Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TÔN NỮ NGỌC TRÂM


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG

CHẾ ĐỊNH LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TÔN NỮ NGỌC TRÂM


BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG

CHẾ ĐỊNH LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số : 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. LÊ VĂN CẢM


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Tôn Nữ Ngọc Trâm


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH NHỮNG

TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 10

1.1. Bản chất pháp lý của chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam 10

1.1.1. Ý nghĩa của việc quy định chế định các trường hợp loại trừ

trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam 10

1.1.2. Một số quan điểm chủ yếu về bản chất pháp lý của chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 11

1.1.3. Quan điểm của nhà làm luật Việt Nam về bản chất pháp lý của chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 15

1.2. Vai trò của chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong việc bảo vệ các quyền con người20

1.2.1. Bảo vệ quyền con người thông qua việc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự 22

1.2.2. Bảo vệ quyền con người bằng cơ chế giám sát, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến các

trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự 39

Kết luận Chương I 41

Chương II. MỘT SỐ VĂN BẢN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI 43

2.1. Một số văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự. 43

2.1.1. Các văn bản quốc tế về bảo vệ các quyền con người 43

2.1.2. Các quyền con người được bảo vệ trong lĩnh vực tư pháp hình sự 47

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với việc bảo vệ các quyền con người 49

2.2.1. Hệ thống các quy phạm của chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ các quyền con người 49

2.2.2. Nhận xét về các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối

với việc bảo vệ các quyền con người 54

Kết luận Chương II 68

Chương III. HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI 69

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm tăng cường vai trò bảo vệ các quyền con người. 69

3.1.1. Về mặt lập pháp 69

3.1.2. Về mặt lý luận 70

3.1.3. Về mặt thực tiễn 70

3.2. Hoàn thiện chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người 72

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về chế định các

trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 72

3.2.2. Giải pháp trong thực tiễn áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự 92

Kết luận Chương III 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS

Bộ luật hình sự

PLHS

Pháp luật hình sự

TNHS

Trách nhiệm hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1


LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền con người là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm và nghiên cứu. Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm thay đổi nhận thức và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền con người. Nhà nước ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chăm lo đến con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển toàn diện trong thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, trong các hoạt động của Nhà nước là những quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây.

Pháp luật là phương tiện, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật, hay các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với hành vi xâm phạm các quyền con người được pháp luật bảo vệ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Tội phạm thì phải chịu TNHS, tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các tội phạm và các trường hợp phạm tội đều giống nhau. Do đó, để công

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí