Phân Tích Hiện Trạng Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ

Bên cạnh sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ở bãi biển Thuận An hàng năm còn có sự tồn tại và phát triển của đội ngũ bán hành rong trên bãi biển. Sự phát triển này đã đặt ra một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường. Nếu không có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông, phương tiện kỹ thuật, nhân lực ở các mặt Kinh tế - xã hội và môi trường thì sẽ tạo nên sự phát triển không đồng thuận, xuất hiện tình trạng đối lập nhau trong quá trình phát triển. Việc phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh tế không tính đến yếu tố môi trường sẽ làm cho hoạt động kinh tế không bền vững, sẽ để lại những rủi ro và hậu quả lâu dài cho môi trường trong tương lai gần. Hậu quả của việc môi trường bị xuống cấp khó có thể khắc phục trở lại trạng thái ban đầu.

Thực tế môi trường bãi biển Thuận An trong những năm gần đây có nhiều dấu hiệu bị thay đổi đó là tình trạng rác thải bừa bãi xuất hiện nhiều trên các bãi biển. Theo thống kê của đội thu gom và xử lý rác thải trước đây (khi đội thu gom còn hoạt động thường xuyên) thì trung bình mùa nắng, rác thải thu gom trên toàn bộ địa bàn từ 20-25m3 /ngày, mùa mưa từ 16-20 m3/ngày trong đó bãi biển chiếm khoảng 10% lượng rác thải đã thu gom. Tuy nhiên đến nay hoạt động thu gom trên bãi biển chỉ tiến hành mang tính chất cầm chừng do thiếu kinh phí đã ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường. Quá trình thực địa

cho thấy hiện nay có quá nhiều rác thải không được thu gom dọc trên 2km bãi biển thuộc TT Thuận An và Xã Phú Thuận. Tình trạng xuất hiện nhiều rác thải này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: từ việc xả thải không đúng nơi quy định của du khách, người dân và quá trình thu gom, xử lý của cơ sở kinh doanh và đội ngũ lao công trên bãi biển của UBND Thị trấn Thuận An không hợp lý và kịp thời.

Vì vậy, bãi biển Thuận An vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề còn bất cập. Chẳng hạn như công tác thu gom rác thải của tổ thu gom rác không đúng thời gian theo quy định. Việc chôn lấp rác ngay tại bãi biển là không hợp lý không đảm bảo quy trình xử lý rác thải. Nguy cơ ô nhiễm hữu cơ của việc chôn lấp này là rất cao. Việc chôn lấp rác thải ngay trên bãi biển là nguyên nhân dẫn đến suy

thoái đất và phá vỡ cấu trúc đồng đều của đất gây nguy hiểm đến sự an toàn và xói mòn bờ biển hàng năm. Bên cạnh đó là việc xả thải chất thải rác không đúng nơi quy định của các cơ sở kinh doanh trên bãi biển sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của vùng biển. Sự xuất hiện của hàng loạt bãi rác tự phát lớn và nhỏ trên, trước bãi biển. Theo quan sát thực địacó trên 3 bãi rác lớn ở khu vực rừng dương phòng hộ và gần 10 điểm chứa rác thải nhỏ quanh khu vực rừng dương và sát mép bờ biển. Quan sát và ghi nhận tại 3 bãi rác lớn xuất hiện ở khu vực rừng dương phòng hộ cho thấy có sự bốc mùi hôi thối do quá trình phân huỷ các loại thuỷ hải sản dư thừa và các chất hữu cơ khác. Ngoài ra còn tồn tại các loại rác thải sinh hoạt và các bao bì nilong khó phân huỷ. Tất cả các bãi lớn nhỏ này đều là những bãi rác tự phát của cơ sở kinh doanh và các hộ dân sống gần khu vực bãi biển. Quá trình phân hủy và tạo mùi của các loại rác thải hữu cơ gây ô nhiễm không khí và sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mọi người sống ở khu vực gần bãi biển và khách du lịch ở hiện tại. Bên cạnh đó về lâu dài tình trạng phát tán của các loại rác khác và việc khó phân huỷ của rác thải nilong sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan và tính chất bền vững của cấu trúc đất, sự sống còn của rừng dương phòng hộ.




Ảnh :Rác thải và hố rác tự tạo bằng bê-tông tại bãi biển Thuận An – tháng 7 năm 2014 - tác giả luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


Ảnh:Rác thải và các hố chôn rác của du khách khi bị sóng biển đánh bậtở bãi biển Thuận An

– tháng 7 năm 2014 – tác giả luận văn




Ảnh: Một hố ráccạnh bãi biển Thuận An – tháng 7 năm 2014


– tác giả luận văn


Lăng Cô có đầm Lập An rộng 1.600 ha kéo dài ra tận biển, đây là điểm du lịch bổ sung của bãi biển Lăng Cô. Đầm Lập An là nơi giúp cho nhiều người dân trong vùng ổn định cuộc sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có nghề nuôi hàu. Ban đầu, người dân nơi đây chỉ cắm cọc tre, cọc gỗ xuống đầm để hàu đeo bám, sinh sôi. Có gia đình cắm 500 cọc tre ở đầm là thu được bình quân khoảng 4 tấn hàu/năm, mang lại nguồn lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng trong khi chi phí bỏ ra không đáng kể. Từ hiệu quả đó, người dân trong vùng đều chiếm dụng mặt nước trên đầm Lập An để nuôi hàu song tất cả đều không có quy hoạch rõ ràng và quản lý từ chính quyền địa phương.

Trong vài năm trở lại đây, người dân tự nghĩ ra cách sử dụng lốp xe cao su phế thải để nuôi hàu. Cao su hàu không ăn được, lại ít hư hỏng hoặc bị bào mòn trong môi trường nước nên nhiều người đều dùng lốp xe cũ để nuôi hàu (thay cho cọc tre, cọc gỗ vì khi cắm xuống nước mau hư, không giữ được lâu).



Ảnh14 - Ảnh 15:Các lốp cao su sau khi thu hoạch hàu ở Lăng Cô


– tháng 7 năm 2014 – tác giả luận văn



Ảnh16 - Ảnh 17: Các hồ nuôi hàu dùng lốp xe cao su – tháng 7 năm 2014 – tác giả luận văn


Đến thời điểm này, trên đầm Lập An có 244 hộ sử dụng hơn 1.007.150 lốp xe cũ để nuôi hàu lốp; trong khi nuôi theo kiểu truyền thống (ít ảnh hưởng đến môi trường) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ còn 142.440 cọc tre, gỗ. Chính việc sử dụng lốp xe cũ tràn lan là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, làm cho hàu nuôi có lúc chết hàng loạt, sản lượng hàu nuôi trên đầm Lập An vì thế đã giảm hơn 50% so với trước...[20]

Nếu từ Đà Nẵng ra, ngay đầu cầu Lăng Cô đã bắt gặp những đống rác đổ xuống cửa đầm Lập An. Còn từ phía bắc vào, xuống hết đèo Phú Gia là cảnh đốt lò nung vôi hàu vốn tồn tại lâu nay mà chính quyền địa phương đang đau đầu giải quyết.

Rác thải đang là vấn đề nóng ở Lăng Cô. Rác sinh hoạt vốn lâu nay chưa xử lý được, hiện tại có thêm nạn rác thải công nghiệp từ các dự án xây dựng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.Các khách sạn lớn thì hợp đồng với Công ty môi trường đô thị ở Huế, hoặc ở Ðà Nẵng định kỳ đến chở rác, xa từ 30 đến 70 km. Còn lại các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở chế biến hải sản, nhà hàng và cư dân... đều dồn rác thải xuống đầm. Lăng Cô làkhu du lịch lớn, nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, vì thế mưa xuống là ngập phố, nước thải tràn lên các con đường chính.

Hiện tại rác thải vẫn xuất hiện trên bãi biển Lăng Cô. Việc thu gom và xử lý rác này đúng ra sẽ phải thuộc vai trò quản lý nhà nước của địa phương tuy nhiên từ rất nhiều năm nay, cả đường ven biển và bãi biển tại những khu vực này cũng chịu sự quản lý của các Khu nghĩ dưỡng. Vấn đề ở đây là liệu công tác này có đảm bảo được yêu cầu đề ra cho tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường tại vịnh đẹp Lăng Cô hay không bởi cách thức thu gom và xử lý của từng doanh nghiệp khác nhau.

2.3.3. Hiện trạng môi trường du lịch xã hội nhân văn

Ở nội dung này, tác giả tập trung nghiên cứu các chính sách, quản lý môi trường du lịch của địa phương, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ: các vấn đề về hệ thống xử lý môi trường, đội ngũ lao động du lịch về cứu hộ cứu nạn, tình trạng giá cả.

2.3.3.1. Phân tích hiện trạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ


- Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ


Vấn đề giá cả hay còn gọi là nạn ”chặt chém” là một vấn nạn xảy ra ở nhiều điểm du lịch của Việt Nam. Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã mất rất nhiều công sức và tiền để quảng bá du lịch nhưng khi đến Việt

Nam, đến Huế, du khách đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những vụ “chặt chém” thì họ sẽ không còn muốn đến đây nữa. Đây là một vấn đề nan giải của ngành du lịch nói chung.

Các bãi biển của Thừa Thiên Huế cũng có tình trạng này xảy ra, nhất là vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Trước tình trạng kinh doanh chặt chém làm ảnh hưởng đến lượng khách về với bãi biển Thuận An và Lăng Cô, Ủy ban nhân dân Phú Vang và Phú Lộc đã tăng cường lực lượng kiểm tra yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá công khai và bán giá theo giá niêm yết. Nếu kiểm tra, phát hiện hàng quán nào bán không đúng giá niêm yết và “chặt chém” du khách, họ sẽ thu giấy phép kinh doanh. Thế nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn diễn ra, nhất là vào các dịp lễ và mùa nắng nóng, là mùa có nhiều khách du lịch nhất. Vào các dịp lễ như 30/4, 1/5, lượng khách tăng, các loại giá cả dịch vụ đều tăng so với trước, giá các mặt hàng thủy sản tăng so với ngày thường từ 10 - 15%, giá phòng của các nhà nghỉ, khách sạn cũng tăng lên từ xấp xỉ gấp đôi giá trước đó.

Theo quy định của huyện Phú Vang, các cơ sở kinh doanh ven biển Thuận An phải niêm yết giá rõ ràng, trực quan. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hầu hết các hàng quán bình dân tại bãi tắm Thuận An dù có niêm yết giá nhưng rất lập lờ (ví dụ như: giá tính theo mùa, theo kg,…), khách nào không hỏi giá trước sẽ bị lấy giá rất cao lúc thanh toán. Có cơ sở kinh doanh thì bảng giá đặt tít ở khu vệ sinh, cửa sau, xa nhà hàng, nhiều mặt hàng bị bỏ trống giá.

Ảnh Thực đơn để trống không ghi giá và Bảng giá đặt khuất phía sau sát 1


Ảnh: Thực đơn để trống không ghi giá và Bảng giá đặt khuất phía sau, sát nhà vệ sinh –năm 2012 – Đại Dương (PV báo Dân trí)


Bảng niêm yết không chỉ nằm khuất một cách có chủ ý, mà danh mục giá cả cũng ghi mập mờ bằng bút lông, rất dễ tẩy xóa, sửa chữa. Nhiều loại hải sản, nước uống tuy ở bãi tắm bình dân nhưng giá gấp đôi, gấp 3 các nhà hàng lớn ở Huế. Du khách đi ô tô biển số nước ngoài, xe ngoại tỉnh là đối tượng thường bị ép trả giá cao tại Thuận An. Nhiều đoàn khách đã không ít lần khiếu nại đến chính quyền địa phương. Một du khách khi được phỏng vấn về vấn đề giá cả đã rất bức xúc: ”Chúng tôi chỉ đi về biển hóng mát, làm dĩa mì xào, xoong Trìa, uống 5 lon bia mà hóa đơn tính tiền lên đến 400 nghìn”. Một du khách khác:”Khi gọi thức ăn và nước uống chúng tôi quên chưa hỏi giá trước, đến khi tính tiền thì thấy đắt gấp ba so với một bữa liên hoan ở các nhà hàng trong thành phố”. Năm 2013, có hai du khách đến từ Hà Nội, lái xe về biển thưởng thức hải sản Huế, ngoài thưởng thức một số món hải sản như Trìa, ghẹ, cá mú, họ gọi thêm 1kg Tôm Hùm, khi nhận hóa đơn hai vị này mới giật mình khi biết số tiền lên đến gần 30 triệu đồng. Chính vì vậy lượng khách đến Thuận An tắm biển có giảm đi so với lúc trước. Nhiều du khách đã phải mang theo thức ăn, đồ uống để đỡ phải mặc cả.

Theo số liệu điều tra từ các nhà hàng ở hai bãi biển, kết quả ở bảng sau:

Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ

(i) Sạch, đẹp

15%

85%

(ii) Đảm bảo vệ sinh môi trường

25%

75%

(iii) An ninh trật tự

17.50%

82.50%

(iv) Vệ sinh an toàn thực phẩm

22.50%

77.50%

Đạt toàn bộ

Đạt một phần Không đạt

(v) Có bảng niêm yết giá tại các điểm dịch vụ, sản phẩm hàng hóa.

30.00%

70.00%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 2.1.Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ


(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả LV)

Từ kết quả ở số liệu trên ta có thể thấy số nhà hàng có các bảng niêm yết giá chỉ đạt 30%. Do giới hạn của thời gian và nguồn lực nên số mẫu điều tra về cơ sở kinh doanh nhà hàng là 40, với 20 mẫu ở mỗi bãi. Do vậy, nếu tiến hành khảo sát trên quy mô lớn, số cơ sở kinh doanh có niêm yết giá rõ ràng có thể thấp hơn 70%.

Theo số liệu ở Biểu đồ 2.1 ở trên, có thể thấy có 22,5% nhà hàng chỉ đạt một phần về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề này cũng do xuất phát từ chính các cơ sở kinh doanh.

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề lớn trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển. Thừa Thiên Huế là một tỉnh thành ít có nhiều vụ việc liên quan đến các vi phạm an toàn thực phẩm nhưng không phải là không có, bởi hàng hóa, thực phẩm cung cấp đến đây từ rất nhiều nguồn khác nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người nói chung và của ngành du lịch nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023