Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TẠ XUÂN TRÀ


BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI

BẰNG CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TẠ XUÂN TRÀ


BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI

BẰNG CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số : 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm


HÀ NỘI - 2014


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Tạ Xuân Trà

MỤC LỤC





Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN

CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

7

1.1.

Khái niệm tội phạm và khái niệm quyền con người

7

1.1.1.

Khái niệm tội phạm

7

1.1.2.

Khái niệm quyền con người

7

1.2.

Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của việc bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp

luật hình sự Việt Nam

10

1.2.1.

Khái niệm bảo vệ các quyền con người bằng những quy

phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam

10

1.2.2.

Ý nghĩa của bảo vệ các quyền con người bằng những quy

phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam

11

1.2.3.

Đặc điểm của việc bảo vệ các quyền con người bằng những

quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam

13

1.3.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám

năm 1945 đến nay

15

1.3.1.

Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến pháp

điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

15

1.3.2.

Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm

1985 đến nay

17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 1


1.3.3.

Những nét cơ bản về bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự của

một số nước trên thế giới

18


Chương 2: SỰ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN

HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

24

2.1.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm quy định trong Phần chung

pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

24

2.1.1.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những

quy phạm về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm

24

2.1.2.

Bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm của chế

định lỗi

34

2.1.3.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm và

đồng phạm

40

2.1.4.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm khi những người ruột thịt

hoặc thân thích gần thực hiện đối với nhau

54

2.2.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng

những quy phạm về tội phạm quy định trong Phần riêng pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

57

2.2.1.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng

những quy phạm về tội phạm quy định tại Chương 12 Bộ luật hình sự

58

2.2.2.

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng

những quy phạm về tội phạm quy định tại Chương 13 Bộ luật hình sự

63


2.3.

Thực tiễn áp dụng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật

hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ các quyền con người

64

2.3.1.

Thực tiễn áp dụng

64

2.3.2.

Những nhận xét, đánh giá

69


Chương 3: HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN

CON NGƯỜI

73

3.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy phạm về tội phạm

trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người

73

3.1.1.

Về mặt lập pháp hình sự

73

3.1.2.

Về mặt chính trị - pháp lý

74

3.1.3.

Về mặt thực tiễn

76

3.2.

Những yêu cầu đối với hoàn thiện các quy phạm trong pháp

luật hình sự Việt Nam về tội phạm theo định hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người

77

3.3.

Nội dung hoàn thiện những quy phạm về tội phạm trong

pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người

77

3.3.1.

Nhận xét chung

77

3.3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện

78


KẾT LUẬN

86


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là những giá trị pháp lý và nhân văn của các dân tộc, các quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Để bảo đảm được quyền con người nhất thiết phải sử dụng pháp luật - với vai trò là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, chúng ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm tính tối cao, tối thượng của Hiến pháp và pháp luật, mục đích cuối cùng là nhằm bảo vệ quyền con người. Quyền con người được bảo vệ bằng nhiều ngành luật khác nhau, như: Luật dân sự; Luật hành chính; Luật hôn nhân và gia đình… và đặc biệt là Luật hình sự.

Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, thực thi đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, pháp luật thuộc phạm trù ý thức xã hội, do đó chịu sự tác động qua lại biện chứng giữa nó(pháp luật) với tồn tại xã hội. Nhưng, tội phạm lại thuộc phạm trù tồn tại xã hội, khi kinh tế - xã hội thay đổi, có nghĩa tồn tại xã hội cũng thay đổi, trong đó có tội phạm. Xã hội phát triển càng cao thì ngày càng phát sinh những loại tội phạm mới với cường độ gia tăng, quy mô lớn hơn, thủ đoạn tinh vi, hậu quả khôn lường, mất trật tự trong xã hội, xâm phạm quyền con người. Từ đó, đòi hỏi công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải đáp ứng với tình hình mới.

Là công cụ chủ yếu và trực tiếp trong đấu tranh phòng chống tội phạm, luật hình sự phải quy định rõ ràng và chính xác: Hành vi nào là tội phạm và hành vi nào không phải tội phạm? Nói cách khác, luật thực định phải thể hiện: cái gì? điều gì là ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm? Khi phân tích, mổ xẻ vấn đề này, cũng đồng nghĩa với việc, chúng ta chỉ ra và xem xét vấn đề bảo vệ quyền con người được thể hiện ở những nội dung nào?

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự. Việc hoàn thiện đó không chỉ để đáp ứng và phù hợp với luật quốc gia, mà còn phải đáp ứng và phù hợp với luật pháp quốc tế; cụ thể như Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"... Về pháp luật của nhà nước, trước tiên phải kể đến Hiến pháp, đặc biệt là

Hiến pháp năm 1992, vừa mới được thay thế bằng Hiến pháp năm 2013, chúng ta đã dành riêng chương 2 để quy định về quyền con người, trong đó có quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự được nghi nhận với vai trò là một trong những quyền cơ bản. Cụ thể, Khoản 1 và 2 Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định [41].

Điều 31, tại các khoản 1, 2, 3, 4 quy định:

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa [41].

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí