Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Các Chế Định: Hoãn Chấp Hành Hình Phạt Tù, Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Hình Phạt Tù, Giảm Mức Hình

Có thể nói miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt là chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, đây là biện pháp thay thế cho các biện pháp xử lý về hình sự cao nhất của Bộ luật hình sự, đó là hình phạt khi có đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật. Khi được miễn hình phạt, người phạm tội đương nhiên không phải chấp hành hình phạt mà đáng lý ra họ phải chấp hành. Một khi thực hiện tội phạm, người thực hiện (có đủ các điều kiện) sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi, đó là hình phạt. Nhưng trên thực tế, khi có đầy đủ các yếu tố để được miễn hình phạt họ đương nhiên không phải chịu hình phạt về tội phạm đã thực hiện.

Khi được miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt người phạm tội không phải chịu hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do bản thân thực hiện. Họ không phải chịu hình phạt cũng như việc chấp hành hình phạt do Toà án tuyên. Do luật còn bỏ ngỏ chưa quy định rõ miễn hình phạt là miễn loại hình phạt nào nên sự nhân đạo của pháp luật trong chế định này càng được tăng lên, vì vậy có thể hiểu hình phạt được miễn là hình phạt chính (và, hoặc) hình phạt bổ sung đáng lẽ ra họ phải thi hành.

2.2. Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người bằng các chế định: hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm mức hình phạt đã tuyên và án treo

2.2.1. Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là

một chế định mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999. Khi người bị kết án ở trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất định họ sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nói cách khác đây là trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Chấp hành hình phạt tù là việc người phạm tội phải thi hành phán quyết của Toà án dành cho bản thân, đây là hình phạt tước đi tự do của người bị kết án với mục đích không để họ sinh hoạt ngoài xã hội, phải cách ly họ thì hình phạt mới có thể phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, trong thực tế luôn có ngoại lệ, luôn tồn tại những trường hợp đặc biệt thuộc về nhân thân, hoàn cảnh của người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù. Trong những trường hợp khó có thể chấp hành ngay hình phạt tù hoặc nếu chấp hành hình phạt tù cũng không đạt được mục đích giáo dục người phạm tội… việc ngừng chấp hành hình phạt tù một thời gian được đặt ra như sự trợ giúp, tạo điều kiện hơn cho bản thân người đó chấp hành hình phạt tốt hơn hình phạt của mình sau này.

Hai chế định này là sự ghi nhận của pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người (quyền tự do thân thể), là việc ngừng chấp hành hình phạt tù một thời gian nhất định, hoãn chấp hành hình phạt chỉ đặt ra với người bị kết án khi họ chưa chấp hành hình phạt tù và nếu họ đang chấp hành hình phạt tù mà cũng thỏa mãn những đều kiện đó thì họ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong luật quy định là hoãn hay tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không chỉ rõ hình phạt tù là là có thời hạn hay tù không có thời hạn nên Tòa án có thể căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng cho người bị kết án - đây cũng là nét nhân đạo của luật hình sự hiện hành (quy định đối tượng áp dụng rộng - cả hai loại hình phạt tù, tạo điều kiện cho bị án được tại ngoại để lập công chuộc tội…).

Vậy, hoãn chấp hành hình phạt tù là tạm dừng lại một thời gian nhất định trong việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu họ chưa chấp hành hình phạt đó.

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc người đang chấp hành hình phạt tù được tạm dừng lại một thời gian nhất định trong việc chấp hành hình phạt đó.

Ví dụ: Tháng 10 năm 2011, Phan Đăng Di (39 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi hình sự) do khúc mắc từ trước đã dùng dao để giải quyết mâu thuẫn với Vi Văn Khương, kết quả giám định thương tật 4% (gẫy 1 xương sườn). Căn cứ vào tình hình thực tế và Điểm a Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự Tòa tuyên phạt Di 6 tháng tù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Có hai trường hợp được đặt ra với vụ án này:

- Trường hợp 1: Trước khi thực hiện tội phạm Di bị nhiễm lao nặng độ 4 kháng thuốc (có kết luận của bệnh viện thành phố Đà Nẵng về việc người chấp hành hình phạt tù - Phan Đăng Di bị bệnh nặng và nếu để chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng). Trong trường hợp này chánh án Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định cho Di hoãn chấp hành hình phạt tù.

Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 8

- Trường hợp 2: Sau khi chấp hành được 3 tháng Di phát hiện ra bản thân bị nhiễm lao nặng độ 4 kháng thuốc (có kết luận của bệnh viện thành phố Đà Nẵng về việc người đang chấp hành hình phạt tù - Phan Đăng Di bị bệnh nặng và nếu tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng). Trong trường hợp này chánh án Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định cho Di tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, pháp luật hình sự thể hiện sự nhân đạo với bị án khi họ sẽ và đang chấp hành hình phạt tù. Khi ở trong một số hoàn cảnh nhất định ảnh hưởng tới bản thân, gia đình bị án hoặc là khả năng chấp hành hình phạt, để tăng hiệu quả của hình phạt, sự cải tạo đối với bị án mà hoãn chấp hành hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được đặt ra và áp dụng đối với họ.

Có thể nói: Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là hai chế định nhân đạo, phản ánh chính sách nhân đạo của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo nguyên tắc thông thường khi Toà án đã tuyên hình phạt thì người bị kết án sẽ phải chấp hành một cách nghiêm túc

những hình phạt ấy. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, khi người đó lâm vào những hoàn cảnh đặc biệt liên quan đến chính bản thân hoặc gia đình, công việc của người đó… không thể khắc phục được, khi ấy người bị kết án sẽ được sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nếu Toà án sau khi cân nhắc xem xét các lý do đó và xét thấy hợp lý. Đây là biện pháp bảo vệ quyền tự do thân thể của con người, là biện pháp khoan hồng mà Nhà nước dành cho người bị kết án nhằm dừng lại một khoảng thời gian nhất định đối với việc chấp hành hình phạt, tạo cơ hội cho người bị kết án kéo dài thời gian tại ngoại (vì những nguyên nhân được định sẵn) trước khi chấp hành hình phạt tù.

Biện pháp này chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho người bị kết án để khi phải chấp hành hình phạt họ cố gắng cải tạo, nâng cao ý thức pháp luật, tự giáo dục và rèn luyện bản thân rút ngắn quá trình cải tạo, nhanh chóng tái hòa nhập với xã hội.

Hai chế định này chỉ áp dụng với hình phạt tước đi tự do của người bị kết án (hình phạt tù) mà không áp dụng với các hình phạt mà bị án được thụ lý ngoài xã hội (như cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú…). Khi được hưởng tình tiết hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đồng nghĩa với việc người bị kết án vẫn được tại ngoại chưa phải chấp hành hình phạt tù mà Toà án đã tuyên cho họ.

2.2.2. Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định giảm mức hình phạt đã tuyên

Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên đã được đề cập từ Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 là sự kế thừa và bổ sung nhưng cả hai Bộ luật hình sự đều chưa đưa ra được khái niệm hay định nghĩa về giảm mức hình phạt đã tuyên.

Giảm mức hình phạt đã tuyên gắn liền với hình phạt. Khi thực hiện tội phạm thì hậu quả pháp lý mà người phạm tội đương nhiên phải gánh chịu (nếu không trong những trường hợp đặc biệt) là hình phạt. Khi tội phạm được thực hiện xét theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả để lại cho xã hội (nếu có), các yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội... các cơ quan có thẩm quyền có thể miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho người phạm tội, khi không đủ các yêu cầu của việc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt mà có đủ khả năng được giảm mức hình phạt đã tuyên thì Toà án xét giảm mức hình phạt cho người phạm tội. Vì vậy nên chế định này cũng có quan hệ mật thiết với chế định hình phạt nhưng tính chất nhân đạo kém hơn chế định miễn hình phạt. Khi hội đủ những yếu tố nhất định người phạm tội có thể được giảm hình phạt. Dựa vào nội hàm và mối quan hệ của chế định này với hình phạt có thể đưa ra khái niệm về giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:

Giảm mức hình phạt đã tuyên là rút ngắn thời hạn hoặc miễn Toàn bộ thời gian còn lại của việc chấp hành phần mà Tòa án đã tuyên với người bị kết án.

Ví dụ: Tối ngày 28/12/2008, Nguyễn Đình Đắc (17 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi hình sự) tham gia đua xe để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam vô địch cup AFF Suzuki 2008. Đường đua là đoạn đường từ chân cầu Thăng Long đến hết đường Phạm Hùng. Trong quá trình đua xe Đắc không may va quyệt và cán ngã anh Phạm Trọng Linh (theo kết luận của giám định pháp y anh Linh bị gẫy tay trái, chân phải). Căn cứ vào tình hình thực tế, Khoản 1 Điều 207, Điều 73, Điểm h Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự Toà án tuyên phạt Nguyễn Đình Đắc 9 tháng cải tạo không giam giữ. Trong quá trình chấp hành hình phạt Đắc có nhiều biểu hiện tốt: tích cực tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên tại địa phương, tham

gia lao động công ích… Căn cứ vào công văn của UBND phường nơi Đắc cư trú Toà án nhân dân quận Cầu Giấy xét giảm mức hình phạt đã tuyên dành cho Đắc xuống còn 5 tháng cải tạo không giam giữ.

Như vậy, pháp luật hình sự đã có sự khoan hồng với Đắc, căn cứ vào biểu hiện tốt trong cải tạo của Đắc, nhằm khuyến khích không chỉ Đắc mà nhiều người trong hoàn cảnh như Đắc có nỗ lực phấn đấu, cải tạo để rút ngắn khoảng thời gian chấp hành hình phạt mà Toà án tuyên đối với họ.

Có thể nói giảm mức hình phạt đã tuyên là sự rút ngắn hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của việc chấp hành hình phạt đã tuyên. Sau khi người bị kết án chấp hành được một phần hình phạt (tùy từng loại hình phạt mà sau khoảng thời gian nhất định mới được coi là đã chấp hành một phần hình phạt) Toà án tự mình hoặc căn cứ vào đề nghị của viện kiểm sát xét giảm bớt thời gian hoặc miễn toàn bộ thời gian còn lại của việc chấp hành hình phạt mà Toà án đã tuyên với người bị kết án. Nhờ đó mà thời gian chấp hành mức hình phạt còn lại của người bị kết án được rút ngắn hoặc chấm dứt.

Giảm mức hình phạt đã tuyên là một chế định nhân đạo, mang tính chất bảo vệ quyền con người nhưng không đồng nghĩa với việc biện pháp này được áp dụng theo hướng đại trà. Người phạm tội chỉ có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên khi họ đã chấp hành hình phạt được một khoảng thời gian nhất định và có sự tiến bộ hoặc bản thân gặp điều kiện khó khăn mà không thể tự mình khắc phục được và biện pháp tha miễn này có phạm vi áp dụng tương đối rộng đó là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù. Giảm mức hình phạt đã tuyên là biện pháp hạn chế, thay thế cho việc áp dụng các chế tài bất lợi với người phạm tội nhưng vẫn bảo đảm ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa với người phạm tội. Chế định này tạo cho người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có cơ hội được giảm mức hình phạt, nhanh chóng trở về với cuộc sống hiện tại, thời gian chấp hành hình phạt (còn lại - nếu có) sẽ được

rút ngắn. Vậy, giảm mức hình phạt đã tuyên tạo ra cơ hội làm lại từ đầu nhanh hơn cho bị án (khi họ thỏa mãn những điều kiện nhất định).

Giảm mức hình phạt đã tuyên là chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật với những người đã thực hiện tội phạm. Khi thực hiện tội phạm thì hậu quả tất yếu sẽ dẫn tới tính phải chịu hình phạt, với mỗi loại tội phạm tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của nó với xã hội mà tương ứng với hình phạt nghiêm khắc ở mức độ nào. Nhưng vì luật pháp của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất nhân đạo, luôn khoan hồng với những đối tượng biết ăn năn, hối cải; pháp luật luôn công bằng, một khi người phạm tội đã có những biểu hiện tích cực nhất định trong quá trình chấp hành hình phạt thì tùy những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể họ có thể được nhanh chóng quay lại với cuộc sống thường ngày (cuộc sống trước khi bị chấp hành hình phạt) bằng cách giảm mức hình phạt đã tuyên.

2.2.3. Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định án treo

Chế định án treo là chế định không còn mới trong Bộ luật hình sự, chế định này đã chính thức ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1985, dần được sửa đổi-bổ sung, hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Nếu so với Bộ luật hình sự năm 1985 thì chế định này trong Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thu hẹp hơn về thời hạn xử phạt tù để được hưởng án treo. Ở Bộ luật hình sự năm 1985 khi người phạm tội xử phạt tù không quá 5 năm khi thỏa những điều kiện luật định sẽ được hưởng án treo, còn Bộ luật hình sự năm 1999 để được hưởng án treo điều kiện cần với người phạm tội là bị xử phạt là 3 năm. Nhưng có thể nói án treo là biện pháp cưỡng chế về mặt hình sự của pháp luật có tính chất nhân đạo, bảo vệ quyền tự do của con người. Án treo không tước đi tự do của người bị kết án, sau khi bị kết án đáng lý họ phải chấp hành hình phạt mà Toà án đã tuyên cho họ. Nhưng vì một số

lý do nhất định mà họ được hưởng án treo. Họ không bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội, họ không bị tước hoàn toàn quyền tự do về mặt thân thể (có chăng chỉ hạn chế một phần) như những người bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù khác. Họ vẫn được sinh sống trong cộng đồng dân cư quen thuộc trước đây của mình. Từ đây, họ cũng dễ dàng có được cơ hội hoàn lương hơn dưới sự giúp sức của chính quyền địa phương và những người thân, nên sự tái hòa nhập xã hội rất rõ ràng, thuận lợi.

“Bản chất pháp lý của án treo trong luật hình sự Việt Nam là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” [20, tr.13] . “Án treo là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện trong việc Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị xử phạt tù có thời hạn không quá 3 năm và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm đối với người đó khi có đầy đủ những căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định” [10, tr.13]. Án treo là những bản án được thi hành dưới hình thức không tước đi tự do về mặt thân thể của bị án, nhưng họ phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định, trong một khoảng thời gian đã xác định từ trước. Người bị kết án tuy không bị hạn chế về mặt tự do nhưng không có nghĩa là họ được tự do hoàn toàn mà phải chấp hành những quy định nghiêm ngặt mà pháp luật dành cho họ.

Theo Điều 1 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo quy định: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện đuợc Tòa án áp dụng đối với nguời phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của nguời phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù.

Ví dụ: Trường hợp Nguyễn Hùng Minh và Nguyễn Văn Đức có hành vi đập vỡ cửa kính chắn gió trước, kính chắn gió bên phải ô tô bus do anh Mai

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí