Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm

lực).Giá trị giải ước luôn nhỏ hơn tổng số phí mà người tham gia bảo hiểm đã đóng góp với công ty bảo hiểm, nó thường chiếm khoảng 70 đến 80 % số phí bảo hiểm đã đóng, vì người tham gia bảo hiểm phải thanh toán cho công ty những khoản chi phí đã thực hiện hợp đồng như chi phí phát hành và quản lí hợp đồng, chi phí khai thác... Tỷ lệ giải ước trên số phí đã đóng càng cao thì càng thu hút, hấp dẫn đối với khách hàng và do đó cũng là nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNT hay không.

*Số tiền bảo hiểm giảm (duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm): Khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên, người tham gia bảo hiểm có thể ngừng đóng phí và tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm này với số tiền bảo hiểm mới gọi là số tiền bảo hiểm giảm.

Điều này giúp người tham gia bảo hiểm vẫn tiếp tục tham gia BHNT trong những lúc gặp khó khăn, đây là sự linh động của BHNT ứng với mỗi điều kiện khác nhau.

*Bảo tức: Là lợi tức (khoản lãi chia) được thông báo hàng năm và khách hàng sẽ được nhận vào ngày kỷ niệm hợp đồng hoặc khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc khi đáo hạn hợp đồng.

*Ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ: Là ngày công ty bảo hiểm nhân thọ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ, được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ và sau khi đã nộp phí bảo hiểm đầu tiện.

*Phạm vi bảo hiểm:

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một quy tắc chung thống nhất áp dụng cho sản phẩm ASGD mà từng công ty soạn thảo ra quy tắc của riêng của công ty đó rồi trình lên Bộ tài chính duyệt và nếu được Bộ tài chính duyệt công ty đó mới được phép sử dụng. Chẳng hạn, quy tắc và điều khoản bảo hiểm an sinh gíao dục của Bảo Việt được sử dụng theo bản “quy tắc và điều khoản” được Bộ Tài Chính phê duyệt kèm quyết

định số 362/1998/QĐ-BTC ngày 27/3/1998 và kèm công văn số 2755 TC/TCNH ngày 28/3/201, còn Prudential theo “quy tắc và điều khoản” được Bộ Tài Chính phê chuẩn theo quyết định số 6359TC/TCNH ngày 16/12/1999, theo quyết định phê chuẩn sửa đổi bổ sung số 5319TC/TCNH ngày 20/12/2000 và quyết định phê chuẩn sửa đổi bổ sung số 2421 TC/TCNH ngày 20/3/2002 và Manulife theo “quy tắc và điều khoản” được Bộ tài chính phê duyệt kèm công văn số 4720TC/TCNH ngày 20/9/1999… Tuy nhiên phạm vi bảo hiểm của các công ty này cũng có những nét tương đồng sau:

+ Trẻ em được bảo hiểm sống đến đáo hạn hợp đồng bảo hiểm.

+ Trẻ em được bảo hiểm chết trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng thì các công ty sẽ hoàn phí. Ngoại lệ trên là Bảo Minh- CMG và Prudential, và AIA. Prudential, AIA quy định nếu trẻ em chết trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng vẫn được bảo hiểm, còn Bảo Minh thì quy định nếu mua sản phẩm An sinh thanh toán 1 lần và nếu trẻ chết khi đã hơn 10 tuổi thì vẫn bảo hiểm điều này được coi là cá biệt, đặc biệt ở Prudential, AIA nó tạo nên sức hấp dẫn hơn so với các công ty khác.

Cũng riêng đối với Bảo Việt và Prudential, phạm vi bảo hiểm đối với đứa trẻ còn được mở rộng bao gồm cả bảo hiểm đối với rủi ro thương tật toàn bộ vĩnh viễn do bị tai nạn và mất 2 trong 6 bộ phận quy định ở phần trên.

Như mục 1.III ở trên đã trình bày, hợp đồng bảo hiểm trẻ em có thể được kí dựa trên sinh mạng của đứa trẻ hoặc được kí dựa trên sinh mạng cuả đứa trẻ và cha mẹ chúng. Ở Bảo Việt, Manulife hợp đồng bảo hiểm được kí dựa trên sinh mạng của cả đứa trẻ và cha hoặc mẹ chúng. Vì vậy phạm vi bảo hiểm còn mở rộng đối với người được bảo hiểm là chủ hợp đồng hay còn gọi là người thanh toán phí bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm. Cụ thể, nếu người chủ hợp đồng bị TTTBVV hoặc bị chết thì hợp đồng vẫn có hiệu lực mà không phải đóng phí. Tuy

nhiên quy định về TTTBVV do tai nạn và chết ở 2 công ty này khác nhau. Cụ thể quy định về TTTBVV do tai nạn của Bảo Việt giồng ở phần trên còn của Manulife TTTBVV do tai nạn ở công ty này được quy định là vì lý do bệnh tật hay tổn thương cơ thể, người thanh toán phí bảo hiểm không thể tham gia vào bất cứ nghề nào hoặc bất cứ việc gì để có thu nhập. Từ đây cho thấy, quy định về TTTBVV của Manulife khắt khe hơn Bảo Việt. Nói cách khác phạm vi bảo hiểm của Manulife hẹp hơn Bảo Việt về TTTBVV, nhưng quy đối với phạm vi bảo hiểm chết thì ở Bảo Việt Phải do tai nạn hoặc sau khi hợp đồng có hiệu lực 12 tháng nhưng ở Manulife không có quy định cụ thể gì.

Đối với AIA, Prudential, Bảo Minh-CMG, chủ hợp đồng chỉ được hưởng phạm vi bảo hiểm trên nếu họ mua thêm sản phẩm bổ sung. Và cách quy định của họ về phạm vi được bảo hiểm cũng gần tương tự Bảo Việt, duy AIA quy định TTTBVV ngoài các trường hợp trên còn gồm tình trạng mất khả năng hoàn toàn và liên tục của người được baỏ hiểm do bị thương tổn hay đau ốm nên không thể thực hiện hoặc tham gia vào bất kỳ một công việc có ích, nghề nghiệp hay hoạt động kinh doanh nào mà người đó có trình độ hoặc phù hợp một cách hợp lý do có kiến thức, được đào tạo hay có kinh nghiệm nhưng tàn tật này phải liên tục trong thời gian ít nhất 06 tháng kể từ ngày bắt đầu bị tàn tật trước khi công ty đánh gía.

Bên cạnh những rủi ro được bảo hiểm, trong ASGD mọi công ty đều quy định riêng về rủi ro loại trừ. Việc đưa ra các rủi ro loại trừ nhằm hạn chế phạm vi trách nhiệm của nhà bảo hiểm, mặt khác gián tiếp giáo dục mọi người về ý thức tổ chức kỉ luật, tôn trọng pháp luật, có ý thức đề phòng và hạn chế rủi ro. Sau đây là những nét chung về rủi ro loại trừ đối với người được bảo hiểm:

Rủi ro loại trừ đối với người được bảo hiểm là trẻ em:

* Prudential, AIA, Bảo Minh –CMG đều loại trừ bảo hiểm đối với trường hợp trẻ bị chết do hậu quả trực tiếp hay gían tiếp của:

- Hành động tự tử trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;

- Nhiễm AIDS;

- Các hành vi phạm tội của người sẽ nhận quyền lợi bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.

* Prudential, Bảo Việt đều không bảo hiểm nếu người được bảo

hiểm bị TTTBVV do :

- Hành động cố ý của người được bảo hiểm và/hoặc người tham

gia bảo hiểm và/hoặc người thụ hưởng.

- Hành động vi phạm phạm tội của người được bảo hiểm, người

tham gia bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm

- Người được bảo hiểm tham gia các hoạt động hàng không trừ khi với tư cách là hành khách.

Mọi công ty không bảo hiểm đối với chủ hợp đồng bị TTTBVV

hoặc bị chết trong các trường hợp sau:

- Hành động tự tử trong vòng 24 tháng kể tư khi hợp đồng có hiệu

lực

- Nhiễm HIV

- Hành vi phạm tội của chủ hợp đồng

Ngoài ra tuỳ từng công ty cụ thể có thể có thêm các điều khoản rủi ro loại trừ khác đối với chủ hợp đồng. Chẳng hạn Bảo Việt, Manulife không bảo hiểm trong trường hợp có chiến tranh, bạo động.

3.2. Trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm

a. Trách nhiệm của các bên.

* Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm

Kể từ khi kí hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đều yêu cầu chủ hợp đồng thực hiện các trách nhiệm sau:

-Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng.

- Khai báo đúng và đầy đủ các rủi ro khi kí hợp đồng: như kê khai

trung thực về tình trạng sức khoẻ, về khả khả năng tài chính...

- Đóng phí bảo hiểm: đây là số tiền mà họ phải đóng cho công ty bảo hiểm, theo quy định nộp phí của các công ty khoản phí đóng đầu tiên và ngày công ty chấp nhận yêu cầu bảo hiểm ngày nào xảy ra sau sẽ là cơ sở thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng.

- Trách nhiệm khai báo, thông báo tổn thất: khi có sự cố rủi ro xảy ra, người tham gia bảo hiểm phải khai báo cụ thể tình hình xảy ra sự cố tổn thất, tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm cho công ty bảo hiểm biết. Bên cạnh đó phải cung cấp đầy đủ hồ sơ gồm có các bằng chứng cho công ty một cách trung thực, chính xác để các công ty căn cứ trả tiền bảo hiểm.

* Trách nhiệm chung của các công ty bảo hiểm

- Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.

- Đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

- Thu phí và có trách nhiệm nộp cho ngân sách Nhà nước một

khoản tiền gọi là thuế như đối với các doanh nghiệp khác.

- Bảo toàn đồng vốn và chấp hành đúng pháp luật.

b . Quyền lợi bảo hiểm

*Đối với người được bảo hiểm

b1) Nếu người được bảo hiểm sống đến khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn, các công ty BHNT sẽ trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm đã cam kết và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

b2) Trường hợp ngưòi được bảo hiểm bị chết trước ngày hợp đồng bảo hiểm đáo hạn, các công ty Bảo Việt, Manulife sẽ hoàn trả số phí đã nộp cộng với lãi tới thời điểm đó vì khi người tham gia BHNT kí kết hợp đồng với mục đích là đảm bảo cho con em mình tới tuổi trưởng thành. Mà khi người được bảo hiểm gặp rủi ro bị chết thì ý nghĩa của sản phẩm này không còn nữa mặt khác để tránh trục lợi từ bảo hiểm thì việc

các công ty chỉ hoàn trả số phí đã nộp là hoàn toàn hợp lý. Nhưng quy định về lãi của các công ty này là khác nhau: Manulife: lãi kép 5%, Bảo Việt: tuỳ theo hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cá biệt và ngoại lệ so với thông lệ thế giới, trong trường hợp này để thu hút khách hàng, công ty Prudential vẫn cam kết sẽ trả số tiền bảo hiểm quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ nhưng với điều kiện là rủi ro chết phải nằm trong phạm vi được bảohiểm và để hạn chế trục lợi công ty này chỉ thanh toán số tiền bảo hiểm theo tỷ lệ sau:



Tuổi vào thời điểm bị chết

Quyền lợi bảo hiểm được trả

Dưới 1 tuổi

Hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm đã nộp

Dưới 2 tuổi

25% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Dưới 3 tuổi

50% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Dưới 4 tuổi

75% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Từ 4 tuổi trở lên

100% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bảo hiểm nhân thọ và an sinh giáo dục - 4


AIA cũng đưa ra điều khoản hấp dẫn này. Đó là nếu người được bảo hiểm tử vong trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, công ty sẽ bồi thường số tiền bảo hiểm năm hiện tại, nếu là trẻ em dưới 4 tuổi thì bồi thường theo tỷ lệ sau:


Tuổi người được BH lúc tử vong

Tỷ lệ % của số tiền bảo hiểm

năm hiện tại của hợp đồng

0 tuổi

20

1 tuổi

40% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

2 tuổi

60% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

3 tuổi

80% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Từ 4 tuổi trở lên

100% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Còn Bảo Minh – CMG quy định nếu người tham gia bảo hiểm chọn loại hình thanh toán 1 lần và nếu trẻ chết khi đã trên 10 tuổi thì công ty này thanh toán toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu rủi ro chết thuộc phạm vi được bảohiểm. Quy định này có phần khắt khe hơn Prudential.

b3) Như phần phạm vi bảo hiểm đã đề cập các công ty khác không bảo hiểm nếu người được bảo hiểm bị TTTBVV có nghĩa là hợp đồng bảo hiểm trẻ em vẫn duy trì bình thường nêu đứa trẻ bị TTTBVV mà không có yêu cầu chấm dứt hay thay đổi hợp đồng từ phía cha mẹ đứa trẻ còn Bảo Việt và Prudential quy định sẽ thanh toán khi TTTBVV xảy ra đối với trẻ. Nhưng Bảo Việt cam kết trợ cấp 1/4 STBH hàng năm cho người được bảo hiểm cho đến khi hợp đồng đáo hạn. Còn Prudential lại thanh toán STBH theo tỷ lệ sau:

Tuổi vào thời điểm bị TTTBVV

Quyền lợi bảo hiểm được trả

Dưới 1 tuổi

Hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm đã nộp

Dưới 2 tuổi

25% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Dưới 3 tuổi

50% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Dưới 4 tuổi

75% (STBH+Bảo tức tích luỹ)

Từ 4 tuổi trở lên

100% (STBH+Bảo tức tích luỹ)


Và (STBH+Bảo tức tích luỹ) được chi trả theo tỷ lệ trên sẽ được Prudential thanh toán làm 10 lần bằng nhau trong 10 năm. Về quy định này, rõ ràng là của Bảo Việt có lợi cho người tham gia bảo hiểm hơn.

*Đối với người tham gia bảo hiểm

Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị chết hoặc bị TTTBVV trong phạm vi được bảo hiểm thì tại Bảo Việt, Manulife hợp đồng sẽ tự động có hiệu lực mà không phải đóng phí, mọi quyền lợi của người được bảo hiểm vẫn được duy trì. Còn tại các công ty còn lại hợp đồng chỉ tự động có hiệu lực khi người tham gia bảo hiểm mua sản phẩm bổ xung cho phép miễn thu phí ở tại công ty đó.

3.3.Bảo tức

Ngoài các quyền lợi bảo hiểm nói trên mục 3.2.b và khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ 2 năm trở lên, các công ty bảo hiểm còn có thể trả một khoản tiền lãi từ kết quả đầu tư phí BHNT của công ty cho người tham gia bảo hiểm. Nhưng quy định về trả lãi của mỗi công ty là khác nhau. AIA cam kết số tiền bảo hiểm tăng 2% sau 2 năm, còn các công ty còn lại trả lãi theo hoạt động kinh doanh của công ty

3.4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

a. Phí bảo hiểm

Cũng như tất cả các loại hình bảo hiểm, phí bảo hiểm là cơ sở để xây

dựng quĩ bảo hiểm để chi trả cho người được bảo hiểm và các khoản phụ phí.

*Khái niệm

Phí bảo hiểm là số tiền cần phải thu của công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm đảm bảo trách nhiệm của mình khi có các sự kiện bảo hiểm được xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm (chủ hợp đồng, người được bảo hiểm) như: chết, hết hạn hợp đồng, thương tật và đảm bảo cho việc hoạt động của công ty. Đây cũng là sự thể hiện trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhằm nhận được sự bảo đảm trước những rủi ro đã được nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm. Hay nói cách khác, phí bảo hiểm là cái gía của việc chuyển giao rủi ro từ người tham gia bảo hiểm sang công ty bảo hiểm.

*Các yếu tố ảnh hưởng

Có rất nhiều yếu tố tác động lên phí nhưng cơ bản vẫn là:

- Tuổi thọ của người được bảo hiểm, cụ thể là dựa vào bảng tỉ lệ tử vong (bảng dưới) có thể tính được các hàm nhân thọ ở các độ tuổi vào các khoảng thời gian khác nhau. Cũng cần phải chú ý rằng tuổi thọ của người được bảo hiểm ở các nước khác nhau là khác nhau do chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội là khác nhau.

Bảng tỉ lệ tử vong

(x)

Số người sống

(lx)

Số người chết

(dx)

Tỷ lệ chết

(qx)

0

100000

708

0,00708

10

98509

119

0,0012

20

96650

173

0,0018

.




.




.




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023