Trần Nhật Luật, Điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra (PC45) Công an tỉnh Bắc Giang, được phân công thực hiện điều tra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đưa 16 vết bàn chân nghi liên quan đi giám định của phòng và Viện Kỹ thuật hình sự. Khi có kết quả thông báo 16 vết bàn chân không trùng với vết chân có dính máu ở hiện trường (trong đó là có mẫu của Nguyễn Thanh Chấn), Luật không cáo cáo kết quả với lãnh đạo, mà in đo kích thước bàn chân của ông Chấn và lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án làm thay đổi bản chất vụ án, để làm chứng cứ kết tội ông Chấn. Đối với Đặng Thế Vinh, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, có trách nhiệm kiểm sát điều tra. Khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát, Vinh tiến hành phúc cung ông Chấn kêu oan và tố cáo việc các điều tra viên đánh đập, ép buộc phải nhận giết chị Hoan, việc này không đươc viện kiểm sát xem xét. Khi hoàn tất hồ sơ chuyển sang Tòa án, Đặng Thế Vinh tự ý bỏ hai bản cung, không đưa vào hồ sơ là bản cung trong các ngày 02/2/2004 và ngày 03/2/2004 có nội dung phản ảnh ông Chấn kêu oan và tố cáo các điều tra viên bức cung, nhục hình.
Hậu quả hành vi của các bị cáo Luật và Vinh: Tòa án các cấp đã xử mức án tù chung thân đối với Nguyễn Thanh Chấn và bị giam tù oan trong 10 năm.
Ngày 23/ 01/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tiến hành xét xử, áp dụng khoản 2 và 3 Điều 285 BLHS xử phạt bị cáo Trần Nhật Luật 12 tháng tù giam, bị cáo Đặng Thế Vinh 8 tháng tù giam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nhận xét: Qua vụ án cho thấy, những người có thẩm quyền đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, lời khai các bị cáo cho rằng nhận thức hạn chế, không biết mình sai; qua đó thể hiện phẩm chất chính trị, việc không tuân thủ pháp luật , các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự của những người có thẩm quyền; gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành tố tụng, đến tiến trình cải cách tư pháp, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Vụ thứ 2: Vụ án “Dùng nhục hình” xảy ra ở tỉnh Bắc Giang.
Nội dung vụ án: Ngày 07/6/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra (PC47) Công an tỉnh Bắc Giang, khởi tố vụ án Mua bán ma túy đối với Thân Nhân Hạnh, Nguyễn Văn Trưởng. Mở rộng điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối Nguyễn Thị Nguyệt Nga,
sinh năm 1967 và Nguyễn Thị Hương, sinh 1970. Cơ quan cảnh sát điều tra (PC47) Công an tỉnh Bắc Giang phân công các điều tra viên trong đó có điều tra viên Nguyễn Danh Ngọc và điều tra viên Đào Mạnh Tiến. Khoảng 9 giờ ngày 30/6/2013, để lấy lời khai nhưng Nga nhắm mắt không nói gì. Đến 13 giờ cùng ngày, Nguyễn Danh Ngọc gọi điện cho Nguyễn Như Ý đi mua 5 con chạch còn sống mang về cùng điều tra viên Đào Mạnh Tiến dọa Nga, nhưng Nga vẫn im lặng, không mở mắt, không trả lời nên Ngọc đã đổ số cá chạch trong túi ni long vạch đổ vào trong quần lót của Nga. Nga vẫn không nói gì. Lúc này, tay Nga vẫn bị khóa hai tay bằng khóa số 8, Ngọc chỉ đạo một số người khác buộc hai tay ra phía sau, kéo Nga ngồi thẳng ra nghế, Tiến dùng dùi cui cao su (dụng cụ hỗ trợ) gò vào hai đầu gối, hai mắt cá chân Nga. Thấy Nga yếu không đi được, đến 16 giờ cùng ngày, Hà Đức Chung, Đào Minh Hiếu phải dìu Nga về phòng giam. Khi chị Nguyễn Hồng Quyên cán bộ y tế của trại giam kiểm tra sức khỏe thấy Nga không đi được, mắt nhắm, hỏi không thưa, cổ tay cổ chân, đầu gối bầm tím, sước da, quần áo ướt, khi thay quần áo cho Nga thấy 3 con chạch chết trong quần lót, nên Quyên báo cáo lãnh đạo trại giam lập biên bản sự việc ghi nhận hồi 16 giờ 30 ngày 30/6/2013 đối với Nguyễn Thị Nguyệt Nga thể hiện “Chấn thương bầm tím vùng cổ tay, cổ chân, xước da chảy máu, hai bên đầu gối bầm tím, hai mí trên mắt có tím nhẹ. Vùng bộ phận sinh dục phía trong quần lót thấy 2 con cá chạch đã chết. Nghi bên trong bộ phận sinh dục bên trong còn cá, tiếp tục theo dòi”. Thực hiện giám định pháp y ngày 09/10/2014 được kết luận thể hiện như biên bản khám thương của trại tạm giam. Quá trình điều tra Nguyễn Danh Ngọc và Đào Mạnh Tiến khai nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với các tài liệu hồ sơ vụ án.
Với hành vi nêu trên, các bị cáo bị truy tố vào ngày 31/8/2016. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, áp dụng khoản 2 và khoản 4 Điều 298 BLHS xử phạt Nguyễn Danh Ngọc 30 tháng tù giam, Đào Mạnh Tiến 24 tháng tù giam về tội “Dùng nhục hình”.
Nhận xét: Qua vụ các vụ án này cho thấy; hai điều tra viên tuy nhận thức được hành vi của mình khi tiến hành tố tụng, những đã làm trái nhiệm vụ thực hiện hành vi đánh đạp phạm nhân, dùng nhục hình thô bạo như thời trung cổ, hành vi các bị cáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng công an trong đấu tranh phòng chống
tội phạm, thể hiện sự non kém trong nghiệp vụ, hạn chế nhận thức, vi phạm các nguyên tắc tố tụng, nên đã dẫn các bị cáo phạm tội.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Hiện Nay
- Thực Tiễn Áp Dụng Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015
- Thực Tiễn Áp Dụng Sai Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế, Vướng Mắc
- Quan Điểm Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự
- Giải Pháp Hoàn Thiện Mô Hình Tố Tụng Và Pháp Luật Về Bảo Đảm Thực Hiện Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Qua hai vụ án trên cho thấy, hậu quả nghiêm trọng của việc không thượng tôn pháp luật, không thực hiện các nguyên tắc tố tụng, đặc biệt là nguyên tắc suy đoán vô tội, đã không được bảo đảm thực và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho cá nhân, cho xã hội, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với hệ thống các cơ quan pháp luật, ảnh hưởng đến nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.2.4. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
3.2.4.1. Những hạn chế, vướng mắc
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng cho thấy một số hạn chế, bất cập trong bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho thấy, trong năm 2019, chất lượng hoạt động điều tra còn một số hạn chế, còn để xảy ra một số trường hợp bị khởi tố oan, vẫn còn 33 trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn lệnh bắt người tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam sau đó phải trả tự do, không xử lý hình sự; có 6 trường hợp Viện kiểm sát nhân dân truy tố oan dẫn đến Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tuyên vô tội; 88 trường hợp truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến Tòa án nhân dân sơ thẩm phải xét xử về khoản khác trong cùng điều luật hoặc tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố. Số trường hợp bị xử oan năm 2019 tăng 58,3% so với năm 2018. Đặc biệt trong năm 2019, cơ quan điều tra cấp trung ương đã điều tra cả những vụ án không thuộc thẩm quyền nhưng vẫn được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn. Ủy ban Tư pháp nhận định, Viện kiểm sát nhân dân ngang cấp ít phát hiện được vi phạm, dẫn đến số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên chiếm 45%. Việc xử lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự được nói chưa có nhiều chuyển biến, vẫn còn gần 1700 đơn trong tổng số 813 vụ việc chưa được giải quyết. Về công tác của ngành Tòa án, Ủy ban Tư pháp cho biết, vẫn còn 107 trường hợp phải hủy án; 275 trường hợp phải sửa án do nguyên nhân chủ quan [125].
Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng cho thấy, nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được bảo đảm thực hiện; những vụ án oan, sai như các vụ án cụ thể đã nêu và phân tích ở trên là minh chứng cho những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong các giai đoạn, bộc lộ trong các giai đoạn tố tụng, từ trung ương đến địa phương; trong giai đoạn điều tra việc sai dẫn đến trệch hướng đi của vụ án là có sự bức cung, ép cung, đánh đập… và việc không bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và các nguyên tắc tố tụng khác của pháp luật tố tụng nên hậu quả oan sai ắt phải xảy ra. [127]. Việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội cần được xem xét dưới hai góc độ: Chứng minh và đối xử. Về chứng minh, nó là phương pháp chứng minh phản chứng, thay vì cho rằng nghi can có tội, người ta đặt giả thiết ngược lại, người này không phạm tội. Trong quá trình chứng minh khẳng định nghi can không có tội không có cơ sở tồn tại thì khẳng định đầu tiên là người này có tội mới được chứng minh.
Các quy định nhằm hướng tới việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng cho thấy một số vướng mắc, bất cập sau đây:
Một là, về bảo đảm quyền bào chữa
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa….” [52, Đ.72]; Theo quy định của pháp luật thì, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt” [52, Đ.114]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, nếu trường hợp người bị bắt yêu cầu phải có người bào chữa tham gia trong quá trình lấy lời khai ban đầu nhưng thời hạn luật quy định chỉ cho phép tối đa là 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do thì đây sẽ trở thành một khó khăn, vướng mắc cho cơ quan tiến hành tố tụng khi vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đồng thời vừa phải đảm bảo quyền được bào chữa của người bị bắt.
Pháp luật quy định các trường hợp bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa gồm: Người bị nghi ngờ phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình; người bị bắt là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Khi đó, bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định tội danh,
ra quyết định trưng cầu giám định về tâm thần, thể chất, hoặc thu thập tài liệu xác minh ngày tháng năm sinh của người bị bắt để làm căn cứ xác định độ tuổi. Đồng thời phải lấy lời khai và ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do. Tuy nhiên, việc quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi phải đảm bảo thời gian khi phải làm thủ tục cử người bào chữa cho người bị bắt. Về vấn đề đăng ký bào chữa, trong trường hợp người bị bắt yêu cầu thực hiện quyền được bào chữa cho mình thì người bào chữa muốn được tham gia tố tụng phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa [52, Đ.78], theo đó, sau 24 giờ từ khi nhận đủ các giấy tờ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận việc người bào chữa tham gia tố tụng là không khả thi.
Hai là, về thu thập chứng cứ
Các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong công tác thu thập chứng cứ đối với các loại tội phạm có phương thức, thủ đoạn mới, sử dụng công nghệ cao như đánh bạc qua mạng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và qua các tài khoản trên mạng xã hội. Các đối tượng thường sử dụng số điện thoại và tài khoản ảo (sử dụng và xóa tài khoản, khóa số điện thoại ngay sau khi chiếm đoạt tài sản của người bị hại), gây khó khăn trong công tác thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm. Đặc biệt là việc chứng minh tính pháp lý trong thu thập tài liệu, chứng cứ là video, tin nhắn facebook, gọi điện video, hình ảnh qua tài khoản trên các trang mạng xã hội cũng như việc sử dụng những nội dung tài liệu trong quá trình điều tra, đấu tranh với các đối tượng vi phạm pháp luật dạng này chưa được quy định cụ thể và rò ràng.
Ba là, về hỏi cung bị can và các biện pháp bảo đảm quyền của bị can khi hỏi cung. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định quyền của bị can như: Không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; được đề nghị giám định, định giá; được đọc, ghi chép tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu... Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cũng còn những bất cập, cụ thể: (i) “Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rò quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc này phải được ghi vào biên bản” [52, Đ.183]. Tuy nhiên, quy định
này chỉ giới hạn việc giải thích một lần ngay khi tiến hành hỏi cung là bất lợi, chưa phù hợp khi mà bị can có trình độ, nhận thức hạn chế thì việc hiểu việc giải thích về quyền và nghĩa vụ còn gặp khó khăn, thậm chí, có trường hợp, điều tra viên không giải thích hoặc giải thích không đầy đủ, dẫn đến bị can không nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình nhưng vẫn phải ký vào biên bản thể hiện việc đã được giải thích. Bên cạnh đó, “việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” [52, Đ.183]. Tuy nhiên, thực tế việc đảm bảo các điều kiện để thực tế này cũng như bảo đảm quyền của bị can được ghi âm, ghi hình còn khó khăn, ảnh hưởng đến quyền được suy đoán vô tội của bị can; (ii) Quy định bị can có quyền “đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu” [52, Đ.183], nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể về quyền này được áp dụng khi nào, cách thức yêu cầu…
Bốn là, về tranh tụng
Để đảm bảo thực chất của việc tranh tụng thì về nguyên tắc, Toà án nên thực hiện đúng vai trò là trọng tài phán quyết vụ án để việc xét hỏi theo hướng buộc tội là của kiểm sát viên và xét hỏi theo hướng gỡ tội là của người bào chữa. Để thực hiện được yêu cầu này thì về logic, kiểm sát viên là bên buộc tội phải có trách nhiệm xét hỏi đầu tiên sau khi đọc bản cáo trạng để phân tích, bảo vệ quan điểm buộc tội, chứng minh cho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng về tính đúng đắn, có căn cứ của quan điểm buộc tội; sau đó đến người bào chữa thực hiện việc xét hỏi…còn chủ tọa phiên tòa chỉ có trách nhiệm giám sát, điểu khiển trình tự xét hỏi và có quyền tham gia xét hỏi khi cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà các bên chưa làm rò. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi...[52, Đ.357] nên trong thực tế, các chủ thể tham gia tranh tụng (đặc biệt là kiểm sát viên) chưa thực sự bị ràng buộc trách nhiệm phải chủ động, thực hiện đúng vai trò của mình trong tranh tụng.
Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án và tại phiên tòa là Hội đồng xét xử [52, Đ.15], vì vậy, quy định này vô hình chung cho thấy rằng, Hội đồng xét xử không thể hoàn toàn có vai trò “trọng tài” trong việc xem xét, đánh giá việc tranh tụng và đưa ra phán quyết một cách khách quan, vô tư. Trách nhiệm chứng minh như vậy đã làm cho Hội đồng xét xử (trong đó có thẩm phán) thường có tâm lý nghiêng về hướng buộc tội, chứng minh tội phạm, đặc biệt là thực tế hồ sơ vụ án đưa ra phiên tòa do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xây dựng, thậm chí trong thực tế còn có sự thống nhất ý kiến liên ngành trước khi xét xử nên việc đưa ra phán quyết thường nghiêng về ý kiến của kiểm sát viên hơn là quan điểm của người bào chữa. Bên cạnh đó, việc pháp luật hiện hành quy định nhiều thẩm quyền của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thu thập chứng cứ hơn so với người bào chữa, đặc biệt là người bào chữa muốn gặp người bị tạm giữ, bị can thì phải qua nhiều thủ tục nên về nguyên tắc thì nguồn chứng cứ mà người bào chữa thu thập được thường hạn chế hơn so với các chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án, nên trên thực tế chưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án [52, Đ.325]… là không phù hợp, bởi vì, việc rút quyết định truy tố đồng nghĩa với việc cho rằng, việc buộc tội là không có căn cứ và như vậy thì việc tranh tụng giữa kiểm sát viên không còn đảm bảo đúng tính chất nguyên nghĩa nữa.
Pháp luật hiện hành quy định Viện kiểm sát nhân dân vừa có chức năng thực hành quyền công tố vừa có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (trong đó có hoạt động xét xử) là chưa đảm bảo tính khách quan, khoa học trong tố tụng hình sự, bởi vì quy định như vậy sẽ không xác định rò địa vị pháp lý của Viện kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự dẫn đến tạo lợi thế cho Kiểm sát viên trong việc thực hiện quyền công tố, thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa và Kiểm sát viên có thể là người vừa đá bóng, vừa thổi còi mà không bị giám sát bởi chủ thể nào. Vì vậy, để đảm bảo việc tranh tụng thực sự bình đẳng thì cần phải quy định Viện kiểm sát chỉ thực hành quyền công tố để đảm bảo tính chuyên sâu của Kiểm sát viên trong việc tranh tụng để buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa.
Về giới hạn của việc xét xử [52, Đ.298], Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử và có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Việc quy định như vậy đã làm mất đi tính độc lập của Hội đồng xét xử và chưa đảm bảo nguyên tắc xét xử phải căn cứ vào các chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án được xem xét, đánh giá tại phiên tòa. Điều này cũng có nghĩa là không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng khi qua tranh tụng người bào chữa của bên bị hại chứng minh được rằng bị cáo cần phải bị xét xử về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố. Bên cạnh đó, quy định khi kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án [52, Đ.325]… cũng là không phù hợp, bởi vì, việc rút quyết định truy tố đồng nghĩa với việc cho rằng, việc buộc tội là không có căn cứ và như vậy thì việc tranh tụng giữa kiểm sát viên không còn đảm bảo đúng tính chất nguyên nghĩa nữa. Việc bảo đảm quyền bình đẳng tham gia tranh tụng của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng xét xử. Tuy nhiên, quy định khi kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa [52, Đ.289], trong khi đó, người bào chữa vắng mặt [52, Đ.291], thì Hội đồng xét xử vẫn có thể tiến hành xét xử là chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng. Bởi vì, sự vắng mặt người bào chữa đã làm mất đi sự đối trọng trong tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội; tính chất bào chữa không đạt được khi việc xem xét, đánh giá chứng cứ, tình tiết đòi hỏi phải được thực hiện công khai tại phiên tòa và theo yêu cầu cải cách tư pháp thì bản án, quyết định của tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đối với người bào chữa, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, hạn chế thấp nhất sự can thiệp trái pháp luật vào quá trình xét xử, bởi vậy điều này không thể thiếu sự tham gia tích cực và bình đẳng của người bào chữa với vai trò là người gỡ tội, để Hội đồng xét xử đưa ra các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, tranh tụng tại phiên tòa vai trò của người bào chữa chưa được pháp luật ghi nhận bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc phải có mặt để thực hiện tranh tụng; có thể vắng người bào chữa vẫn tiến hành xét xử, nhưng vắng Kiểm sát viên thì phải hoãn phiên tòa.