Quan Điểm Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY


4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

4.1.1. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội là bảo đảm tôn trọng quyền con người và quyền công dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Một Nhà nước mà ở đó, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ một cách tối ưu nhất. Quyền con người là những giá trị tự nhiên mà con người được hưởng, phù hợp với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bao gồm các quyền về kinh tế, dân sự, chính trị... Bên cạnh đó, quyền con người là một giá trị thiêng liêng và luôn được pháp luật bảo vệ, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự.

Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật tố tụng hình sự. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân là phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này sẽ được thực hiện hiệu quả nếu chúng ta thừa nhận và tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội. Ở phạm vi bao quát hơn, Nhà nước pháp quyền thừa nhận một nguyên tắc phổ quát của pháp luật khi nói về mối quan hệ giữa phạm vi đã được thể chế hóa và phạm vi không thể chế hóa. Đó là nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng khi sử dụng pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội, điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân. Nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi có nghĩa là, hành vi của cá nhân được coi là hợp pháp khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa chứng minh được hành vi đó là bất hợp pháp.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội cũng loại trừ định kiến, kết tội một chiều trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và người tiến hành tố tụng cần hiểu thấu đáo câu thành ngữ “đo ni đóng giầy” trong mọi hoạt động tác nghiệp của

mình. Dù chứng cứ của vụ án thu thập được có thể vừa là chứng cứ buộc tội, vừa là chứng cứ có ý nghĩa gỡ tội, niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng vụ án đó thế nào đi nữa, thì đều phải có nghĩa vụ làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Nguyên tắc này thể hiện thái độ trân trọng tới số phận con người, hạn chế sai lầm tư pháp làm oan, sai người không có tội. Bởi vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, quyền con người luôn phải được bảo đảm, đặc biệt là bảo đảm quyền của người bị buộc tội được thực hiện theo luật định. Quyền con người trong tố tụng hình sự có thể hiểu là quyền pháp lý của cá nhân, công dân hay nói quyền của người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo do đang ở vào tình thế bất lợi vì có hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang bị tình nghi phạm tội, nên thông qua pháp luật, Nhà nước trao cho họ những quyền pháp lý nhất định được quy định trong Hiến pháp và Luật để giúp họ có công cụ tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh các nguy cơ xâm phạm không đúng pháp luật từ phía các cơ quan hoặc cá nhân đang thực thi pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Cơ sở pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với những nội dung đã được cụ thể hóa từ quy định của Hiến pháp năm 2013 và các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nguyên tắc suy đoán vô tội chính là sự thừa nhận chính thức của xã hội, thông qua các quy tắc pháp lý, về việc một người bị tình nghi phạm tội được coi là ngoại phạm, chừng nào các bằng chứng rành rành chống lại người này chưa được cơ quan có thẩm quyền lôi ra ánh sáng. Nguyên tắc này không phải từ trên trời rơi xuống mà là thành quả của nền văn minh, là kết quả đạt được sau những cuộc đấu tranh nhọc nhằn đòi công lý cho những người bị kết tội nhầm, bị xử oan. Người bị tình nghi chưa chắc là tội phạm, bởi nếu bảo đảm áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội, người bị tình nghi không cần phải dốc sức chứng minh rằng mình vô tội, thậm chí thực hiện quyền im lặng. Chính những người được xã hội giao chức năng phát hiện, nhận dạng tội phạm, đặc biệt là cơ quan điều tra, cơ quan công tố phải nỗ lực làm cho công luận, Tòa án tin vào những cáo buộc của mình bằng cách trưng ra những chứng cứ buộc tội thuyết phục mà họ thu thập được. Có thể trong phần lớn các trường hợp, những người bị cơ quan chức năng đặt vào diện tình nghi cao và cuối cùng là người phạm tội đích thực. Nhưng không thể từ đó đánh đồng tất

cả người bị tình nghi với tội phạm. Sự quy kết sớm và nghiệt ngã dễ tạo định kiến đối với người trong cuộc, đồng thời, tạo điều kiện bộc phát tâm lý chủ quan, dẫn đến thái độ làm việc tùy tiện, tắc trách của người có thẩm quyền. Những người có trách nhiệm bảo đảm thực thi luật pháp phải nhận thức được tầm quan trọng của công việc, đặc biệt là tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống, sự nghiệp, danh dự, nhân phẩm và cả tính mạng của con người. Từ nhận thức đó, người ta dễ dàng nhận ra yêu cầu số một đối với công việc của những người này, đó là phải tôn trọng sự thật khách quan. Phải bắt cho đúng người, quy cho đúng tội.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 18

Các vụ án oan sai được phát hiện trong thời gian qua cho thấy, một điểm chung là cơ quan, người tiến hành tố tụng trong vụ án đó đã chưa bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc suy đoán vô tội, điều này được thể hiện qua lập luận theo kiểu “nếu không chứng minh được sự vô tội của mình có nghĩa là có tội”; “nếu không chỉ ra được người nào khác đã phạm tội thì chính bị can, bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội đó” và như vậy, đã chuyển nghĩa vụ chứng minh từ bên có trách nhiệm buộc tội sang bên người bị buộc tội. Ngay cả khi người bị buộc tội nhận tội, thì nguyên tắc này vẫn có hiệu lực đến khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Có thể nói, nếu việc bảo đảm thực hiện hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ có lợi rất nhiều cho các bị can, bị cáo, thể hiện rò hơn việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Điều này đặt ra yêu cầu, các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự phải liên tục được bổ sung, hoàn thiện, đồng thời, phải hình thành cơ chế và các điều kiện bảo đảm để nguyên tắc này được thực hiện hiệu quả trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ của cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi quyết định bắt một người, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người đó là tội phạm, nên luôn luôn phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, kể cả khi ra quyết định khởi tố cũng phải cân nhắc kỹ càng vì đó là số phận con người.

4.1.2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự là nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm chứng minh tội phạm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng

Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai

chống lại chính mình hoặc không buộc phải nhận mình có tội. Một người luôn vô tội khi các cơ quan tiến hành tố tụng của Nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được rằng họ đã phạm tội. Đảm bảo thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tạo ra sự công bằng giữa một bên là bộ máy công quyền được hậu thuẫn bởi quyền lực nhà nước và một bên yếu thế là người bị tình nghi, bị can, bị cáo, từ đó sẽ tránh được oan, sai trong hoạt động tố tụng, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng khi buộc tội một người phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rò. Nếu không chứng minh làm rò được sự nghi ngờ, thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích để áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho họ. Ví dụ, nghi ngờ một người là phạm tội nhưng không chứng minh được họ phạm tội thì phải coi họ là người vô tội; nghi ngờ một người phạm tội nặng nhưng không chứng minh được họ phạm tội nặng mà chỉ có cơ sở xác định họ hành vi của họ thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhẹ hơn, thì phải coi là họ phạm tội nhẹ hơn… Mục đích của tố tụng hình sự là tội phạm phải được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng không được làm oan người vô tội.

Trong thực tiễn, ngoại trừ trường hợp phạm pháp quả tang, các vụ vi phạm pháp luật chỉ bị phanh phui sau khi đã xảy ra. Nói khác đi, có nhiều vụ phạm pháp mà sự thật về nó không bộc lộ một cách hiển nhiên, cần được dựng lại. Chính những người giữ có thẩm quyền trong các giai đoạn trong quá trình tố tụng, chứ không phải ai khác, chịu trách nhiệm trong việc khôi phục toàn bộ bức tranh diễn biến thật của câu chuyện. Có được bức tranh hoàn hảo, không chỉ người có thẩm quyền mà toàn xã hội sẽ có điều kiện thẩm định, đánh giá bản chất của sự việc một cách đúng đắn, trên cơ sở đó có kết luận chính xác về việc một người có tội hay không có tội. Song có những câu chuyện không thể được dựng lại do dấu vết, manh mối cơ bản không còn đầy đủ. Điều quan trọng là khi cơ quan tố tụng không thu thập được chứng cứ buộc tội, thì nghi can phải được chính thức suy đoán là vô tội. Tuy nhiên, nếu sự thất bại trong việc buộc tội một người có thể khiến một gia đình

phải chịu mất mát không thể bù đắp, thì việc kết tội oan cho một người có thể làm tan nát cả gia đình, họ tộc chưa kể những hệ lụy xã hội tiêu cực kéo theo. Thực tế này được chứng minh qua một số trường hợp oan, sai đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận.

Thực tế cũng cho thấy, trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ tư pháp còn hạn chế, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên, trong đó, có nguyên nhân đáng chú ý là có biểu hiện đem “nguyên tắc suy đoán có tội” thay cho “nguyên tắc suy đoán vô tội”, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội. Có trường hợp còn bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những sai phạm chủ yếu dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Nhiều trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam còn chưa chính xác, sau đó phải chuyển xử lý hành chính; tình trạng tạm giam bị can về tội ít nghiêm trọng còn nhiều, có biểu hiện lạm dụng. Xảy ra một số vụ dùng nhục hình, có trường hợp dẫn đến chết người gây bức xúc dư luận. Việc truy tố, xét xử còn có những trường hợp sai tội danh, sai khung hình phạt; có nơi Tòa án áp dụng hình phạt quá nặng đối với người lao động, nhất thời phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; ngược lại, có những trường hợp lại tuyên hình phạt quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng… Chính bởi vậy, trong mọi trường hợp, dù ở hoàn cảnh nào, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm trong suốt quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rò chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

4.1.3. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nhằm mục tiêu “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng các giá trị cao quý của con người (nhân phẩm, danh dự) trong xã hội và coi một người có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật

quy định, khi người đó chưa bị Tòa án (cơ quan có thẩm quyền xét xử) kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, để loại trừ, ngăn ngừa sự tùy tiện, lộng quyền, áp đặt hay vi phạm pháp luật từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định rò các hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự đã có quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Thực chất, quy định trên không chỉ thuộc nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, mà còn thuộc về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Bởi vì, cùng với việc khẳng định một người không thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình. Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó tiến hành truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó, các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Trên thực tế, có thể một người đã thực hiện tội phạm. Về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình và quá trình đó diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử. Quyền và trách nhiệm chứng minh tội phạm không chỉ thuộc về cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, mà còn thuộc về Tòa án. Mặc dù Tòa án thực hiện chức năng xét xử, nhưng khác với các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó, bên buộc tội và gỡ tội tranh tụng về những vấn đề liên quan để chứng minh hay bác bỏ tội phạm của phía bên kia, trong đó Tòa án không tham gia vào việc thẩm vấn cùng với bên buộc tội hay bên gỡ tội mà đứng trung gian như người trọng tài phân xử…, thì ở Việt Nam, mô hình tố tụng là mô hình thẩm vấn, tại phiên tòa, Tòa án tham gia vào việc thẩm vấn bị cáo và những người

tham gia tố tụng, áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định để chứng minh làm rò bị cáo phạm tội hay không phạm tội; nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật Hình sự. Trên cơ sở đó mới ra phán quyết, kết tội, quyết định hình phạt đối với họ. Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam, Tòa án cũng có tham gia vào việc chứng minh tội phạm. Người bị buộc tội có quyền, nhưng không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Điều này có nghĩa, họ có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình không phạm tội. Song vì lý do nào đó, họ cũng có thể từ chối chứng minh sự vô tội của mình, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể coi họ là người phạm tội. Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự nước ta không quy định cụ thể, nhưng đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của người bị buộc tội. Bởi lẽ, theo các quy định của pháp luật hình sự, việc người bị buộc tội không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự và trường hợp bị cáo khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian dối theo quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự thì cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí trong giai đoạn điều tra họ không khai báo hoặc khai báo gian dối, nhưng tại phiên tòa lại thành khẩn khai báo thì họ vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “thành khẩn khai báo” theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Mặc dù với những quy định trên, có thể thấy rằng, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã thừa nhận quyền im lặng của người bị buộc tội, song một trong những bảo đảm để bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là các quy định của pháp luật tố tụng càng dễ hiểu và được thông tin đến người dân đầy đủ bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu để tránh sự lạm dụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng cần được bổ sung quy định cụ thể về quyền im lặng của người bị bắt giữ, bị can, bị cáo và nghĩa vụ của người có thẩm quyền bắt giữ, khởi tố bị can trong việc giải thích cho người bị bắt giữ, bị khởi tố bị can về quyền im lặng của họ.

Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng chỉ rò, khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án thì bị can, bị cáo không bị coi là có tội. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của bản án đối với quá trình tố tụng hình sự cùng ý nghĩa to lớn của nó đối với việc đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Nguyên tắc suy đoán vô tội còn đòi hỏi bản án phải công minh biểu hiện ở việc hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự được tuyên trong bản án phải phù hợp với mức độ nguy hiểm cho xã hội nhân thân của người có tội, còn không có tội phải được tuyên là vô tội và phải được minh oan. Vì bản án không được dựa trên những chứng cứ giả định nên Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định cụ thể là bản án (kết tội) phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ có tội và chứng cứ vô tội (bản án tuyên bị cáo vô tội). Đây chính là tính có căn cứ của bản án hình sự, tức là, mọi quyết định của Toà án trong bản án phải dựa trên hệ thống chứng cứ được thu thập một cách khách quan, đầy đủ, hợp pháp và toàn diện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự và phải được đưa ra xem xét, đánh giá công khai, dân chủ, bình đẳng tại phiên toà. Sẽ không có một bản án chính xác, giải quyết triệt để, toàn diện các vấn đề của vụ án hình sự nếu chỉ dựa vào suy luận chủ quan, định kiến của hội đồng xét xử và các cơ quan tiến hành tố tụng. Những căn cứ để tuyên bị cáo không phạm tội cần được hiểu rộng hơn, không chỉ là có đủ chứng cứ và đủ căn cứ pháp lý tuyên bị cáo không phạm tội mà còn là cả những trường hợp không đủ căn cứ chứng minh bị cáo có tội, có nghi ngờ về chứng cứ cũng như pháp luật để chứng minh bị cáo có tội. Điều này phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội khi trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và mọi nghi ngờ về chứng cứ và pháp luật phải giải quyết có lợi cho bị can, bị cáo.

4.1.4. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội là bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị buộc tội, là nền tảng cho công lý và sự phát triển của một xã hội phồn thịnh

Công lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân loại để thực hiện lý tưởng công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lòi trong việc tổ chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác. Trong một xã hội văn minh, công lý chính là “đại lượng công bằng” để dàn xếp những mâu thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên xã hội trên cơ sở nguyên tắc “trao cho mọi người những gì họ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022