Mối Quan Hệ Giữa Môi Trường Và Phát Triển Du Lịch

tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừnghay một đền thờ, một quần thể di tích.[8]

- Khái niệm bảo vệ môi trường du lịch

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học [7].

Các môi trường thành phần thường được xem xét trong cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên gồm : môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh thái, sự cố môi trường... có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch.

- Môi trường địa chất: Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành tố địa chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi trường hoặc chi phối môi trường.

Môi trường địa chất được xem là phần cơ sở nền rắn của môi trường chung, trong đó bao gồm các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng xạ, độ bền vững…); các đặc tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…); các đặc tính về hoạt động ngoại sinh (trượt lở, lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trượt…) và các đặc điểm khác của môi trường địa chất trên khía cạnh xã hội .

Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình…

- Môi trường nước: là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự nhiên, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát

triển kinh tế - xã hội trên trái đất. Những biến động của môi trường nước thường dẫn đến những biến động về chất lượng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể.

Các yếu tố của môi trường nước phân bố khá rộng, từ nước lục địa trong đó có nước mặt (ao, hồ, sông suối), nước dưới đất (tầng nông và tầng sâu), đến nước đại dương, nước biển. Các yếu tố này tồn tại chủ yếu trong thể lỏng, một phần nằm trong các thể hơi, thể rắn và một phần nhỏ ở dạng liên kết ion. Trong nghiên cứu môi trường du lịch, môi trường nước được đánh giá nhiều ở góc độ liên quan đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

- Môi trường không khí: Môi trường không khí là bộ phận của môi trường tự nhiên tồn tại dưới dạng thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch… Các yếu tố của môi trường không khí có vai trò khá lớn trong việc xem xét quyết định hướng quy hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. Đánh giá chất lượng môi trường cho hoạt động du lịch qua nghiên cứu mức độ ô nhiễm của không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ của du khách.

- Môi trường sinh học: được xem là bộ phận sống (hữu cơ) của môi trường tự nhiên. Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc sống trên hành tinh, điều hòa cán cân nước, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội do đó môi trường sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết lập và bảo vệ cân bằng sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trường sinh học cả về lượng và chất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh.

Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sinh học là đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học là một đặc tính quan trọng của môi trường sinh học, có ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu.

Môi trường du lịch xã hội nhân văn bao gồm những yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội và môi trường nhân văn là cấu thành quan trọng của môi trường đu lịch, tạo ra những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Môi trường du lịch nhân văn được xem là thuận lợi khi các yếu tố văn hóa, các giá trị nhân văn đa dạng, có sức hấp dẫn, khi trình độ văn minh và tri thức của cộng đồng cao tạo ra những. điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, các yếu tố vế kinh tế - xã hội bao gồm thể chế chính sách, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sờ vật chất kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ, môi trường đô thị,…. cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch.[10]

Như vậy môi trường du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của du lịch. Sự tồn tại và phát triển môi trường du lịch nhân văn chịu tác động trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế -xã hội nói chung, của các ngành kinh tế như công nghiệp nông nghiệp, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng.

1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch


Hoạt động du lịch bao giờ cũng gây những tác động (tích cực và tiêu cực) lên các phân hệ tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên tác động lên phân hệ tự nhiên thường dễ phát hiện hơn lên các phân hệ còn lại.[ 5]

1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch

Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.[2]

Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được thể hiện trên Sơ đồ:

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường chất lượng điều kiện sự 1


Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch

1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường

Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. [2]


Các tác động chủ yếu từ hoạt động phát triển du lịch đến môi trường bao 2

Các tác động chủ yếu từ hoạt động phát triển du lịch đến môi trường bao gồm:

Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch:Trong giai đoạn xây dựng các khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du lịch;xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; các hoạt động vận chuyển; v.v.

Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong quá trình hoạt động du lịch:

- Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải (rác và nước thải) từ hoạt động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú...

- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.

Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.

- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch

biển.

- Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã

hội, đặc biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.


1.4. Những bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường

* Trên thế giới:

Hiện nay, các hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên, phá hoại môi trường sống của các loài sinh vật biển, tình trạng quá tải dân số ở các vùng ven biển - nơi sinh sống của 50% dân số thế giới, đang từng ngày đe dọa tương lai của đại

dương và chiếm tới một phần ba những thách thức đối với tương lai xã hội loài người.[6]

Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường ở vùng biển và ven biển được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia có bờ biển dài và trong đó biển được xem là một địa điểm đem lại lợi ích kinh tế thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ từ biển. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế nói chung và lợi ích từ các hoạt động du lịch dịch vụ nói riêng. Môi trường được quản lý tốt sẽ tác động tích cực tới các hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu không nhỏ, bên cạnh đó có thể giúp cho sự phát triển của môi trường ngày càng bền vững.

- Ở Nhật Bản, [34] sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của chiến lược biển quốc gia. Nhật Bản là một quốc gia có đường bờ biển rất dài, có diện tích khoảng 1.048.950 km², ngoài ra còn có hơn 3.900 đảo lớn nhỏ (trong đó có đảo OKINAWA lớn nhất).

Theo Miki Yoshizumi, khoa nghiên cứu môi trường toàn cầu, Đại học Kyoto, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản thành lập kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ nhất, với chính sách phát triển tập trung vào công nghiệp hóa dầu (1956) và công nghiệp hóa 15 thành phố cùng sáu quận. Các vùng công nghiệp trọng điểm tập trung ở các vùng bờ biển và vùng thủy triều. Nhiều biện pháp cải tạo đã được đưa ra để lấy đất xây dựng cảng và phát triển công nghiệp.

Với chính sách này, hơn một phần hai bờ biển Nhật Bản là nhân tạo và bán nhân tạo. Ở Tokyo đất thủy triều chiếm 10% tổng diện tích đất và 95 bờ biển của thành phố này là nhân tạo, bởi có rất nhiều dự án phát triển ở vùng nước biển.

Thành phố Kobe phải cải tạo đất núi để phát triển các khu dân cư, nhường mặt tiền biển cho việc phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi phát

triển công nghiệp, những gì còn lại là vùng biển ô nhiễm và suy thoái do nước thải công nghiệp gây nên.

Nhật Bản đã mất đi rất nhiều bờ biển xinh đẹp, mất đi nhiều khu du lịch biển thơ mộng. Cách quản lý sai lầm này đã ảnh hưởng nhiều đến nguồn lợi thủy sản trong khu vực.

Theo sách trắng về môi trường ở Nhật Bản, thời điểm đó có khoảng 313 loài thủy hải sản đã bị nguy hại bởi ô nhiễm nước. Một số bãi tắm bị cấm bơi lội bởi chất lượng nước quá xấu, môi trường xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại cho ngành du lịch.

Nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở các vùng biển, người dân cũng như ngư dân Nhật yêu cầu chính phủ phải đưa ra hướng giải quyết. Nhiều chiến dịch từ cộng đồng kêu gọi bảo vệ môi trường được tổ chức rầm rộ.

Dự án xây dựng các bãi chôn lấp như vịnh Isehaya năm 1997, đất thủy triều Fujimae năm 1998, sông Yoshino năm 1999 và nhiều dự án xây dựng công nghiệp bị bãi bỏ do sự phản đối của người dân.

Kết quả, năm 1999, Chính phủ Nhật đã thực hiện sửa đổi chương trình hành động về phát triển biển được xây dựng năm 1953 (cơ chế quản lý vùng biển đầu tiên của Nhật).

Bảo vệ môi trường cùng với khai thác sử dụng hợp lý bờ biển được đưa vào chương trình hành động mới, tầm quan trọng của quản lý vùng biển thân thiện với môi trường đã được nhận thức rõ hơn.

Chương trình hành động mới của Chính phủ được thực hiện, các vùng đất cấm và các vùng biển cần được bảo vệ đã được đề cập đến. Các nhà quy hoạch phát triển liên tục tổ chức nhiều cuộc họp lắng nghe ý kiến của người dân trước khi phê duyệt các dự án tại các vùng biển cần được bảo vệ, thậm chí các phương tiện như ô tô, xe máy đều bị cấm lưu hành.

Thêm vào đó, Chính phủ Nhật cũng xác định vùng biển là tài sản chung của nhân loại truyền lại cho thế hệ sau như là tài sản quý giá. Các nhà quản lý

địa phương phải xây dựng kế hoạch tổng hợp trong việc sử dụng vùng biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên dựa trên ý kiến của các bên liên quan. Nhờ đó, Nhật Bản đã hạn chế được nhiều công trình xây dựng ven biển, cải thiện dần được hệ sinh thái vùng biển.

- Ở Thái Lan, một nghiên cứu về “Đánh giá tác động môi trường không mong muốn cho việc bảo vệ bờ biển dọc theo 7 km bờ biển ở miền Nam Thái Lan” được thực hiện[25]. Nghiên cứu này nói đến các hoạt động ở vùng bờ biển, xói mòn ở vùng bờ biển và các biện pháp để cải thiện trong đó có việc xây dựng đê chắn sóng, sử dụng các công cụ trong quy hoạch bảo vệ môi trường. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, phỏng vấn với tổng cộng 130 câu hỏi đã được sử dụng để thu thập ý kiến từ các cộng đồng sống dọc 7 km bờ biển bị xói mòn. Nhóm nghiên cứu xem xét việc sử dụng công cụ bảo vệ môi trường có thực sự hợp lý đối với vùng Nam Thái Lan hay không? Kết quả của việc đánh giá tác động môi trường (EIA) cho thấy thiệt hại cho cộng đồng ven biển, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp. Chính vì vậy việc chọn lựa đúng công cụ thực hiện, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch các vùng bị xói mòn và thực hiện đúng thời điểm rất quan trọng.

- Một nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu: “Xói mòn và vấn đề kiểm soát” ở một số bãi biển ở Địa Trung Hải[26] . Nghiên cứu cho thấy sự biến mất của các trầm tích qua thời gian dưới sự tác động của thiên tai và sự xói mòn dưới tác động của sóng. Để quản lý được sự xói mòn này cần phải có chiến lược phát triển lâu dài và sử dụng một số biện pháp khắc phục, hạn chế sự xói mòn.. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào việc xác định trầm tích ở bãi biển.

Đối với chức năng bảo vệ thì phụ thuộc vào cách quản lý và có liên quan đến tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng hiện có ở bãi biển.Trong khi đó đối với chức năng giải trí thì còn phụ thuộc vào mật độ sử dụng bãi biển trong đó có tính đến chất lượng và loại hình du lịch.

Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề nghị rằng nên có các vị trí để chứa trầm tích nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giải trí ở bãi biển khi có hậu

quả của xói mòn để lại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023