Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2

Tiếp theo Hiến pháp, là luật và các văn bản dưới luật, quyền con người và bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được ghi nhận tương đối đầy đủ và rõ ràng. Đồng thời, đây là vấn đề vô cùng quan trọng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà khoa học, các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong nước và ngoài nước.

Do vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình là có tính cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự đã được nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, có thể điểm qua một số cấp độ sau:

* Sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài khoa học:

GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TS. Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì), Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QL. 04.03, Hà Nội, 2006...

* Cấp độ các bài viết:

GS.TSKH Lê Văn Cảm, Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, các số: 11 (6/2006), 12 (6/2006), 13 (7/2006); 14 (7/2006); GS.TSKH Lê

Văn Cảm, Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa

của việc nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26 (2010); PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học, (Kinh tế - Luật), số 23 (2007); Đinh Thế Hưng, Bảo vệ quyền con người bằng các nguyên tắc chuyên biệt của Luật hình sự, http://dinhthehung.files.wordpress.com, đăng ngày 17/3/2012;...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Những tài liệu nói trên là tư liệu đáng quý để tác giả luận văn kế thừa nghiên cứu trong luận văn của mình.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 2

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm là một đề tài vô cùng rộng lớn, cần phải nghiên cứu nhiều nội dung, từ nhiều khía cạnh khác nhau, mà chỉ một công trình ở cấp độ cao hơn mới có thể, thể hiện được đủ những đòi hỏi đó. Còn ở cấp độ luận văn thạc sĩ này, với trình độ có hạn, tác giả chỉ dừng lại ở việc đề cập, nghiên cứu một cách tương đối có tính hệ thống một số nội dung mà theo tác giả cho là chủ yếu đối với vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm được quy định trong Phần chung, và 02 Chương: Chương 12 và Chương 13 (thuộc Phần riêng) của Bộ luật hình sự Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong Phần chung và, 02 Chương: Chương 12 và Chương 13 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam.

* Về phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Bên cạnh đó, khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, phân tích, so sánh, lôgic, thống kê, tham khảo ý kiến các chuyên gia về hình sự cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

- Đã phân tích một cách tương đối có hệ thống, tương đối toàn diện một số vấn đề lý luận và sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm tại Phần chung trong pháp luật hình sự Việt Nam.

- Đã khái quát lịch sử những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Từ đó làm cơ sở cho việc tổng quát, đánh giá, đề ra các căn cứ và cơ sở nghiên cứu vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm, cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm đó.

- Nghiên cứu một số nét cơ bản của sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự của một số Quốc gia trên thế giới.

- Trên cơ sở các số liệu đã được thống kê tại một số công trình khoa học tin cậy khác, và số liệu đã được các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Bắc Kạn thể hiện trong báo cáo, và một số bản án của Tòa án hai cấp của tỉnh có hiệu lực pháp luật, từ đó rút ra một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong Phần chung của Bộ luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

* Ý nghĩa về mặt lý luận

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, người viết đã phân tích và chỉ ra một số nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong Phần chung của Bộ luật hình sự, mà theo tác giả cho là chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, nhằm khắc phục phần nào trong số những quy phạm đang tồn tại trong luật thực định, hướng tới tăng cường bảo vệ các quyền con người.

* Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Cùng với ý nghĩa về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu, nhận ra một số tồn tại, trong hoạt động thực tiễn, xét về bình diện bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, đưa ra căn cứ và giải pháp nhằm khắc phục phần nào tồn tại và hạn chế, nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ các quyền con người.

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu khoa học đối với các luật gia, học viên, sinh viên chuyên ngành tư pháp hình sự, kể cả những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp - hình sự, như trong hoạt động tố tụng hình sự.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dùng của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Hoàn thiện một số quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam theo định hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VÀ KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI

1.1.1. Khái niệm tội phạm

Từ việc nghiên cứu một số định nghĩa khoa học và định nghĩa pháp lý trong luật hình sự về tội phạm, chúng ta có thể hiểu về khái niệm tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự cấm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện một cách có lỗi.

1.1.2. Khái niệm quyền con người

"Quyền con người" hay còn gọi là "Nhân quyền" là "Quyền căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại,.. (nói khái quát). Bảo vệ nhân quyền" [53, tr. 711].

Là một phạm trù chính trị - pháp lý, "quyền con người" luôn mang tính thời sự. Tiến trình phát triển của nhân loại luôn mang trong nó nội dung quyền con người, trong xã hội nguyên thủy, quyền con người chưa được đặt ra, một trong những lý do chính là: ở xã hội nguyên thủy không có mâu thuẫn, về quyền lợi, hoặc nếu có, phải chăng đó chưa phải là mâu thuẫn cần phải giải quyết. Do vậy xã hội cũng không có đấu tranh, và quyền con người chưa được đặt ra, suy cho cùng: mọi cuộc đấu tranh đều xuất phát từ mâu thuẫn xã hội, mà nguyên nhân sâu xa là lợi ích cuối cùng - quyền con người.

Ở phạm vi thế giới, quyền con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, cụ thể là: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và

quyền mưu cầu hạnh phúc". Sau đó, tại Pháp - nơi được mệnh danh là kinh đô ánh sáng của thế giới, quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn của cách mạng Tư sản Pháp năm 1791, cụ thể: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Từ những nội dung về quyền con người ghi nhận trong hai bản tuyên ngôn đó, theo sự phát triển của nhân loại, những nội dung quyền con người không ngừng được nâng lên, trở thành vị trí trung tâm, và là cái đích chung của nhân loại. Chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại và phát triển theo những quy luật nhất định, luôn ở trạng thái vận động. Quyền con người là một phạm trù lịch sử, nên cũng vận động theo một quy luật của nó, mang tính thời đại, không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia nào. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, trên thế giới vẫn xảy ra các cuộc xung đột gay gắt trên cả lĩnh vực chính trị, vũ trang, tôn giáo, văn hóa… mà nguyên nhân sâu xa vẫn là quyền con người. Thậm chí, trên thế giới, có những thế lực lợi dụng vấn đề "quyền con người" đã đem quân can thiệp thô bạo vào các quốc gia khác, chúng đưa ra những cái gọi là "Bảo đảm nhân quyền", nhưng bản chất đó là sự chà đạp lên quyền con người.

Đặc biệt, thế giới từ thế kỷ XX đến nay đã xảy ra hai cuộc chiến tranh lớn nhất lịch sử nhân loại, mà về quy mô, về thiệt hại của nó chưa từng có. Vì vậy, vấn đề quyền con người, hơn bao giờ hết càng trở nên có ý nghĩa và là vấn đề trên hết cần phải giải quyết của các quốc gia và của chung toàn thế giới.

Ngày 10/12/1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã họp, thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, trong đó, quyền con người được khẳng định như sau: "Điều cốt yếu là quyền con người phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức" [31].

Ở phạm vi trong nước, qua quá trình đấu tranh đầy gian nan của cả dân tộc để giành lấy quyền bính về mình, được đánh dấu bằng thắng lợi của

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quyền con người, quyền dân tộc đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946. Tiếp theo được phát triển ở những bản Hiến pháp sau này, đặc biệt là lần sửa đổi mới nhất năm 2013 gần đây, quyền con người đã được ghi nhận tại riêng Chương 2, tại Điều 14 quy định:

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [41].

Với vai trò và mục tiêu nêu trên, điều cốt yếu đặt ra đối với tất cả các nước và từng quốc gia là: Toàn thế giới và từng quốc gia đã đặt quyền con người ở vị trí nào? Bảo đảm thực thi nó ra sao? "Nhà nước đã ghi nhận về lập pháp, thực thi về hành pháp và bảo vệ về mặt tư pháp ra sao?" [13, tr. 223].

Điều đó cũng có nghĩa là: Quốc gia nào khi giải quyết tốt các vấn đề nêu trên là quốc gia đó thực hiện tốt việc bảo vệ các quyền con người.

Để phân tích các nội dung về quyền con người, cũng như bảo vệ các quyền con người, nhất thiết chúng ta phải định nghĩa thế nào là "Quyền con người" và "bảo vệ các quyền con người", bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam.

Về khái niệm, có nhiều định nghĩa khác nhau về "quyền con người".

Ví dụ:

TS. Trần Quang Tiệp, định nghĩa như sau: "Quyền con người là những

đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ có con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định" [43, tr. 14].

GS.TSKH. Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm quyền con người như sau:

Quyền con người là một phạm trù lịch sử - cụ thể là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành viên Liên hợp quốc cũng như bởi cộng đồng quốc tế [8, tr. 224].

Từ việc nghiên cứu, tổng quát các khái niệm của các cơ quan, tổ chức, các nhà luật học chuyên nghiên cứu về quyền con người, cũng như các văn bản luật của quốc tế và quốc gia, người viết có thể đưa ra khái niệm về quyền con người như sau: Quyền con người là tổng hợp những giá trị vốn có và cao quý nhất của mỗi người từ khi sinh ra, vừa mang bản chất tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội, vừa là động lực vừa là cái đích để nhân loại hướng tới.

1.2. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.1. Khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng những quy

phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề bảo vệ các quyền con người, cùng với việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật quốc tế về bảo vệ các quyền con người, cũng như tinh thần bảo vệ các quyền con người của pháp luật Việt Nam, tác giả có thể đưa ra khái niệm "bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm" như sau:

Bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm là ngăn ngừa sự xâm phạm trái pháp luật các quyền con người bởi những hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, bằng các hoạt động từ khâu: xây dựng, quy định những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự thực định của quốc gia, cho tới khâu thực thi pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí