Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


NGUYỄN HOÀNG NGA MY


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: DU LỊCH HỌC


Hà Nội-2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


NGUYỄN HOÀNG NGA MY


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN THỪA THIÊN HUẾ, NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN, LĂNG CÔ


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN ĐÌNH HÒE


Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi –Nguyễn Hoàng Nga My, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học viên


Nguyễn Hoàng Nga My

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Câu hỏi nghiên cứu 3

5. Đối tượng và phạm vi thời gian nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 4

6.1. Phương pháp thu thập số liệu 4

6.2. Phương pháp xử lý số liệu 5

7. Kết cấu luận văn 6

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN 8

1.1.Các khái niệm 8

1.2.Tổng quan về Môi trường du lịch 9

1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch 12

1.3.1.Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch 12

1.3.2.Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường 13

1.4. Những bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường 14

1.5. Quy định pháp luật của Việt nam về bảo vệ môi trường du lịch 22

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN LĂNG CÔ VÀ THUẬN AN 26

2.1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội vùng ven biển của Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ với du lịch bãi biển 26

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế 28

2.2.1. Giới thiệu khái quát về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế 28

2.2.2. Tài nguyên du lịch của các bãi biển Thuận An và Lăng Cô 33

2.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô 39

2.2.4. Các loại hình du lịch tại các bãi biểnThuận An và Lăng Cô 41

2.3. Hiện trạng Môi trường Du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An 42

2.3.1. Dịch vụ du lịch bãi biển của Thừa Thiên Huế 42

2.3.2.Hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên 45

2.3.3. Hiện trạng môi trường du lịch xã hội nhân văn 54

2.4. Phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường du lịch tại bãi biển Lăng Cô và Thuận An TT Huế 64

2.4.1. Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của tỉnh, địa phương 64

2.4.2. Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp 66

2.4.3. Nguyên nhân từ ý thức của du khách 71

2.4.4. Nguyên nhân từ sông 74

2.5. Nhận xét chung về hiện trạng môi trường tại hai bãi biển nghiên cứu 74

Tiểu kết chương 2 76

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN THUẬN AN VÀ LĂNG CÔ 77

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch gắn liền với môi trường của Thừa Thiên Huế 77

3.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp 81

3.2.1. Đối với môi trường du lịch tự nhiên: 81

3.2.2. Đối với môi trường du lịch xã hội nhân văn: 82

3.3. Giải pháp chính sách, chiến lược phát triển du lịch bãi biển và ưu tiên đầu tư. .83 3.4. Các giải pháp Bảo vệ Môi trường Du lịch 83

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc)

VNICZM

Vietnam-Netherlands Integrated Coastal Zone (Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý tổng hợp vùng ven biển)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1. Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ........................... tr 53


Biểu đồ2.2. Thống kê các hoạt động vi phạm của du khách ........................ tr 56 Bảng 2.0. Doanh thu và số lượng khách đến Huế từ năm 2009 đến 2013…tr 39 Bảng 2.1. Mối quan hệ tương quan giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh ... tr 54 Bảng 2.2. Kiểm định các mức độ vi phạm các hoạt động của du khách ...... ..tr 57

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và mức độ vi phạm các hoạt động.............................................................................. tr58

Bảng 2.4. Kiểm kê hành động vi phạm những điều bị cấm thực hiện của cơ sở kinh doanh ..................................................................................................... tr 65

Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển và các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh........................................ tr 66

Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa các hoạt động vi phạm và các nhóm tuổi ........ tr 68 Bảng 2.7. Thống kê các hoạt động bảo vệ môi trường của du khách .......... tr 69


1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU


Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước được thế giới biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lăng Cô, Phong Nha –Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn,… Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch Việt Nam [33] và được xem là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Vì vậy, du lịch biển là mũi nhọn của ngành du lịch Việt Nam. Nước ta có hàng trăm bãi biển đã sử dụng và có thể sử dụng cho du lịch, trong đó có hàng chục bãi biển nổi tiếng. Thừa Thiên - Huế cũng có nhiều bãi biển đẹp đang thu hút ngày càng nhiều du khách. Cụ thể, năm 2013, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 2,599 triệu lượt, tăng 2,2% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 904.699 lượt, tăng 4,3% so với năm 2012; khách nội địa ước đạt 1.694.773 lượt, tăng 1% so với năm 2012. Khách lưu trú đón được 1,785 triệu lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 745.120 lượt, tăng 2% so với năm 2012, khách du lịch nội địa 1.039.982 lượt, tăng 4% so với cùng kỳ. Ngày khách lưu trú bình quân 2,02 ngày. Doanh thu du lịch ước đạt 2.469 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 6.100 tỷ đồng [13].

Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch đang là đòi hỏi cấp thiết nhằm phát triển du lịch bền vững không chỉ của nước ta mà còn là của Tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Môi trường Du lịch tại các bãi biển du lịch nói chung và của Thừa Thiên Huế hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

1. Ô nhiễm môi trường: vấn đề xử lý chất thải, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường bãi tắm;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023