Khái Quát Về Bảo Vệ Quyền Con Người Của Người Làm Chứng Ở Một Số Nước Trên Thế Giới‌

- Thay đổi giấy tờ tùy thân, giữ bí mật thông tin cá nhân về người làm chứng . Những biện pháp này thường được sử dụng kèm theo biện pháp thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, nơi học tập. Một số cơ quan nhà nước (cơ quan dịch vụ điện thoại, cơ quan cấp phát chứng minh, hộ chiếu...) bị cấm cung cấp thông tin cá nhân của người làm chứ ng như thông tin về địa chỉ nơi cư trú, về số điện thoại nhà riêng, về những thông tin cá nhân khác trong một khoảng thời gian nhất định nếu không có sự đồng ý của cơ quan tiến hành tố tụng.

b) Những biện pháp bảo vệ người làm chứng trong giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án. Những biện pháp bảo vệ này chỉ do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong phạm vi vụ án cụ thể đã được khởi tố, điều tra. Việc áp dụng những biện pháp này được xem xét và cân nhắc với một trong những nguyên tắc quan trong của giai đoạn điều tra là nguyên tắc không tiết lộ bí mật điều tra. Cụ thể bao gồm những biện pháp sau đây:

- Không thể hiện những thông tin cá nhân về người làm chứ ng trong biên bản lấy lời khai hay còn gọi là lời khai người làm chứ ng khuyết danh. Theo quy định chung thì biên bản lời khai của người làm chứ ng phải phản ánh những thông tin cá nhân về người làm chứ ng như họ và tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại... Điều này luôn tạo ra khả năng cho những người

thứ ba có thể tiếp xúc với người làm chứ ng , tác động và ảnh hưởng đến lời khai của họ . Do vậy lời khai người làm chứ ng khuyết danh - không kèm theo thông tin về cá nhân người làm chứ ng là giải pháp nhằm mục đích hạn chế một cách thấp nhất khả năng tác động trái pháp luật đến người làm chứ ng từ phía những người quan tâm đến kết cục của vụ án . Quy định lời khai người làm chứng khuyết danh là một trong những biện pháp bảo vệ nhân chứng

trong tố tụng hình sự đã được nhiều quốc gia áp dụng. Quyết định của Tòa án nhân quyền châu Âu thừa nhận: "Việc sử dụng những thông tin từ lời khai người làm chứ ng khuyết danh là chứng cứ của vụ án trong giai đoạn trước xét

xử là phù hợp với Công ước châu Âu về bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người ngày 04/11/1950" [24, tr. 5].

- Không để người làm chứ ng nhận dạng trực tiếp bị can mà chỉ nhận dạng qua ảnh hay qua hình ảnh video.

- Không để bị can - đối tượng bị nhận dạng có thể nhìn thấy người làm chứ ng - người nhận dạng khi tiến hành việc nhận dạng. Biện pháp có thể được áp dụng ở đây thí dụ như người làm chứ ng được hóa trang thay đổi về ngoại hình khi nhận dạng.

- Không để bị can có thể nhìn thấy người làm chứ ng khi tiến hành đối chất. Biện pháp này chỉ có thể áp dụng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn hiện đại.

- Kiểm soát và ghi âm các cuộc điện thoại của người làm chứ ng . Biện pháp này trước hết nhằm mục đích bảo vệ người làm chứ ng vì có thể biết được nội dung cuộc gọi, số điện thoại gọi đến của những người tác động đe dọa người làm chứ ng , chủ động áp dụng những biện pháp bảo vệ người làm chứ ng thích hợp. Bên cạnh đó kết quả của biện pháp này có thể làm cơ sở cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

việc khởi tố trách nhiệm hình sự của những người tác động người làm chứ ng

cản trở điều tra, xét xử.

Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 4

- Cắt những thông tin cá nhân về người làm chứ ng ra khỏi hồ sơ vụ án và quyết định truy tố khi chuyển giao hồ sơ cho bên bào chữa nghiên cứu chuẩn bị cho việc bào chữa. Sau khi người bào chữa kết thúc nghiên cứu hồ sơ, những thông tin này lại được khôi phục, đưa vào trong hồ sơ chuyển tòa để xét xử.

c) Những biện pháp bảo vệ người làm chứ ngở giai đoạn xét xử. Bao gồm:

- Người làm chứ ng có quyền yêu cầu giữ bí mật về cá nhân khi họ ra làm chứng tại phiên tòa và tòa án có thể cấm báo chí không được phát hình ảnh hay đăng báo ảnh chụp về họ, không được ghi âm lời khai người làm chứ ng .

- Thẩm vấn kín người làm chứ ng hoặc tiến hành phiên xử kín. Biện pháp này có thể được áp dụng trên cơ sở quy định tại Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị : "Báo chí và công chúng có thể không được phép vào phòng xử án tham dự toàn bộ phiên tòa hay một phần của nó... khi

tính công khai của phiên tòa có thể làm tổn hại lợi ích của xét xử" [20, tr. 12].

- Tòa án có thể thẩm vấn người làm chứ ng thông qua các phương tiện nghe nhìn trong điều kiện người làm chứ ng không cần trình diện, không cần có mặt ở phiên tòa.

- Thẩm vấn người làm chứ ng trong điều kiện bị cáo bị cách ly khỏi phòng xử án. Trong trường hợp này người bào chữa của bị cáo vẫn có mặt trong phòng xử án và vẫn có quyền thẩm vấn người làm chứ ng , do vậy quyền của bị cáo không bị vi phạm. Trong thực tiễn tòa án thường cách ly bị cáo trước khi thẩm vấn người làm chứ ng nếu thấy sự hiện diện của bị cáo khi thẩm vấn có thể làm cho người làm chứ ng không trình bày đúng sự thật. Sau đó kết quả thẩm vấn người làm chứ ng được tòa công bố cho bị cáo khi bị cáo được cho phép trở lại phiên tòa.

Như vậy, các quy định của luật về bảo vệ người làm chứ ng là một trong những yếu tố nâng cao đáng kể tính xác thực và giá trị chứng minh cho lời khai của chủ thể này trong vụ án vì nó loại trừ được nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khai gian dối, phủ nhận lời khai ban đầu của người làm chứng - tâm lý sợ bị trả thù. Đồng thời nó cũng tác động tích cực đến hoạt động tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận cho người làm chứ ng quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng mà không quy định những biện pháp cụ thể, trình tự thủ tục áp dụng chúng và những bảo đảm kèm theo nên mới chỉ dừng lại ở dạng nguyên tắc chung, chưa phát huy được vai trò của nó trong

thực tiễn xét xử. Do vậy, từ thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người làm chứng ở nước ta và việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác bảo vệ nhân chứng, đặc biệt là của một số nước đã ban hành đạo luật chuyên biệt để hoàn thiện chế định bảo vệ người làm chứ ng trong tố tụng hình sự là hết sức cần thiết ở nước ta. Tuy nhiên khi nghiên cứu và áp dụng kinh

nghiệm của các nước về bảo vệ người làm chứ ng cần chú ý một số vấn đề như: Các biện pháp bảo vệ người làm chứ ng luôn đòi hỏi sự tốn kém về tài chính, về chi phí trang bị các phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, sự tốn kém này là cần thiết vì nó phục vụ cho lợi ích của con người. Chấp nhận sự tốn kém này còn là sự khôn ngoan vì nó có thể còn ít tốn kém hơn rất nhiều cho Nhà nước trong trường hợp tội phạm không bị phát hiện, kẻ phạm tội đích thực không bị trừng phạt, tiếp tục gây án, hoặc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại vì làm oan người vô tội do khi xét xử không có sự tham gia của người làm chứ ng hoặc người làm chứ ng thay đổi lời khai, khai không đúng sự thật do sợ hãi bị trả thù. Nguồn tài chính cho các biện pháp này nên lấy từ ngân sách, từ những khoản thu được trong quá trình xét xử các vụ án hình sự (tài sản bị tịch thu của kẻ phạm tội, các khoản tiền phạt...), từ quỹ của các tổ chức xã hội và từ sự đóng góp của tư nhân. Đồng thời, mỗi quốc gia có định hướng riêng, giải pháp riêng của mình trong việc

hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến bảo vệ người làm chứ ng tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế và truyền thống pháp lý của mình. Vấn đề cốt lõi khi lựa chọn các biện pháp bảo vệ người làm chứ ng là việc bảo đảm cân bằng hợp lý quyền bào chữa của bị can, bị cáo và lợi ích hợp pháp của người làm chứ ng , cân bằng hợp lý giữa yêu cầu của các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, những chuẩn mực quốc tế chung về tiến trình tố tụng với nội dung của những biện pháp này. Để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, quy định của Hiến pháp thì việc áp dụng những biện pháp này đòi hỏi phải có những điều kiện bổ sung để sao cho thủ tục xét xử của phiên tòa sơ thẩm vẫn bảo đảm được tính công minh của nó. Phải có căn cứ

thực tế về sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứ ng tức là những chứng cứ về sự đe dọa một cách hiện thực tính mạng, sức khỏe và tài sản của người làm chứ ng . Quyết định áp dụng các biện pháp này phải được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát như là một kênh kiểm tra bổ sung về sự cần thiết và hợp pháp của việc áp dụng những biện pháp này nhằm đảm bảo việc bảo vệ người làm chứng cũng như người thân thích của họ có hiệu quả, đồng thời tránh việc áp dụng không đúng biện pháp bảo vệ.


1.3. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI‌

1.3.1. Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, Chương trình bảo vệ nhân chứng (còn có tên gọi là Chương trình an ninh cho nhân chứng hay WITSEC) là một dịch vụ được Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp để bảo vệ nhân chứng khỏi sự thương tổn về thể chất và sự

hăm doa trong các vụ án hình sự lớn.


Để được chấp nhận vào Chương trình bảo vệ nhân chứng, nhân chứng phải là người cung cấp chứng cứ chính liên quan đến một tội nghiêm trọng. Nhân chứng trong các vụ án phạm tội có tổ chức, buôn lậu ma tuý và khủng bố có thể được đề nghị bảo vệ nếu họ đủ điều kiện. Nếu cuộc sống của nhân chứng bị đe doạ vì lời khai của mình, họ sẽ được đề nghị bảo vệ và thường

kèm theo cả sự bảo vệ gia đình họ. Sự đe dọa bị giết và sự hăm doathật vì chi phí cho việc bảo vệ nhân chứng là rất đắt.

phải có

Chương trình bảo vệ nhân chứng của Hoa Kỳ được thiết lập bởi Luật kiểm soát tội phạm có tổ chức năm 1970. Theo Luật này:

Tổng chưởng lý ra quyết định cuối cùng về việc người nào sẽ được chấp nhận tham gia Chương trình. Luật sư của Chính phủ liên bang giới thiệu nhân chứng tham gia vào Chương trình, mặc dù nhân chứng cũng có thể xin được bảo vệ. Sự bảo vệ của Chương

trình được duy trì đến hết cuộc đời, miễn là nhân chứng không phạm tội lần nữa. Một vài bang cũng có Chương trình bảo vệ nhân chứng riêng của mình [1, tr. 24].

Ngoài việc bảo vệ an toàn thân thể, Chương trình bảo vệ nhân chứng cũng có thể tạo chỗ ở mới cho nhân chứng sau phiên toà và cung cấp cho họ nhân dạng mới. Nhân chứng được nhận một khoản lương nhỏ cho đến khi tìm được một công việc mới và có thể nhận được những sự giúp đỡ khác khi cần thiết. Khi nhân chứng đến chỗ ở mới, cơ quan hành pháp ở địa phương sẽ được thông báo nếu nhân chứng đã từng là tội phạm để họ có thể trông chừng nhân chứng. Nhân chứng không được phép quay lại nơi ở cũ của mình và không được phép liên lạc với bạn cũ, người quen cũ hoặc những thành viên không được bảo vệ trong gia đình.

Bảo vệ nhân chứng chỉ được áp dụng đối với người mà lời chứng của họ là yếu tố thiết yếu cho sự thành công trong việc truy tố một vụ án hình sự và do đó cuộc sống của nhân chứng cũng như người nhà của nhân chứng bị nguy hiểm.

Không phải vụ án nào có nhân chứng thì nhân chứng có thể tham gia vào chương trình. Chỉ có những vụ án cụ thể thì nhân chứng mới có thể được phép tham gia chương trình, gồm:

Bất kỳ tội phạm có tổ chức và gian lận tiền bạc, bất kỳ tội phạm buôn lậu ma tuý, bất kỳ tội phạm liên bang nghiêm trọng khác mà việc nhân chứng cung cấp lời khai có thể làm cho nhân chứng bị trả thù hoặc đe doạ dùng bạo lực, bất kỳ tội phạm của Bang mà có tính chất tương tự như các tội phạm đã đề cập ở trên, một số vụ kiện dân sự và hành chính mà việc cung cấp lời khai có thể làm nhân chứng bị nguy hiểm.

Quá trình cho phép nhân chứng tham gia vào chương trình bắt đầu khi một cơ quan hành pháp của bang hoặc liên bang đệ trình yêu cầu bảo vệ. Sau

đó, đơn xin gia nhập Chương trình bảo vệ nhân chứng được trình cho Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ (OEO):

Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ và Cơ quan Marshals sẽ tiến hành các thủ tục để xem xét, đánh giá nhân chứng có được tham gia Chương trình bảo vệ hay không. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ sẽ là người quyết định cuối cùng sau khi căn cứ vào: Hồ sơ tội phạm, các biện pháp thay thế bảo vệ nhân chứng, lời khai từ những nhân chứng tiềm năng khác. Nếu những lời khai của nhân chứng là thực sự quan trọng, có giá trị đối với cộng đồng, Tổng chưởng lý có thể cho phép nhân chứng tham gia Chương trình. Sau khi cho phép nhân chứng gia nhập Chương trình, nhiệm vụ của Marshals là tạo nhân dạng mới và tìm nơi cư trú mới cho nhân chứng, gia đình anh ta và những người liên quan. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều cơ quan chính quyền, tính toán đúng thời gian và hoàn toàn bí mật. Sau khi nhân chứng nhận được sự chấp thuận của Marshals và đồng ý tham gia vào Chương trình, anh ta và gia đình ngay lập tức được chuyển khỏi nơi đang ở đến một nơi ở tạm thời và được bảo vệ [1, tr. 25-26].

Một khi tham gia chương trình, Cơ quan Marshals cung cấp bảo vệ 24/24 giờ khi nhân chứng ở trong vùng có nguy cơ cao, bao gồm cả khi thực hiện các thủ tục trước giai đoạn xét xử và xuất hiện tại toà.

Toàn bộ mục đích của chương trình bảo vệ nhân chứng là giữ cho nhân chứng được an toàn để cung cấp lời khai tại toà, nhờ đó Tòa có thể kết tội thành viên của tội phạm có tổ chức, các băng đảng hoặc tổ chức khủng bố. Khi nhân chứng quay lại để cung cấp lời khai là thời điểm nguy hiểm nhất. Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện và an ninh đạt mức tối đa tại thời điểm này. Trong phiên toà, thậm chí những nhân chứng đã không còn tham

gia chương trình vẫn được bảo vệ nếu họ cung cấp lời khai trong vụ án mà vì nó nhân chứng đã tham gia Chương trình.

Thời gian cho nhân chứng và gia đình họ bước vào cuộc sống mới chính là khi phiên toà xét xử kết thúc. Chương trình bảo vệ nhân chứng sẽ giúp nhân chứng hoà nhập với cộng đồng mới và có đủ khả năng tự kiếm sống. Nhân chứng được bảo vệ phải tìm việc và có đủ khả năng tự kiếm sống càng sớm càng tốt. Cơ quan Marshals sẽ giúp nhân chứng tìm việc. Tuy nhiên, nếu nhân chứng không nỗ lực tìm việc, phụ cấp sinh sống sẽ bị dừng. Khi đã hoà nhập vào cộng đồng, nhân chứng chỉ liên hệ với chính quyền một lần mỗi năm. Nhân chứng cũng phải liên hệ với chính quyền nếu họ chuyển đi. Các liên hệ khác với nhân chứng phải được yêu cầu thông qua Văn phòng thi hành - Vụ pháp luật Hoa Kỳ hoặc Cơ quan Marshals.

Chương trình bảo vệ nhân chứng bắt đầu vào năm 1970, theo Cơ quan Marshals tỷ lệ kết án đạt 89% và hơn 10.000 người phạm tội bị kết án là kết quả của việc bảo vệ nhân chứng. Nếu không có Chương trình, rất nhiều nhân chứng sẽ không muốn làm chứng hoặc sẽ bị giết nếu họ tham gia làm chứng. Với sự bảo vệ của Chương trình, nhân chứng có thể làm chứng và biến mất khi phiên toà kết thúc, và những người mà nhân chứng làm chứng chống lại thường là bị kết án [1, tr. 27].

1.3.2. Chương trình bảo vệ nạn nhân, nhân chứng và những người tham gia tố tụng hình sự khác của Liên bang Nga

Tại Liên bang Nga, hàng năm có hơn 10.000.000 người ra làm chứng trước toà, trong đó có gần 3.000.000 người thay đổi lời khai do sợ bị trả thù. Vì thế, năm 2004, Liên bang Nga đã ban hành Luật bảo vệ nhân chứng. Do mới bước đầu thực hiện, nên trong cả năm 2005 chỉ có khoảng 500 nhân chứng được bảo vệ, trong khi số cần được bảo vệ ít nhất là nhiều gấp 10 lần; có hơn 60% số nhân

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí