lịch biển nói riêng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Hiện Trạng Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ
- Mối Quan Hệ Tương Quan Giữa Các Tiêu Chí Đánh Giá Cơ Sở Kinh Doanh
- Nguyên Nhân Từ Quản Lý Yếu Kém Của Các Doanh Nghiệp
- Giải Pháp Chính Sách, Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Bãi Biển Và Ưu Tiên Đầu Tư.
- Có 3-5 Nhân Viên Cứu Hộ Làm Việc Liên Tục Ở Mỗi Bãi Biển Trong Thời Gian Hoạt Động Của Bãi Tắm.
- Bảng Vấn Đề Dùng Cho Phỏng Vấn Các Cơ Sở Kinh Doanh
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)
Khi được phỏng vấn có tới trên 43% du khách nhận định họ vứt rác trên bãi biển là do không có thùng rác, điểm bỏ rác. Như vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhóm du khách khi đến tham gia du lịch ngoài việc tồn tại sự mẫu thuẫn trong ý thức và hành động của du khách thì còn có sự tác động của việc thiếu sót trong công tác quản lý môi trường đặc biệt là công tác tuyên truyền và bố trị hợp lý các trang thiết bị thu gom và chứa rác thải trên bãi biển.
2.4.4. Nguyên nhân từ sông
Một nguyên nhân chủ yếu là ô nhiễm do các dòng sông từ đất liền. Tất cả các con sông ở Huế đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác, phế thải vật liệu xây dựng…Những loại rác không phân hủy được thì trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được thì sẽ hòa tan và lan truyền trong nước biển.
2.5. Nhận xét chung về hiện trạng môi trường tại hai bãi biển nghiên cứu
Môi trường du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế, cụ thể là ở hai bãi biển Thuận An và Lăng Cô còn tồn tại nhiều bất cập:
- Đối với môi trường du lịch tự nhiên: tồn tại các nguy hiểm do dòng rút, ô nhiễm môi trường bãi biển.
- Đối với môi trường du lịch xã hội: vấn đề cứu hộ cứu nạn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề giá cả.
Nguyên nhân của các vấn đề môi trường du lịch tại hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An:
- Sự quản lý vĩ mô của tỉnh và địa phương chưa đáp ứng yêu cầu: chưa phát huy nội lực vốn để bảo vệ môi trường cho các bãi biển, chưa có cơ cấu tổ chức chuyên môn cho các công tác môi trường.
- Sự quản lý yếu kém của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch ở các bãi biển, ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh còn hạn chế.
- Ý thức của du khách cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi biển
Tiểu kết chương 2
Thừa Thiên Huế giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ vị trí địa lý, đến đất đai, từ khoáng sản đến nước mặt và nước ngầm, từ đa dạng sinh học đến cảnh quan thiên nhiên. Nguồn thu từ du lịch biểncũng đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề về ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường của các bãi biển. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự quản lý, quy hoạch của địa phương và ý thức của du khách, của người kinh doanh dịch vụ du lịch. Chính những nguyên nhân này làm cho môi trường nhanh chóng bị suy thoái và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch. Giữ gìn một môi trường trong lành, sạch đẹp ở các vùng du lịch là một biện pháp tốt nhất để thu hút du khách và duy trì lợi thế, phát triển du lịch của vùng một cách lâu dài, bền vững.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN VÀ LĂNG CÔ
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch gắn liền với môi trường của Thừa Thiên Huế
Miền Trung cần phát triển đô thị biển, một xu thế phát triển dựa trên lợi thế chiến lược tuyệt đối của các tỉnh duyên hải. Thời gian qua, những chính sách, cơ chế của Nhà nước dành cho miền Trung đã có, những tiềm năng, thế mạnh của khu vực này cũng đã rõ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, nền kinh tế tại khu vực này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa xứng với tiềm năng và kỳ vọng.
Muốn phát triển tốt được du lịch biển, các tỉnh miền Trung thì rất cần một giải pháp tổng thể với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành, các nhà quản lý và các doanh nghiệp lữ hành cùng với sự ủng hộ của người dân địa phương. Cần một chiến lược phát triển bền vững trong quá trình tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch biển cho các tỉnh miền Trung, điểm đầu tiên cần quan tâm thực hiện là việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng phù hợp tập quán, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước triển khai tổ chức loại hình du lịch biển trong khu vực, phát huy tối đa thế mạnh và tiềm năng về du lịch biển của nước ta nhằm tăng cường thu hút khách. Trong đó, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tới tìm hiểu, khảo sát và áp dụng chính sách ưu đãi như giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị, ưu đãi tín dụng cho những doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng, cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ để phục vụ khách du lịch biển đảo tại các điểm du lịch biển. Loại hình du lịch biển có những đặc thù nhất định mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt. Việc đầu tư xây dựng sản phẩm có khi rất tốn kém và lại rất dễ bị bắt chước. Do đó nên đưa kinh doanh du lịch biểnxếp vào loại hình kinh doanh có điều kiện và chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp đủ điều kiện được phép tổ chức kinh doanh. Để phát triển du lịch biển, cần quan tâm công tác lập quy hoạch khoa học, chi tiết tại những địa điểm, khu vực có đủ điều kiện thích
hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch biển. Trên cơ sở quy hoạch, nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng, đường sá, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin liên lạc tới các khu vực có tiềm năng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và khách du lịch tiếp cận dễ dàng tới các khu vực này. Những quy hoạch chi tiết phải phối hợp chặt chẽ với các ngành khác có cùng chung nguồn tài nguyên hay nguồn lợi hoạt động trong cùng khu vực, bảo đảm quy hoạch không chồng chéo và gây cản trở nhau. Các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động nghiên cứu, xây dựng các tour du lịch đến biển hấp dẫn để chào bán, thu hút khách du lịch ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng; tạo các sản phẩm thích hợp từng đối tượng du khách, nhất là với khách sử dụng giấy thông hành từ các thị trường: Lào, Thái-lan, Trung Quốc, Cam-pu-chia. Việc xây dựng sản phẩm du lịch biển phải gắn với văn hóa địa phương đặc thù và các di sản nổi tiếng trong khu vực, bên cạnh đầu tư tốt cơ sở hạ tầng thích hợp cho nghỉ dưỡng như các khách sạn hiện đại, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu vực tổ chức du lịch biển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận và thâm nhập thị trường du lịch biển thế giới, có chính sách và biện pháp tiếp thị, thu hút khách phù hợp, khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực. Các tỉnh trong khu vực miền Trung nên phối hợp xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến chung, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách thường đi du lịch biển để có chiến lược quảng bá, thu hút khách phù hợp. Trung tâm Xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế cầnphối hợp Tổng cục Du lịch mở những chiến dịch xúc tiến thị trường, xây dựng và phát hành những ấn phẩm, phim quảng cáo trên các phương tiện đại chúng, trên internet, tổ chức đoàn khảo sát du lịch khu vực cho các doanh nghiệp, báo chí ở trong nước và ngoài nước.
Trong quyết định Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020[10] đã đề cập đến vấn đề quảng bá và xúc tiến xây dựng các điểm đến phát huy thế mạnh du lịch biển, cụ thể:
- Các tuyến du lịch nội tỉnh:Thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai; Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô,…
- Các tuyến du lịch liên tỉnh; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An,…
- Tuyến du lịch biển:Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối đưa đón khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển.
Cũng theo quyết định này, hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An có trong danh mục các dự án được ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, du lịch biển Thừa Thiên Huế mặc dù có rất nhiều tiềm năng lợi thế nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển do chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Phần lớn các quy hoạch chưa có tính khả thi cao.
Thừa Thiên Huế thuộc là một trong những tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung, là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của nước ta. Vì vậy,cần tập trung vào 3 nhóm ngành kinh tế chính: ngư nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hoá, lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ưu thế về cảng biển). Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cần phải điều chỉnh, sửa đổi liên tục, các định hướng và dự báo vĩ mô về loại hình du lịch. Các chính sách để phát triển du lịch biểnphải đúng theo quy hoạch cùng môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách. Công tác xúc tiến du lịch cần chuyên nghiệp và ổn định hơn.
Một số định hướng phát triển bền vững biển Thừa Thiên Huế:
* Định hướng về sản phẩm du lịch biển
Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định phát triển đa dạng các loại hình du lịch tổng hợp khai thác tiềm năng thế mạnh về du lịch hợp lý, hiệu quả, đồng thời gắn kết với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ hệ sinh thái... bao gồm các loại hình du lịch:
- Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Du lịch biển: Du lịch thể thao trên biển, khảo sát sinh vật biển
- Du lịch mạo hiểm: Leo núi, tàu lượn, lặn biển
- Du lịch vui chơi, giải trí: Sân golf, các loại hình nghệ thuật truyền thống.
- Dịch vụ, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
* Định hướng về đào tạo nhân lực du lịch
Do điều kiện khí hậu tại đây hạn chế, vì vậy tính mùa vụ du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế rất rõ rệt. Nhân viên ở đây chỉ làm việc trong mùa cao điểm, còn mùa mưa thì được các doanh nghiệp ở đây cho nghỉ. Vì vậy, chất lượng nghiệp vụ của nhân viên không được hoàn thiện, dẫn đến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo.
* Định hướng đầu tư phát triển du lịch biển
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích và thu hút đầu tư.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn.
- Ưu tiên thu hút vốn nước ngoài.
- Khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Trung ương, nguồn
vốn ODA.
- Đầu tư có trọng điểm.
- Xã hội hoá du lịch.
- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư.
- Xúc tiến để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư các dịch vụ bổ sung cho du khách là cần thiết.
* Định hướng phát triển du lịch
- Nghiên cứu thị trường du lịch.
- Định hướng phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch sạch, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Khuyến khích xây dựng, phát triển các khu nông nghiệp trồng rau sạch, trồng hoa, vườn rừng, điểm xanh. Gắn các hoạt động sản xuất nông nghiệp với hoạt động du lịch.
- Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại làng chài với các điểm du lịch lân cận trên địa bàn.
- Tuyên truyền quảng bá, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước.
- Xây dựng hình ảnh điểm đến đến với du khách.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá thông qua các kênh truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
* Định hướng về tổ chức không gian du lịch biển
Lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch bao gồm các khu khách sạn nghỉ dưỡng ven biển
3.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp
3.2.1. Đối với môi trường du lịch tự nhiên:
Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 127km. Hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển và bờ sông ngày càng gia tăng, thường xuyên và phức tạp, đặc biệt tại khu vực vùng biển Thuận An - Hòa Duân và cửa Tư Hiền. Bên cạnh đó, hiện tượng dòng rútxảy ra rất phổ biến tại hầu hết các bãi biển Việt Nam và trên thế giới. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch tại các bãi biển này.
Du lịch phát triển gây ôn nhiếm đến môi trường, do tính chất mùa vụ, khách đến với các bãi biển thường tập trung một vài tháng cao điểm, gây nên ô nhiễm gấp nhiều lần so với bình thường. Nước thải, rác thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.