không được chấp nhận tham gia chương trình, nếu:
Tội phạm mà người đó làm chứng không phải là tội phạm nghiêm trọng; Lời chứng của người này không thể chứng thực các vấn đề cơ bản; Người này hoặc bất kỳ thành viên nào của gia đình anh ta trong nấc thứ hai của quan hệ máu mủ hoặc thân thuộc không
bị đe doạ giết chết hoặc xâm phạm sức khỏe hoặc không có dấu hiệu rằng anh ta sẽ bị giết, bị dùng vũ lực, bị doạ dẫm, chà đạp hoặc sách nhiễu để buộc anh ta không được làm chứng hoặc làm chứng sai hoặc thoái thác việc làm chứng và Nếu người đứng đơn là một cán bộ thi hành pháp luật, thậm chí nếu anh ta làm chứng chống lại các cán bộ khác [1, tr. 33].
Những người gần gũi nhất của người đứng đơn cũng có thể được tham gia chương trình.
Người bị nguy hiểm hoặc gia đình của người này có thể gửi đơn xin gia nhập đến Tổng thư ký của Chương trình bảo vệ an ninh và lợi ích cho nhân chứng tại Vụ Pháp lý, toà nhà Padre Faura Manila. Người làm đơn cũng có thể gửi đơn đến Viện công tố khu vực gần nhất và nhân chứng phải ký Bản ghi nhớ với Chính phủ. Các lợi ích mà nhân chứng có được khi tham gia Chương trình:
Bảo vệ an toàn và hộ tống; Miễn trừ tố tụng hình sự và không phải chịu hình phạt, bị tịch thu công việc kinh doanh, vật phẩm hoặc tài sản có liên quan đến lời khai hoặc sách, tài liệu và thư từ xuất trình; Bảo vệ nhà và tài sản nơi ở; Giúp đỡ kiếm sống; Chi phí hợp lý cho việc đi lại và trợ cấp sống khi đang là nhân chứng; Miễn phí khám sức khoẻ, viện phí và thuốc men cho bất kỳ vết thương, sự ốm đau hoặc các tổn thương khi đang là nhân chứng; Chi phí tang lễ không ít hơn 10.000 pêso nếu nhân chứng bị giết vì tham gia chương trình; Miễn phí giáo dục từ tiểu học đến đại học cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sống phụ thuộc vào nhân chứng mà nhân chứng này bị chết hoặc tàn tật vĩnh viễn; Không bị điều chuyển hoặc giáng cấp vì vắng mặt trong suốt thời gian làm nhân chứng và được trả đầy đủ tiền lương hoặc tiền công trong khi làm nhân chứng; Người này có thể bị bắt giam và truy tố vì khai man hoặc không chấp hành quy định của Toà án [1, tr. 34].
Theo chương trình bảo vệ nhân chứng tại Philippines, một nhân chứng ra khỏi chương trình khi: "Đã làm chứng hoặc hoàn thành nghĩa vụ của nhân chứng; nếu người này quên hoặc từ chối việc làm chứng; Nếu người này không còn được coi là nhân chứng thiết yếu; hoặc nguy hiểm không còn" [1, tr. 34].
Sau khi ra khỏi Chương trình, người này và bất kỳ người thân nào của người này trong mức thứ hai của quan hệ máu mủ hoặc quan hệ thân thuộc có thể được tái định cư tại nơi ở mà người này sẽ được an toàn hoặc được có nhân dạng mới. Người này và gia đình cũng có thể nhận được trợ cấp sinh sống một lần.
Nhìn chung lại, chế định người làm chứng là một trong những chế định lâu đời và cổ xưa nhất trong hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như ở nước ta xuất phát từ lời khai của người làm chứng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án. Lời khai của họ càng quan trọng, có giá trị chứng minh vụ án càng cao thì nguy cơ họ cũng như người thân thích của họ bị đối tượng phạm tội, đồng bọn hoặc nhân thân của chúng đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản càng lớn.
Từ lâu một số nước có hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới đã xây dựng và ban hành đạo luật hoặc chương trình về bảo vệ nhân chứng và đã thực hiện có hiệu quả. Ở nước ta, lần đầu tiên trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, mang tính nguyên tắc là bảo vệ người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ khi bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, tài sản do tham gia tố tụng. Việc bảo vệ những người này là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho họ có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tội phạm đạt hiệu quả cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước, đồng thời góp phần quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
Chương 2
BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA
2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BẢO VỆ QUYỀN
CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG
2.1.1. Khái quát pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ người làm chứng trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Pháp luật của quốc gia nào cũng đều được hình thành từ sơ khai đến hoàn thiện và nước Viêṭ Nam chúng ta cũng vậy . Ở nước ta, vấn đề người làm
chứng đã được đề cập đến từ rất lâu , thâm
chí đã đươc
đề câp
trong pháp luât
Viêṭ Nam thời kỳ trước 1945 nhưng cho đến trước khi ban hành B ộ luật tố tụng hình sự 2003 thì không có một văn bả n nào quy định cụ thể về bảo vệ
người làm chứng khỏi các nguy cơ bị đe doa ích hợp pháp.
, bị xâm hại đến các quyền và lợi
Từ t hời Lê và Nguyễn những quy định về người làm chứng đã đươc̣
đề cập đến như ng rất mờ nhạt mặc dù họ đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của người làm chứng bởi lẽ người làm chứng nắm được diễn biến của vụ việc và cũng đề ra một số quy điṇ h có tính chất trách nhiệm của người
làm chứng. Tuy nhiên, rất ít điều quy định viêc bảo vệ người làm chứng đúng
với nghĩa bảo vệ sự an toàn tính mạng của họ. Trong chương Đấu tụng của Quốc triều hình luật, Điều 39 quy định: "Nếu người làm chứng bị tra khảo thì người vu cáo sẽ bị phạt, không được giảm tội" [40, tr. 162]. Điều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định:
Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù oán thì
không cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy dấu diếm ra làm chứng thì khép vào tội không nói đúng sự thực. Hình quan, ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội [Dẫn theo 36, tr. 1]
Trong một thời hạn nhất định người làm chứng phải có trách nhiệm trình báo về vụ việc nhìn thấy: "Nếu bị kẻ khác mưu giết chôn dấu xác chết, hoặc vội vàng mai táng để mất dấu tích, rõ ràng có người làm chứng nhìn thấy, thì cho bên bị nạn trong vòng 1-2 tháng trình với tổng xã làm bằng cứ và cho khiếu nại với quan Ngự sử" [40, tr. 750]. Những thông tin do nhân chứng cung cấp phải được giữ bí mật, nếu nhân chứng mà tiết lộ ra ngoài cũng bị tội "Những người dâng thư mật tâu việc gì, lại tiết lộ ra ngoài để bán cái uy phúc của mình thì bị tội đồ hay tội lưu" [40, tr. 95].
Vấn đề bảo vê ̣quyền lơi
của người làm chứ ng mai
vân
không đươc
đề
câp
đến tron g pháp luât
Viêṭ Nam cho đến thế kỷ 18, thời chúa Trịnh Sâm
(1767-1782) mới có một điều lệ ghi rõ ràng về việc bảo vệ quyền lợi của người làm chứng. Mục Lệ kiện tụng khi bị lăng mạ trong Quốc triều khám tụng điều lệ quy định:
Từ trước đến nay người kiện cáo trong đơn phần lớn nói bừa rằng lúc đó có người này nghe thấy người kia chứng kiến để làm bằng chứng, nhưng khi chửi nhau những người ấy không hề có mặt ở chỗ đó, làm họ oan uổng mất thời gian, công sức khi bị đòi gọi hầu toà. Nay chuẩn định, phàm những ai có mặt khi cãi chửi nhau mới được viện dẫn làm bằng chứng, mới được liệt kê tên họ những người đó trong đơn để tra hỏi. Nếu dẫn bừa những người làm chứng thì tụng lý tuy có đúng cũng phạt 5 quan tiền cổ. Nếu sai trái thì xử nặng thêm và bồi thường phí tổn cho người bị đưa ra làm chứng bừa, để trừng trị thói càn rỡ. Những người bị bịa ra là nghe thấy hoặc chứng kiến nếu không đến trình để làm chứng cũng không nên xử họ tội trốn tránh mà phải xử người đi kiện tội vu cáo [40, tr. 764].
Vào t hời kỳ thuộc địa Pháp (1884-1945) là thời kỳ Việt Nam bị lệ thuộc Pháp. Luật pháp về cơ bản là để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị và bộ máy tay sai do đó kẻ thống trị không dại gì tạo điều kiện cho kẻ bị trị dễ dàng đi thưa kiện kẻ thống trị, càng không muốn kẻ bị trị nhờ sự công bằng trong pháp luật mà thắng kiện nên những quy định về bảo vệ người làm
chứng không thấy xuất hiện ở thời kỳ này. Tuy nhiên, trong pháp luật thời kỳ này vẫn tồn tại một vài tư tưởng còn mơ hồ về người làm chứng.
Theo luật tố tụng hình sự được ban bố từ đầu thế kỷ XX và thi hành cho tới năm 1945, thì:
Các chứng nhân trước khi tố cáo tội ác bắt buộc phải ngăn chặn tội ác. Chỉ khi tội ác đã hoàn thành thì mới được đi tố cáo và giúp chính quyền bắt kẻ phạm tội. Điều 7 Luật này quy định:
Không cứ người nào, hễ trông thấy người đương làm trọng tội hay khinh tội đều phải ngăn cản và cứu hộ người bị hại, nếu việc trọng tội hay khinh tội đã từng phạm rồi thì người trông thấy việc ấy phải lập tức đi cáo với người chức dịch ở gần đấy và giúp người chức dịch đi bắt kẻ phạm tội giải nộp cho người hương chức hay là quan toà án sở tại [33, tr. 73].
Người làm chứng mà không chịu đến toà làm chứng, thì sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, vẫn không có quy định về bảo vệ khi họ làm chứng. Điều 20 Luật tố tụng hình sự quy định: "Phàm người làm chứng đã chiểu luật bị đòi, không có duyên cớ gì chính đáng mà cố ý không chịu xuất tịch, có thể bắt ép phải đến và bắt phạt từ 1 đồng đến 10 đồng, phạt giam từ 4 ngày đến 5 ngày hay là hai thứ phạt ấy chỉ một thứ" [33, tr. 81]. Đồng thời, trong Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc Kỳ dưới thời Pháp thuộc cũng có quy định nghĩa vụ của người làm chứng tại Điều 22:
Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, không có cớ gì hợp lẽ mà tự ý không đến hầu trước Toà sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh,