Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Bằng Chế Định Xóa Án Tích

pháp tha miễn) trong việc áp dụng mà đại xá rất hiếm xuất hiện trong lịch sử áp dụng pháp luật. Đại xá chỉ có khi vào những dịp sự kiện thật sự trọng đại, có ý nghĩa to lớn về mặt sự kiện và có giá trị xã hội sâu sắc của đất nước.

Bởi bản chất tốt đẹp đại xá là sự khoan hồng đặc biệt của pháp luật do Quốc hội quyết định đối với những người đã thực hiện tội phạm đang bị xét xử hoặc đã bị tuyên án hưởng biện pháp tha miễn của Bộ luật hình sự khi họ đáp ứng được những yêu cầu của văn bản đại xá, nên đối tượng áp dụng của đại xá rộng bao gồm: người thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội bị kết án chấp hành hình phạt (mọi hình phạt trừ hình phạt tử hình), người đã chấp hành hình phạt xong nhưng chưa được xóa án tích. Khi được đại xá đồng nghĩa rằng họ sẽ được hưởng 1 trong 6 chế định: miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc xóa án tích. Khi thỏa mãn những điều kiện nhất định người thực hiện hành vi phạm tội (có thể đã bị kết án hoặc chưa) sau khi xem xét tính chất của các mối quan hệ xã hội mà người đó có thể được hưởng 1 trong 6 biện pháp tha miễn như: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời gian chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Đại xá có thể là sự chấp dứt án tích (với trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, xóa án) còn những trường hợp còn lại (giảm nhẹ hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt) thì người bị kết án đang chấp hành hình phạt vẫn phải chịu án tích.

2.3.3. Sự thể hiện nội dung bảo vệ quyền con người bằng chế định xóa án tích

Xóa án tích là việc thừa nhận người có án tích không còn mang án tích. Xoá án tích là chế định nhân văn được quy định trong pháp luật hình sự, là sự nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta “và được thể hiện trong

việc hủy bỏ hậu quả pháp lý hình sự đối với người bị kết án, tức là chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm hình sự của người đó khi người đó đáp ứng đầy đủ những điều kiện để được đương nhiên hết án tích hoặc được Tòa án xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự” [9, tr.831].

Nếu so sánh với Bộ luật hình sự năm 1985 thì đây là chế định có tính chất kế thừa và bổ sung. Tuy cả hai Bộ luật hình sự đều đã có quy định về chế định này nhưng chưa có sự ghi nhận chính thức khái niệm pháp lý về vấn đề này.

Án tích là giai đoạn cuối cùng của vấn đề trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý hình sự của việc người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án. Án tích là chế định gắn liền với vấn đề hình phạt, sau khi người phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định hoặc sau khi hết thời hạn cải tạo thì người đó được trả tự do, nhưng người đó bị vẫn lưu lại án tích trong hồ sơ. Phải sau một thời gian nhất định thì người đó được xóa án tích đồng nghĩa với việc coi người này chưa từng phạm tội.

Và xóa án tích chỉ xuất hiện khi có án tích, có án tích mới có nhu cầu xóa án tích. Có thể nói xóa án tích là giai đoạn liền sau việc có án tích. Vì vậy, xóa án tích là việc chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm hình sự của người bị kết án trên cơ sở những quy định của pháp luật hình sự.

Ví dụ: Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1968 trú tại: tổ dân phố An Lạc, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội theo bản án hình sự sơ thẩm số 34/1992/HSST của tòa án nhân dân huyện Gia Lâm đã bị kết án 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 16 tháng về tội trộm cắp tài sản. Căn cứ Điều 63, 64, 67 của Bộ luật Hình sự và Điều 270 của Bộ luật Tố tụng hình sự (theo Giấy chứng nhận xóa án tích số 02/2014/GCN-CA ngày 18/3/2014 của tòa án nhân dân huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Quân đương nhiên được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Như vậy, chỉ cần sau một khoảng thời gian nhất định (Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm) người bị Toà án tuyên án tương ứng sẽ được xóa án mà họ bị tuyên, sau đó họ có phạm tội sẽ không bị coi là tái phạm.

Có thể nói xóa án tích là chế định mang tính chất nhân đạo sâu sắc, nhằm khuyến khích những người bị kết án phạt tù chấp hành nghiêm chỉnh bản án và cải tạo tốt khi họ thỏa mãn những điều kiện nhất định họ không bị coi là có tiền án đây là điều kiện thuận lợi tạo nên nhân thân tốt cho bị án để hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành hình phạt và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 10

Mang trong mình bản chất nhân đạo, xóa án tích thể hiện sâu sắc bản chất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa - hệ thống nhà nước, pháp luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xóa án tích là hủy bỏ đi hậu quả pháp lý bất lợi sau cùng mà người phạm tội phải gánh chịu có liên quan đến vấn đề nhân thân xấu hay tốt của họ sau này.

Sau khi trải qua một thời gian nhất định, có nội hàm giống thời gian thử thách mà pháp luật dành cho người thực hiện tội phạm sau khi họ chấp hành xong hình phạt mà người phạm tội có biểu hiện tốt về mặt xử sự và có thái độ đúng mực… với môi trường xã hội thì họ có thể được xóa án tích sớm hoặc theo đúng thời hạn đã được quy định sẵn trong Bộ luật hình sự với những trường hợp cụ thể.

Xóa án tích là chế định mang tính bảo vệ quyền con người được biểu hiện bằng việc hủy bỏ hậu quả pháp lý hình sự đối với người bị kết án, khi ấy người bị kết án được chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm hình sự với tội phạm

mà bản thân đã thực hiện. Họ được coi như chưa bị kết án, điều này được Toà án ghi nhận dưới hình thức cấp giấy chứng nhận xóa án.

Vì thế, khi thỏa mãn những điều kiện nhất định được quy định trong Bộ luật hình sự thì người phạm tội, bị kết án được xóa bỏ hoàn toàn hậu quả pháp lý của hành vi đã thực hiện.

Chế định này tạo cho người đó một nhân thân mới (trước đó họ bị coi là nhân thân xấu, nếu thực hiện tội phạm sẽ bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm), nhân thân tốt để tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập với cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội.


Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là pháp luật nhận văn, khoan hồng. Sự khoan hồng, bảo vệ quyền con người được thể hiện qua các điều luật trong bộ luật hình sự và được thể hiệu tập trung ở quy định về các biện pháp tha miễn. Thông qua 12 biện pháp tha miễn: 1) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, 2) Thời hiệu thi hành bản án, 3) Miễn trách nhiệm hình sự, 4) Miễn hình phạt, 5) Miễn chấp hành hình phạt, 6) Giảm mức hình phạt đã tuyên, 7) Hoãn chấp hành hình phạt tù, 8) Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, 9) Án treo, 10) Đặc xá, 11) Đại xá, 12) Xóa án tích, pháp luật hình sự hiện hành Việt Nam đã góp phần không nhỏ để thể hiện bản chất nhân đạo, bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh sự nghiêm trị với “người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm…” [4, tr.40] pháp luật hình sự còn có sự khoan hồng đối với người thực hiện tội phạm. Sự khoan hồng thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự bảo vệ quyền con người của hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền.

Người phạm tội, bị cáo, bị án chỉ cần có đủ các điều kiện hưởng biện pháp tha miễn hình hậu quả pháp lý mà hành vi của họ đem lại sẽ “nhẹ” hơn

trong trường hợp phạm tội thông thường (không thỏa mãn điều kiện để hưởng một trong các biện pháp tha miễn). Tùy vào nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hoàn cảnh của họ trước hoặc sau khi phạm tội... và hoàn cảnh thực tế cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét biện pháp tha miễn nào được áp dụng với họ. Cho dù được hưởng biện pháp tha miễn nào chăng nữa, hậu quả pháp lý của tội phạm mà họ phải gánh chịu luôn nhẹ hơn sự quy định trong luật, đồng nghĩa với việc họ được pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoan hồng và được tạo điều kiện về thời gian sớm nhất để họ tái hòa nhập với đời sống xã hội.

Chương 3:

HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM VỀ BIỆN PHÁP THA MIỄN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Bộ luật hình sự năm 1999 tính đến nay đã áp dụng được 15 năm với một lần sửa đổi, bổ sung năm 2009. 15 năm qua đất nước đã có nhiều thay đổi từ một nước kém phát triển thành nước đang phát triển, đang chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật có sự gia tăng. Để trật tự kỷ cương được xã hội được thiết lập lại, bảo đảm những yếu tố cơ bản nhất của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì việc nghiên cứu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự là điều quan trọng, quyền con người là một vấn đề được dư luận quan tâm, từng bước được luật hóa và sự ghi nhận chế định về biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự thể hiện chính sách nhân đạo trong việc bảo vệ nhân quyền tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia theo hướng bảo đảm công bằng, dân chủ và bảo vệ hơn nữa quyền con người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội. Vì thế, từ việc nghiên cứu, xem xét các chế định trong mối liên hệ với các chế định có liên quan đến việc áp dụng vào thực tiễn xét xử sao cho phù hợp để từng bước hoàn thiện Bộ luật hình sự theo hướng bảo vệ quyền con người là một yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn lập pháp hình sự.

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng bảo vệ quyền con người

* Về mặt chính trị - xã hội:

Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập quốc tế với tinh thần hòa nhập, không

hòa tan. Từ chủ trương, chính sách của Đảng đến pháp luật của Nhà nước đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian tới để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững ngoài việc đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Đảng ta đã khẳng định việc mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Theo đó, phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người phát triển toàn diện, tạo ra cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhất là dân chủ trực tiếp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của con người, bảo đảm sự nhất trí đồng thuận trong xã hội tạo động lực phát triển đất nước.

Kế thừa những tư tưởng trên của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã có một chương riêng - Chương II quy định về quyền con người với các quyền con người lần đầu tiên được ghi nhận (quyền sống, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia đời sống vào văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa, quyền xác định dân tộc mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, quyền sống trong môi trường trong lành…).

Vì vậy, gắn với các quy định của pháp luật hình sự nói chung và các quy định về biện pháp tha miễn nói riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, nhận thức và sửa đổi, hoàn thiện sao cho phù hợp với các quan điểm của Đảng và các quy định của Hiến pháp về quyền con người và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

* Về mặt lý luận và lập pháp hình sự:

Từ thực tiễn 15 năm áp dụng các biện pháp tha miễn trong Luật hình sự bên cạnh những ưu điểm của các biện pháp này như: được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự, phản ánh bản chất nhân đạo của pháp luật, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật, tạo cho người phạm tội cơ hội tốt để tái hòa nhập cộng đồng và góp phần thể hiện việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người... Các biện pháp tha miễn cũng bộc lộ những tồn tại: quy định dàn trải trong Bộ luật hình sự (12 chế định được quy định rải rác trong 4 chương hoặc quy định trong cùng một chương nhưng vị trí có thể lại cách xa nhau), quy định còn chưa hợp lý trước sự thay đổi của tình hình thực tế… Vậy, để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hình sự cần phải phát huy những ưu điểm và hạn chế tối đa những tồn tại nên vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự được đặt ra như một tất yếu.

* Về mặt thực tiễn:

Hiện nay, tuy các biện pháp tha miễn đã được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng trong thực tiễn các biện pháp này vẫn chưa thực sự trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu trong công công đấu tranh phòng ngừa tội phạm và chưa phát huy được hiệu quả bảo vệ quyền con người… mà chúng được sử dụng nhiều khi không thống nhất, còn áp dụng “tràn lan” như án treo… làm biện pháp tha miễn giảm đi tính nhân văn sâu sắc. Nên, trong thời gian tiếp theo để biện pháp tha miễn trở về đúng bản chất là các biện pháp khoan hồng, nhân đạo của pháp luật đối với người phạm tội chỉ khi họ thỏa mãn những điều kiện nhất định thì việc hoàn thiện quy định về biện pháp tha miễn trong Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết.

3.2. Nội dung hoàn thiện

* Những yêu cầu cơ bản khi sửa đổi các quy định về các biện pháp tha miễn nhằm tăng cường việc bảo vệ các quyền con người:

Nhằm khắc phục những hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành đặc biệt trong chế định các biện pháp tha miễn về quyền con người để đáp ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023