Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp tuy nhiên pháp luật cũng là “con dao” hai lưỡi. Nếu pháp luật đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì đất nước sẽ tiến tới một nhà nước pháp quyền trong tương lai gần. Còn nếu pháp luật không làm tốt vai trò thì tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, khó kiểm soát và phải chăng lúc này pháp luật chỉ là lực cản của sự phát triển. Bởi vậy, pháp luật hình sự nói chung, biện pháp tha miễn nói riêng là sự thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật với người phạm tội. Từ việc thấu hiểu được sự khoan hồng của pháp luật cộng với sự quan tâm, loại bỏ sự miệt thị của cộng đồng người phạm tội sẽ có cơ hội tốt hòa nhập xã hội để trở thành công dân có ích, vượt qua mặc cảm, không tái phạm. Vì thế, biện pháp tha miễn là cơ sở để đánh giá thực trạng xã hội của một đất nước cũng như đường lối, chủ trương của Nhà nước đối với người phạm tội nói chung và thể hiện việc bảo vệ quyền con người nói riêng.
Biện pháp tha miễn cũng là cơ sở cho việc miễn giảm hình phạt. Bởi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt là tất yếu. Hình phạt vốn là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, là công cụ hữu hiệu bởi tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nó để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khi áp dụng hình phạt người bị áp dụng hình phạt sẽ bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do (hình phạt tù, cấm cư trú, quản chế, trục xuất), quyền về tài sản (tịch thu tài
sản, phạt tiền), quyền chính trị (cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định) nhất định trong thời gian theo luật định. Hình phạt tù là hình phạt đặc thù hạn chế quyền tự do nhiều nhất của công dân mà biện pháp cưỡng chế khác không thể đạt được. Và đặc biệt, người bị áp dụng có thể bị tước đi quyền sống - một quyền cơ bản của con người mà bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào khác ngoài hình phạt (tử hình) đều không thể tước bỏ. Nhưng khi người bị áp dụng hình phạt thỏa mãn các điều kiện áp dụng các biện pháp tha miễn họ sẽ không phải chấp hành hoàn toàn những hình phạt nặng nề mà đáng ra họ phải gánh chịu (hình phạt với họ luôn nhẹ hơn - vì bản thân có các tình tiết được miễn, giảm hình phạt…), thậm chí họ còn không phải chịu án tích - hậu quả pháp lý bất lợi về nhân thân đối với người phạm tội (khi họ được miễn, giảm hình phạt…).
Vậy, bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam là sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật thông qua bản án, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tha miễn được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm tội.
1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam
Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm với tư cách là một nước thành viên Liên hợp quốc và cũng là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người nên luôn mong muốn có sự đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hơn nữa quyền con người. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong những giai đoạn nhất định vấn đề về quyền con người chưa được hiểu thấu đáo nên vấn đề này nhiều lúc ở nhiều lĩnh vực còn bị lợi dụng làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ đặc biệt là vấn đề nhân quyền của quốc gia. Vì vậy, công tác bảo vệ quyền con người phải gắn liền với sự hiểu đúng và đầy
đủ về vấn đề này. Đặc biệt là đối với các cơ quan bảo vệ và cơ quan áp dụng pháp luật phải có cách hiểu thật thấu đáo trong việc áp dụng các biện pháp có tính chất bảo vệ quyền con người, thống nhất trong cách vận dụng, từ đó luật hóa và ngày càng hoàn thiện pháp luật hình sự trong đó có chế định các biện pháp tha miễn theo hướng bảo vệ quyền con người.
Thứ nhất, bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự thể hiện sự nhân đạo, bảo đảm tính công bằng, tiến bộ xã hội Khi được áp dụng các biện pháp tha miễn thì gián tiếp các biện pháp
này góp phần nào đó trong việc động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội… đồng thời, cũng là cách giảm thiểu việc áp dụng các biện pháp trấn áp về hình sự. Bởi vậy, áp dụng đúng và đầy đủ về nội dung và yêu cầu của các biện pháp tha miễn là điều quan trọng, một người chỉ được áp dụng biện pháp tha miễn khi thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì thế, biện pháp tha miễn cũng góp phần bảo đảm công bằng trong phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Trong cùng những điều kiện nhất định với cùng một loại tội phạm, nhưng những trường hợp được áp dụng biện pháp tha miễn luôn có hình phạt nhẹ hơn những trường hợp khác là sự bảo đảm sự công bằng trong gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của tội phạm. Bởi lẽ, không phải tự nhiên họ có những tình tiết thuộc về chế định “tha miễn”, những tình tiết này là do nhận thức, nhân thân hoặc hoàn cảnh đưa lại (cũng có thể là do “nỗ lực” của bản thân).
Không chỉ bảo đảm công bằng mà bảo vệ quyền con người bằng biện pháp tha miễn còn là thước đo của tiến bộ xã hội. Bởi, tiến bộ xã hội là một vấn đề được Đảng và Nhà nước phấn đấu thực hiện từ trước đến nay. Hiện nay, xét về một vài góc độ thì vấn đề này đã có nhiều thành tựu đáng kể. Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân vì dân, việc có lợi cho dân thì làm - việc có hại cho dân thì hết sức tránh… và quy định biện pháp tha miễn
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 2
- Khái Niệm Và Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Các Biện Pháp Tha Miễn Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
- Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Các Biện Pháp Tha Miễn Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Các Chế Định: Thời Hiệu, Miễn Trách Nhiệm Hình Sự, Miễn Hình Phạt Và Miễn Chấp Hành Hình Phạt
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Các Chế Định: Miễn Hình Phạt, Miễn Chấp Hành Hình Phạt
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Các Chế Định: Hoãn Chấp Hành Hình Phạt Tù, Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Hình Phạt Tù, Giảm Mức Hình
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
trong pháp luật hình sự cũng là sự ghi nhận vượt bậc của sự tiến bộ xã hội. Đây là sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp, góp phần bảo vệ quyền con người. Từ việc chế định này chưa được quy định cụ thể, còn rải rác ở các văn bản dưới luật, rất khó khăn trong việc tra cứu và áp dụng, đến nay các biện pháp này đã được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự - đây là bước đột phá trong kỹ thuật xây dựng pháp luật của nước ta. Nhờ đó mà vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người được coi trọng và xem xét đúng mức, hạn chế tối đa tình trạng oan sai trong hoạt động tố tụng.
Thứ hai, bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn góp phần đẩy nhanh quá trình tái hòa nhập xã hội cho người phạm tội
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước. Khi một người bất kỳ thực hiện tội phạm thì theo lý thuyết điều tất yếu là họ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi là hình phạt. Hình phạt có thể là mức thấp nhất hoặc trung bình cũng có khi là mức cao nhất của khung hình phạt - tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự… Và khi quyết định hình phạt các biện pháp tha miễn cũng là cơ sở giảm đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Vì vậy, mặc nhiên bị cáo có các tình tiết tha miễn sẽ khác bị cáo không có tình tiết tha miễn, cụ thể là thời gian chấp hành hình phạt sẽ được miễn, giảm hoặc rút ngắn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bị cáo còn được miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự nên vấn đề chấp hành hình phạt không được đặt ra với những trường hợp này…
Vấn đề tái hòa nhập xã hội là vấn đề cần được lưu tâm đúng mức, nó có vai trò quan trọng để giảm thiểu tình trạng tái phạm và góp phần không nhỏ giáo dục người phạm tội khi họ “hoàn lương”, quay lại với cuộc sống đời thường.
Người phạm tội có các tình tiết tha miễn có thời hạn chấp hành hình phạt, quá trình bị “hạn chế các quyền” ngắn hơn các bị cáo không có tình tiết này. Thời gian họ không bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội không quá lâu, nên họ cũng dễ dàng hơn với quá trình tái hòa nhập xã hội. Cộng đồng dân cư cũng dễ chấp nhận họ hơn bởi tính chất hành vi phạm tội hay vì hoàn cảnh mà họ lâm vào trước/ sau khi thực hiện tội phạm.
Với ý nghĩa xã hội là góp phần nào đó để bị cáo tái hòa nhập xã hội, biện pháp tha miễn là những biện pháp mang đậm tính nhân văn và kế thừa các giá trị đạo đức của một xã hội xã hội chủ nghĩa. Bởi giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Cụ thể trong trường hợp này là rút ngắn thời gian bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội của bị cáo, tránh được sự kỳ thị của cộng đồng dân cư với bị cáo khi mãn hạn tù, tạo cho bị cáo tâm lý tốt để thích ứng với cuộc sống hiện tại.
Thứ ba, thông qua các biện pháp tha miễn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự hiện hành theo hướng bảo vệ quyền con nguời
Với tư cách là thành viên của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và các công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam luôn phấn đấu để thực hiện tốt và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để thích ứng với điều kiện mới. Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xã hội ngày càng phát triển. Bên cạnh sự phát triển tích cực còn xuất hiện không ít tiêu cực, các
vụ án hình sự cũng gia tăng theo thời gian khi ấy việc đòi hỏi sự công bằng xã hội trong mỗi vụ án ngày càng cao. Do đó pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cũng phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Biện pháp tha miễn là biện pháp bảo vệ quyền con người, biện pháp này thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật hình sự. Trong bối cảnh đổi mới đất nước hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, thực trạng xã hội có nhiều thay đổi việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, đặc biệt hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa của xã hội truyền thống, trong đó chú trọng việc bảo vệ quyền con người.
Để theo kịp xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ văn hóa, kinh tế, chính trị đến an ninh, nhân quyền. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hết sức phức tạp và có tính cạnh tranh cao như hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật hình sự là phải tác động tích cực đến tội phạm dưới mọi góc độ. Tuy biện pháp tha miễn là chế định nhân đạo của pháp luật hình sự, song để áp dụng như thế nào cho đúng và hợp lý, có tình lại là vấn đề đã và đang được đặt ra đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Một chế định khả thi khi chúng được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế và thực tiễn cuộc sống chính là cơ sở khách quan để đánh giá một chế định có thực hiện hết được các chức năng của nó hay không? và với chế định biện pháp tha miễn trong Bộ luật hình sự hiện hành cũng vậy.
Quy định về biện pháp tha miễn nhằm bảo vệ quyền con người là một vấn đề không mới nhưng luôn có tính thời sự. Bởi “quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa, là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của cả nhân loại, nhằm cải tạo xã hội và thiên nhiên,
giải phóng con người khỏi áp bức bất công” [36, tr.4]. “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân. Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Việc tham gia các công ước quốc tế về quyền con người cũng vì lợi ích của nhân dân. Cho đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Pháp luật nước ta cũng đã tương thích với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc phê chuẩn” [36, tr.5].
Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học - sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật.
Việc các biện pháp tha miễn được ghi nhận trong pháp luật hình sự thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật Việt Nam với người phạm tội. Quy định này góp phần bảo vệ quyền con người của người phạm tội trước sự nghiêm trị của pháp luật. Pháp luật luôn cho họ sự “hướng thiện” và cơ hội rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Chính vì thế mà biện pháp tha miễn mang đậm tính nhân văn và chỉ dành cho cá nhân người phạm tội khi họ có đầy đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Khi họ được hưởng một trong những biện pháp tha miễn đồng nghĩa với việc được tại ngoại hoặc thời gian bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội được rút ngắn điều này giúp họ có tâm lý “thoải mái” hơn khi quay lại cuộc sống thường nhật.
Chương 2:
SỰ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC BIỆN PHÁP THA MIỄN TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Ngày nay quyền con người là một trong những vấn đề nổi bật được toàn thế giới quan tâm và nghiên cứu. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986) đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về vấn đề bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 2013 được ban hành tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực. Sự nghiệp bảo vệ quyền con người đã trở thành ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân.
Bảo vệ quyền con người là một quá trình, là sự kết hợp hài hòa của các điều kiện chủ quan và khách quan. Bên cạnh sự bảo vệ bằng đạo đức và dư luận xã hội thì pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ; pháp luật có sức mạnh cưỡng chế tối cao trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ và nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời. Luật hóa vấn đề quyền con người là phương pháp có hiệu quả cao, tạo cơ sở pháp lý thống nhất để đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Bởi lẽ đó, pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của mình.