Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 12

lên không ngừng, theo đó là sự tinh vi, phức tạp của tội phạm. Để tiến tới việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai gần thì việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong đó có bộ luật hình sự theo hướng phù hợp với xu thế của toàn cầu, sự phát triển của xã hội là điều cần thiết.

Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ hội nhập đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới. Do đó, để pháp luật hình sự thật sự là công cụ hữu hiệu trấn áp tội phạm nói chung và góp phần bảo vệ quyền con người nói riêng thì việc sửa đổi, bổ sung một số biện pháp tha miễn cho phù hợp hơn với thực tiễn theo hướng nhân đạo xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa là cần thiết và vô cùng quan trọng.

Một khi các biện pháp tha miễn được hoàn thiện theo hướng tăng cường việc bảo vệ quyền con người đồng nghĩa với việc Bộ luật hình sự cũng được hoàn thiện theo hướng nhân đạo, bảo vệ quyền con người, từ đó pháp luật hình sự Việt Nam sẽ vừa có tính nghiêm khắc, vừa có sự khoan hồng từ pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN


Quyền con người là một vấn đề không mới nhưng ngày càng được dư luận quốc tế và trong nước quan tâm. Quyền con người luôn là cái đích hướng tới của Nhà nước tiến bộ. Một Nhà nước chỉ là nhà nước pháp quyền khi các quyền lợi của công dân và khi quyền con người trong đất nước đó được bảo đảm bằng pháp luật, khi đó Nhà nước sẽ thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trong một quốc gia, quyền con người được thể hiện ở nhiều lĩnh vực, quyền con người được thực hiện nghiêm chỉnh ở mỗi lĩnh vực góp phần làm nên một xã hội mà quyền con người được coi trọng và bảo vệ. Bảo vệ con người thông qua các biện pháp tha miễn là một điển hình. Các biện pháp này mang tính nhân đạo sâu sắc, biện pháp tha miễn là một phần không thể thiếu được của pháp luật hình sự, phản ánh sự nhân đạo của Nhà nước với người phạm tội, đây cũng là sự mềm dẻo của pháp luật giúp người phạm tội con đường “tái hòa nhập xã hội” ngắn hơn, giúp người phạm tội ý thức được bản thân vẫn còn giá trị của cuộc sống, vẫn còn được xã hội coi trọng và công nhận. Vì thế, biện pháp tha miễn là những biện pháp quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được của một Bộ luật hình sự khả thi, chúng góp phần giảm đi sự “áp đặt” cưỡng chế của Nhà nước với người phạm tội và biện pháp tha miễn là một trong những biện pháp nhân đạo ấy. Bị cáo khi được áp dụng biện pháp tha miễn thì hình phạt của họ sẽ “nhẹ” hơn hình phạt của các trường hợp tương tự nhưng không có các biện pháp tha miễn. Khi được hưởng tình tiết này bị cáo sẽ vẫn được bảo toàn hoặc chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định (không phải là tước bỏ hoàn toàn).

Quy định về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự tạo cơ sở thống nhất cho việc áp dụng các biện pháp có tính chất nhân đạo, khoan hồng.

Bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh, nhanh chóng, kịp thời, theo đúng pháp luật. Đây là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp, đồng thời cũng thể hiện sự bảo vệ nhân quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phức tạp của các quan hệ xã hội nên có một số biện pháp tha miễn chưa thực sự phù hợp với thực tế, vì vậy cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các biện pháp tha miễn góp phần hoàn thiện hơn nữa sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự - 12

Tiếng Việt

1. Bạch Quốc An (2014), Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

2. Lê Mai Anh (chủ biên) (2006), Giáo trình Luật Quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12 nâng cao tập 1.

4. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (2014), Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

5. C.Mác-Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

6. Các văn bản quốc tế về quyền con người (2008), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), NXB Công an nhân dân Hà Nội.

8. Lê Cảm (chủ biên) (2002), Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Công an nhân dân Hà Nội.

9. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Lê Cảm (2005), Chế định án treo và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 2).

11. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật về tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 12).

12. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật về tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 13).

13. Lê Cảm (2006), Quyền tư pháp, hệ thống tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp và cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội-30 năm truyền thống (1976-2006), NXB Công an nhân dân Hà Nội.

14. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Lê Cảm & Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Lê Cảm (chủ biên), Phạm Mạnh Hùng & Trịnh Tiến Việt (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, NXXB Tư pháp Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Chí (2007), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 23).

18. Lê Đăng Doanh (1999), Chủ thể của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Văn Dũng (2006), Chế định án treo trong pháp luật hình sự Pháp dưới góc độ so sánh với chế định án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 14).

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Động (2005) Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

23. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

24. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (2014), Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

25. Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam (1995), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB Công an nhân dân Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Lan (2003), Chế định xóa án tích trong Luật hình sự Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (2011), Luật Nhân quyền quốc tế những vấn đề liên quan, NXB Lao động xã hội.

29. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật Nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động xã hội.

30. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

31. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

32. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020.

33. Đinh Văn Quế (2001), Tội phạm và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Đà Nẵng.

34. Quốc Triều hình luật (1995), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

35. Lê Thị Sơn (chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật-lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

36. Tạp chí Nhân quyền Việt Nam Số 1 (6/2010).

37. Tạp chí Nhân quyền Việt Nam Số 1+2 (2011).

38. Trần Quang Tiệp (1990), Bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 2).

39. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

40. Toà án nhân dân tối cao - Vụ hợp tác Quốc tế (2010), Quyền con người trong thi hành công lý, NXB Lao động Thương binh xã hội.

41. Trịnh Quốc Toản (2008), Hoàn thiện một số biện pháp miễn giảm hình phạt trong pháp luật hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, Tạp chí Khoa học, tập 24 (số 3).

42. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Luật Nhân đạo quốc tế - Những nội dung cơ bản, NXB lý luận chính trị.

43. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa-NXB Tư pháp Hà Nội.

44. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng- NXB Từ điển học.

45. Viện Nhà nước và pháp luật (1986), Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

46. Trịnh Tiến Việt (2005), Về một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 3).

47. Trịnh Tiến Việt (2007), Về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, Tạp chí Khoa học.

48. Trịnh Tiến Việt (2008), Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do chuyển biến của tình hình (Khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999), Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 7).

49. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

50. Trịnh Tiến Việt (2013), Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

51. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

52. Wolfgang Benedeck (2008), Tìm hiểu về quyền con người, NXB Tư pháp.

Tiếng Anh

53. Ayn Rand (1957), Atlas Shrugged, Random House.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023