với Phòng ĐKKD. Nguyên đơn yêu cầu: Buộc Phòng ĐKKD số 1 Thành phố Hà Nội hồi đăng ký kinh doanh và xoá tên Công ty TNHH sản xuất - xuất nhập khẩu Việt Hàn trong sổ đăng ký kinh doanh.
Ngày 17 tháng 3 năm 2004, Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102011652 cho Công ty TNHH sản xuất - xuất nhập khẩu Việt Hàn, địa chỉ: xóm Vĩnh Thuận, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty này do vợ nguyên đơn tên là Nguyễn Thi Nhàn làm Giám đốc, thành viên sáng lập. Vợ nguyên đơn chết ngày 09/02/2005 không để lại di chúc. Kể từ khi vợ nguyên đơn chết đến khi nguyên đơn khởi kiện, công ty Việt Hàn không hoạt động.
Ngày 15/01/2009, nguyên đơn được biết vụ án giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Công ty TNHH sản xuất - xuất nhập khẩu Việt Hàn do Toà Phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối Cao thụ lý theo trình tự phúc thẩm và nhận ra rằng Hồ sơ đăng ký kinh doanh có sự giả mạo. Trong Hồ sơ đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện thành viên thứ hai của Công ty Việt Hàn là bà Nguyễn Thị Bích. Trong quá trình tố tụng bà Bích phản đối quyết liệt. Các kết luận giám định chữ ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không có kết luận nào xác định trong hồ sơ thành lập Công ty Việt Hàn có chữ ký của bà Bích [37].
Qua các vụ việc này có thể thấy có mối liên hệ thật sự giữa đạo đức công vụ với việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Nếu như công chức có chức trách tại các cơ quan đăng ký kinh doanh không có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh thì quyền tự do kinh doanh trong việc đăng ký kinh doanh khó có thể được bảo đảm mặc dù pháp luật đã có những qui định rất cụ thể, rất chi tiết và nghiêm túc.
Chương 3
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
3.1. Kiến nghị về các định hướng hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2005
Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quyền con người và xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nhằm tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do vậy các chủ trương này và mục tiêu xây dựng đất nước không thể không được nghiên cứu kỹ lưỡng khi xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng pháp luật về đăng ký kinh doanh nói riêng. Do đó trước hết phải có các định hướng hoàn thiện pháp đáp ứng được các chủ trương và mục tiêu nói trên.
Từ các nghiên cứu ở các chương trên, có thể xây dựng hai định hướng căn bản như sau đói với pháp luật về đăng ký kinh doanh:
Định hướng thứ nhất: Tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp với chi phí thấp về thời gian và công sức.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Qui Định Của Luật Doanh Nghiệp 2005 Về Tự Do Kinh Doanh Và Đăng Ký Kinh Doanh
- Điều Kiện Về Hồ Sơ Và Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Về Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh
- Thực Trạng Thi Hành Các Qui Định Của Luật Doanh Nghiệp 2005 Về Tự Do Kinh Doanh Và Đăng Ký Kinh Doanh
- Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 - 10
- Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Việc tiết kiệm thời gian và công sức có ý nghĩa quan trọng trong việc thành công và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chi phí thời gian và công sức đó cho các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả thực sự cho chính bản thân doanh nghiệp và cho xã hội. Có lẽ khó có thể chứng minh một cách trực tiếp cho mối liên hệ giữa giảm chi phí thời gian và công sức với việc gia tăng số lương doanh nghiệp. Song có thể hiểu việc đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường khiến dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư.
Xét ở phương diện khác, bởi doanh nghiệp là một phương tiện kiếm sống chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, nên việc bảo đảm tiết kiệm thời
gian và công sức là một sự hỗ trợ và bảo đảm quan trọng của Nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh với tính cách là một quyền con người.
Từ định hướng này có thể dẫn tới nhiều giải pháp quan trọng có thể được xem xét liên quan tới đơn giản hóa thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh.
Định hướng thứ hai: Giảm quản lý nhà nước, tăng tự do kinh doanh.
Quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn trong các qui định về đăng ký kinh doanh mặc dù tư do kinh doanh là một tư tưởng được đề cập tới trong Hiến pháp 1992 và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Có lẽ xuất phát từ tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”. Nên tư tưởng cục bộ khá lớn vẫn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ của cán bộ công chức. Hậu quả là các văn bản pháp luật không thể hiện được đúng tư tưởng tự do kinh doanh mà lại thể hiện tư tưởng quản lý nhà nước thái quá bởi quản lý nhà nước mang lại quyền lực và lợi ích nhiều hơn cho cán bộ công chức.
Như các chương trên đã phân tích các qui định pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh doanh khá phức tạp và rườm rà so với pháp luật của các nước trên thế giới do quan niệm thiết chặt quản lý nhà nước nêu trên đã phân tích. Do đó cần phải giảm bớt dung lượng quản lý nhà nước và tăng cường quyền tự do kinh doanh của người dân là một định hướng quan trọng.
3.2. Kiến nghị các giải pháp
Từ các định hướng nêu trên, để bảo đảm thực hiện được các chủ trương và phân đấu đặt các mực tiêu do Đảng và Nhà nước khởi xướng, các giải pháp sau cần phải được xem xét và tiến hành:
Giải pháp thứ nhất: Học hỏi kinh nghiệm của các nước có môi trường kinh doanh truyền thống, thông thoáng, lành mạnh.
Theo Ngân hàng Thế giới:
“Những nền kinh tế được xếp hạng cao về môi trường kinh doanh có xu hướng kết hợp các hệ thống quy trình hiệu quả với một nền tảng pháp lý chặt
chẽ để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhìn chung, các nước thu nhập cao OECD có hệ thống quản lý thân thiện với người dùng nhất ở tất cả các khía cạnh. Các vùng Đông Á, châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Mỹ có quy trình pháp lý khá hiệu quả nhưng vẫn còn thiếu nền tảng pháp lý vững mạnh về quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp những quy định tiến bộ về kinh doanh mà nhiều chính phủ đã áp dụng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của mình:
- Tạo điều kiện gia nhập thị trường dễ dàng
+ Áp dụng quy trình đăng ký trực tuyến
+ Bỏ quy định về vốn tối thiểu
+ Xây dựng hệ thống đăng ký một cửa
- Tạo điều kiện đăng ký quyền sở hữu dễ dàng
+ Sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử
+ Cung cấp thông tin trực tuyến
+ Triển khai quy trình thủ tục nhanh chóng
- Bảo vệ nhà đầu tư
+ Cho phép hủy bỏ các giao dịch gây thiệt hại của bên liên quan
+ Quy định chấp thuận các giao dịch của bên liên quan
+ Yêu cầu công khai chi tiết
+ Cho phép tiếp cận tất cả thông tin của doanh nghiệp trong thời gian
xét xử
+ Yêu cầu kiểm tra độc lập các giao dịch của bên liên quan
+ Cho phép tiếp cận tất cả tài liệu của doanh nghiệp trước khi xét xử
+ Xác định rõ nghĩa vụ của giám đốc
- Tạo điều kiện nộp thuế dễ dàng
+ Cho phép tự đánh giá
+ Cho phép nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến
+ Xây dựng cơ sở một thuế/thuế
- Tạo điều kiện giao thương qua biên giới dễ dàng
+ Cho phép nộp và xử lý hồ sơ điện tử
+ Áp dụng các biện pháp thanh tra trên cơ sở đánh giá rủi ro
+ Áp dụng cơ chế một cửa
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng
+ Đưa ra tất cả phán quyết thương mại tại các tòa án xét xử (first- instance courts) công khai hiện có trong thực tiễn
+ Duy trì các tòa án, thẩm phán chuyên về thương mại
+ Cho phép nộp khiếu nại điện tử
- Tạo điều kiện để giải quyết tình trạng không đòi được nợ
+ Cho phép chủ nợ tham gia ý kiến về quyết định xử lý tình trạng không đòi được nợ
+ Ban hành quy định pháp luật yêu cầu người quản lý nợ phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc học thuật
+ Xác định rõ giới hạn thời gian cho hầu hết các quy trình giải quyết tình trạng không đòi được nợ
+ Xây dựng cơ sở pháp lý cho quy trình xử lý ngoài khuôn khổ tòa án” [20].
Thực tiễn lịch sử cho thấy, Việt Nam trước kia không có luật thương mại, không tôn trọng thương nhân. Cho tới khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, pháp luật của Pháp du nhập vào Việt Nam do sức ép của thực dân. Từ đó luật thương mại mới phát triển và một tàng lớp thương nhân thật sự mới ra đời. Khi giải phóng hoàn toàn đất nước, Việt Nam xây dựng kinh tế kế hoạch hóa, tầng lớp thương nhân không còn nữa, các hình thức kinh doanh biến mất. Tới thời kỳ đổi mới, chứng ta cho phép tư hữu hóa tư liệu sản xuất, lúc này pháp luật mới các qui định về các hình thức kinh doanh và đăng ký kinh doanh. Nguồn gốc pháp luật thương mại nói chung và đăng ký kinh danh nói
riêng đều du nhập từ nước ngoài. Do đó việc học tập kinh nghiệm nước ngoài là quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh. Giải pháp đăng ký kinh doanh theo pháp luật Hoa Kỳ có lẽ là thích hợp nhất với tự do kinh doanh và gần gũi với quản lý đang ký kinh doanh thuộc Chính phủ như ở Việt Nam hiện nay.
Giải pháp thứ hai: Thành lập một cơ quan đăng ký kinh doanh Quốc gia tập trung thống nhất ở Trung ương và có các chi nhánh tại các địa phương.
Việc thành lập cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật đăng ký kinh doanh thống nhất bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng manh mún, tản mạn áp dụng pháp luật thiếu thống nhất như hiện nay. Việc thành lập cơ quan này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm tự do kinh doanh của công dân. Tuy nhiên mô hình của cơ quan này như thế nào là một câu hỏi rất quan trọng để bảo đảm cho nó phát huy tác dụng thực sự.
Có lẽ cơ quan này chỉ chuyên trách đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục và trình tự do luật định mà không tham gia quản lý nhà nước như kiểm tra, giám sát hay nhận báo cáo của doanh nghiệp. Cơ quan này không nên thuộc trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà nên trực thuộc Bộ Tư pháp theo mô hình Nhật Bản bởi các lý do sau: Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một Bộ có chức năng quản lý kinh tế nói chung ở một phạm vi nhất định, nên để Bộ này quản lý cơ quản lý cơ quan đăng ký kinh doanh Quốc gia thì không tránh được cơ quan này cũng phải tham gia vào quản lý nhà nước, và như vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư nắm toàn bộ sinh mệnh của doanh nghiệp từ lúc cho sinh ra cho đến suốt quá trình sống và chấm dứt hoạt động; thứ hai, đăng ký kinh doanh là một hành vi hành chính tư pháp nên để Bộ Tư pháp quản lý, hơn nữa bộ này không tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước đói với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Việc xây dựng mô hình cơ quan như vậy bảo đảm được định hướng thứ hai nên trên là giảm quản lý nhà nước và tăng tự do kinh doanh. Các vấn đề này được tách ròi khiến cho mỗi cơ quan đều hết sức tìm kiếm giải pháp hợp lý để bảo đảm giúp doanh nghiệp phát triển. Mô hình này là mô hình tốt nhất cho vấn đề hậu kiểm và vẫn coi đăng ký kinh doanh là nhiệm vụ của Chính phủ.
Giải pháp thứ ba: Bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh không có tác dụng thực tế và qui định về giấy phép con bởi luật.
Giấy phép kinh doanh là bằng chứng quan trọng nhất và nên xem là duy nhất về việc Nhà nước xác nhận việc thương nhân bắt đầu tiến hành kinh doanh, đồng là sự khởi điểm cho việc cần thông báo công khai sự ra đời của doanh nghiệp.
Một số biến dạng của chứng nhận đăng ký kinh doanh như chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề chỉ có thể nên xem là một trong những công cụ mà Nhà nước cần để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số trường hợp thật đặc biệt.
Giấy phép kinh doanh là biểu hiện nhất định của sự hạn chế quyền tự do kinh doanh. Do vậy pháp luật đã bãi bỏ nhiều loại giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, như nghiên cứu ở chương trên vẫn còn một số lượng khá lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề yêu cầu phải có điều kiện, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vẫn chưa được tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến khi có giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh thuộc về nhiều cơ quan khác nhau và có những thủ tục cấp khác nhau. Vì vậy dẫn đến tình trạng có những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sau đó không tiến hành hoạt động kinh doanh được vì không được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên phải thấy rằng có nhiều giấy phép là cần thiết, chẳng hạn một hãng
hành không phải được cấp giấy chứng nhận khai thác tầu bay mới có thể cho máy bay bay được vì máy bay là một nguồn nguy hiểm cao độ có khả năng gây mất an toàn rất lớn cho người và tài sản.
Tuy nhiên, có nhiều cơ quan nhà nước đã lạm dụng giấy phép như một công cụ để mưu lợi cục bộ gây cản trở cho tự do kinh doanh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp thì đa số các loại giấy phép không có tác dụng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, gây phiền hà khó khăn cho các nhà đầu tư. Giấy phép kinh doanh hiện nay nặng về biểu hiện của cơ chế “xin-cho”. Trình tự và thủ tục cấp, cũng như yêu cầu về hồ sơ không rõ ràng, cụ thể gây tốn kém thời gian làm cho các nhà đầu tư khó có thể gia nhập thị trường.
Bởi vậy, giấy phép kinh doanh phải được qui định bởi luật, không thể giao cho Chính phủ hoặc các bộ ngành, địa phương qui định. Như các chương trên đã nghiên cứu hầu hết các qui định dưới luật có xu hướng đi lệch với tư tưởng của luật để khép chặt hơn nữa tự do kinh doanh nhằm tới lợi ích cục bộ của họ.
Giải pháp thứ tư: Đơn giản hoá hơn nữa thủ tục đăng ký kinh doanh và hiện đại hóa công tác đăng ký kinh doanh.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tuy đã đơn giản hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn chưa đủ thông thoáng. Trước phải đơn giản về điều kiện đăng ký kinh doanh. Nên học mô hình thủ tục đăng ký kinh doanh của Hoa Kỳ. Thứ nhất, không yêu cầu nhiều loại giấy tờ tài liệu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, lược bỏ bớt các giấy tờ tài liệu không cần thiết cho quản lý nhà nước. Thứ hai, lược bớt những thông tin không cần thiết hay chỉ để quản lý nhà nước mà có thể tìm kiếm sau khi đăng ký kinh doanh ra khỏi các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thực tế những người đầu tư là những người không chuyên về pháp luật. Những yêu cầu quá với trình độ chung của