Doanh Thu Và Số Lượng Khách Đến Huế Từ Năm 2009 Đến 2013

Bản đồ các bãi tắm của Thừa Thiên Huế Nguồn Quyết định số 628 QĐ UBND 1


Bản đồ các bãi tắm của Thừa Thiên Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)


- Bãi biển Thuận An

Bản đồ quy hoạch Thị trấn Thuận An – Huế Nguồn Quyết định số 628 QĐ 2


Bản đồ quy hoạch Thị trấn Thuận An – Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ- UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)

Bãi biển Thuận An thuộcThị trấn Thuận An Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Là nơi có 10km đường bờ biển. Thị trấn Thuận An nằm trên dãi cát ven biển, phía trước giáp biển Đông, phía sau giáp phá Tam Giang. Là nơi có 2 cửa biển: cửa Thuận An và cửa Hòa Duân. Cửa Hòa Xuân xuất hiện sau đợt lũ lụt năm 1999. Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của vùng. Có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt, là vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, vừa chịu ảnh hưởng chi phối của gió mùa Đông bắc vừa chịu ảnh hưởng có gió mùa Tây Nam.

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới biến tính và không khí biển Thái Bình Dương do gió mùa Đông Bắc và Tín phong Đông Bắc mang

lại. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 3.000mm. Chế độ mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm. [45]

Chế độ thủy triều: có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều. Biên độ thủy triều dưới 0,5 – 2m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình là 0,6 – 1,2m. Độ cao trong đầm phá thường nhỏ hơn vùng biển. Với chế độ thủy triều này rất thích cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản[45] .

- Bãi biển Lăng Cô


Bản đồ quy hoạch Huyện Phú Lộc – Huế Nguồn Quyết định số 628 QĐ UBND 3


Bản đồ quy hoạch Huyện Phú Lộc – Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)

Bãi biển Lăng Cô thuộc khu vực Vịnh Lăng Cô - đảo Sơn Chà nơi tập trung các yếu tố gồm: núi, sông, biển, đảo, đầm phá, đặc điểm của vùng vịnh này vừa nước mặn vừa có vùng nước lợ đã trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài động, thực vật biển quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và là vùng đa dạng sinh học, đang được đề nghị vào danh sách khu bảo tồn biển của Việt Nam.

Lăng Cô về mặt địa lý là tâm điểm trong một vùng có bán kính 150km đã hội tụ 4 di sản thế giới cũng như các danh thắng nổi tiếng nhất khu vực miền Trung. Lăng Cô là một phần trong chuỗi con đường di sản miền Trung từ Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế đến Hội An, Mỹ Sơn.

Với những điều kiện trên đây Lăng Cô có khả năng kết nối chuỗi đô thị từ Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Ðà Nẵng - Hội An trên hành trình "Con đường di sản miền Trung". Đồng thời Huế - Chân Mây- Lăng Cô nằm trên trục hành lang kinh tế Đông -Tây đang từng bước phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng.

Vịnh Lăng Cô là một loại vịnh gần kín, có độ sâu tương đối đồng đều và chiếm diện tích 150km2nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa. Nằm liền kề bãi biển Lăng Cô là núi Hải Vân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng vừa là di tích quốc gia Việt Nam. Dọc theo chân núi Hải Vân, biển Lăng Cô có rạn san hô và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Phía sau bãi biển là đầm Lập An và dãy núi Trường Sơn với những khe suối, vùng núi đá. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã, nuôi trồng thủy sản...

Lăng Cô có hệ sinh thái đa dạng, phong phú Vịnh Lăng Cô được đưa vào danh sách 15 khu bảo tồn biển Việt Nam với năm hệ sinh thái là: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn [30].

Bãi biển Lăng Cô đang là điểm dừng chân của du khách, với chiến lược và quy mô lớn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tạo dựng thương hiệu "Lăng Cô - Huyền thoại biển" bắt đầu từ năm 2005. Tháng 3/2006, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành lập hồ sơ xin gia nhập CLB các vịnh đẹp thế giới, tháng

10/2006 tại phiên họp thường kỳ của CLB tại Paris đã có những khuyến cáo và đề nghị bổ sung chỉnh lý hồ sơ theo các tiêu chí của VỊNH ĐẸP là : Thiên nhiên, Văn hoá và Phát triển du lịch bền vững; sau khi chỉnh lý và bổ sung, các thành viên của CLB các Vịnh đẹp Thế giới đã xem xét, khảo sát thực địa và chính thức công nhận Lăng Cô là thành viên của CLB vào ngày 16/5/2009.

Với vị trí địa lý, cảnh sắc thiên nhiên và nét văn hoá độc đáo, Lăng Cô được coi là một trong ba vùng du lịch lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 [46], nó đã được khẳng định là một vùng đất đầy tiềm năng để phát triển thành một khu du lịch có quy mô và tiêu chuẩn đạt tầm cỡ quốc tế. Nơi đây hội đủ các điều kiện để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao leo núi, sân golf, lặn biển, thám hiểm rừng nhiệt đới v.v...

Qua năm kỳ Festival Huế, từ năm 2002 đến 2014, cùng các sự kiện: Festival Lăng Cô - huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, v.v. đã cho thấy hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu các chương trình, sự kiện, những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, trong sự khai thác và phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa, góp phần làm gia tăng mạnh lượt khách đến Huế. Du lịch địa phương thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản: Doanh thu, lượt khách hằng năm đều đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động và hàng chục nghìn việc làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho ngành du lịch, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hằng năm và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và khu vực. Cụ thể:

Bảng 2.0. Doanh thu và số lượng khách đến Huế từ năm 2009 đến 2013



Năm


Quốc tế


Nội địa


Doanh thu (triệu đồng)

2009

1214248

1674352

1203450

2010

1237175

1765419

1338530

2011

1340405

1964556

1657496

2012

1467740

2018880

2209795

2013

1499627

2065456

2441176

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)


2.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô

- Thuận An:

Huyện Phú Vang tiến hành quy hoạch phân lô và tổ chức đấu thầu công khai các hoạt động dịch vụ du lịch với thời gian giao thầu là 5 năm, mang lại nguồn thu cho ngân sách trên 3,5 tỷ đồng, (trong đó: thu mặt bằng 3,2 tỷ đồng; thu thuế trên 500 triệu đồng). Nhờ vậy, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng bãi tắm được tăng cường, được sự quan tâm hỗ trợ của Huyện cùng với ngân sách đầu tư hơn 1 tỷ đồngthị trấn Thuận An đãtiến hành san ủi mặt bằng, nâng cấp mở rộng tuyến đường giao thông, bãi đỗ xe ô tô, mô tô, nhà vệ sinh, tắm nước ngọt, hệ thống điện chiếu sáng, đưa thêm một số dịch vụ giải trí như mô tô nước phục vụ du khách. Các khu du lịch nghỉ dưỡng khác như: khu nghỉ dưỡng Anamandara, khu nghỉ dưỡng Tam giang cũng đã đi vào hoạt động có hiệu quả góp phần tăng thêm lượng du khách đến lưu trú trên địa bàn. Hoạt động của các chợ và siêu thị Thuận An tiếp tục được ổn định phục vụ tốt nhu cầu mua bán của người dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phương hướng phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, UBND Thị Trấn Thuận An xác đinh mục tiêu sau: Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, du lịch góp phần giải quyết việc làm cho lao động và nâng cao đời sống nhân dân. Tỉnh và Huyện phối hợp tập trung đầu tư hạ tầng

theo quy hoạch khu du lịch bãi tắm gắn và tổ chức các kỳ Festival Thuận An Biển gọi; Hội chợ làng nghề truyền thống. Huyện Phú Vang tích cực tranh thủ các dự án, các nguồn vốn hỗ trợ của Trung Ương, của Tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ khu du lịch bãi tắm Thuận An. Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ, Siêu thị Thuận An, khuyến khích mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa, hậu cần nghề cá, dịch vụ ngân hàng, Bưu chính, viễn thông, lao động việc làm, văn hóa, y tế, v.v.. Phối hợp các đơn vị Ana Mandara, Thiên Cát, Mạc Lê, Tam Giang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp sớm đưa vào hoạt động.[23]

- Lăng Cô:

Bãi biển Lăng Cô nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A thuộc thị trấn Lăng Cô. Hệ thống đường giao thông trong khu du lịch mới được đầu tư trải dọc theo bờbiển, đã tạo cho diện mạo thị trấn Lăng Cô hình ảnh của một khu đô thị hiện đại. Bên cạnh đó Hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào hoạt động đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại trên tuyến quốc lộ đã mởra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của các địa phương nói chung và Thị trấn Lăng Cô nói riêng.

Hệ thống đường nội thị gồm các tuyến ngắn trong các khu quy hoạch dân cư đã hình thành, mặt đường được rải nhựa với tổng chiều dài khoảng 4km theo tiêu chuẩn đường đô thị. Thị trấn mới chỉ đầu tư nâng cấp đường liên thôn và đưa vào danh mục quản lý 4 tuyến với tổng chiều dài 3070m, trong đó có 1270m đường bê-tông xi măng, còn lại là đường đất đạt chuẩn cấp 5 đồng bằng.

Hiện tại, ngoài các điểm đỗ xe của các khu du lịch, khách sạn, thị trấn vẫn chưa có bến bãi đỗ xe chuyên dùng. Giao thông thủy trong khu vực đầm Lập An và các kênh lạch nhỏ chủyếu là bằng các phương tiện thô sơ phục vụcho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và việc đi lại của cư dân vùng Hói Dừa, Hói Mít. Chưa phân định luồng tuyến cố định và chưa có hệ thống biển báo hiệu. Chưa có bến thuyền khách cụ thể, việc đậu đỗ còn tùy tiện mặc dù lượng khách lưu thông khá lớn. Tuyến đường sắt Bắc Nam đi ven chân núi phía Tây đầm Lập An vào

đến ga Lăng Cô là một trong những đoạn đường sắt nguy hiểm, hiện đang được định hướng quy hoạch lại do không thểnắn chỉnh tuyến.

Thị trấn Lăng Cô hiện đã có các tuyến điện cao thếđi qua: tuyến 110KV lộ kép Đà Nẵng, Huế đã được đầu tư và nay đã dời vềphía Tây đầm Lập An. Tuyến 500KV xuyên Việt. Tuyến 15KV dọc QL1A cung cấp điện cho các trạm Lộc Hải1,2,3,4 với công suất 550KVA. Việc xây dựng thị trấn và khu du lịch không gặp khó khăn về cấp điện.

Nhà ở khu dân cư đang đượcxây dựng kiên cố dần nhưng còn mang tính tự phát, ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch và cảnh quan chung. Các công trình công cộng hiện có 2 trường học, 3 nhà thờ, trụ sở UBND, trạm y tế, doanh trại quân đội, chợ thị trấn. Ngoài ra có các nhà hàng dịch vụtư nhân phụcvụ khách vãng lai quá cảnh trên Quốc lộ 1A.

2.2.4. Các loại hình du lịch tại các bãi biểnThuận An và Lăng Cô

Festival “Thuận An biển gọi 2014” được tổ chức trong 2 ngày 10-11/5, bao gồm những hoạt động tiêu biểu như: Chương trình nghệ thuật tổng hợp đêm Khai mạc với chủ đề "Về với biển quê hương" với sự tham gia của lực lượng nghệ sĩ, diễn viên không chuyên các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện. Hội chợ làng nghề truyền thống với 40 gian hàng giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương; các hoạt động vui chơi, thể thao cộng đồng như bóng đá bãi biển, đua thuyền trên biển, bóng chuyền bãi biển.

Với bãi biển dài hơn 10km, cát trắng, nước trong, vịnh Lăng Cô hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao biển... Nhưng thực tế, các loại hình du lịch này chỉ thực sự hoạt động vào các kỳ lễ hội. Ngành du lịch cũng đang có những định hướng để phát triển sản phẩm, dịch vụ, nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của các vùng biển Thừa Thiên Huế. Dựa trên đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, du lịch Thừa Thiên Huế đang tích cực thực hiện phát triển sản phẩm du lịch biển. Tỉnh có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước các dự án du lịch ven biển, đầm phá. Một số sản phẩm du lịch thể thao, tour du lịch sinh thái biển, đầm phá được các

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí