động kinh doanh được chính thức tuân thủ theo những quy định của pháp luật thì chủ thể kinh doanh phải ĐKKD theo thủ tục hành chính mà pháp luật đã quy định.
1.5.3. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang bản chất tư pháp
Pháp luật về ĐKKD còn mang bản chất tư pháp, bởi ĐKKD vừa là sự ghi nhận của Nhà nước về các quyền và lợi ích mà chủ thể ĐKKD được hưởng nhưng cũng từ khi ĐKKD, tổ chức kinh doanh được ĐKKD sẽ có những quyền và nghĩa vụ tư pháp khi tổ chức kinh doanh đó tham gia những quan hệ tố tụng. Điều này sẽ được thể hiện rất rõ khi tổ chức kinh doanh lâm vào tình trạng phá sản. Chủ thể ĐKKD là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng của các quy phạm pháp luật tố tụng rất khác so với các chủ thể không ĐKKD. Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thì thuộc thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế (Toà kinh tế). Các tranh chấp giữa các chủ thể không có ĐKKD hoặc chỉ có một bên có ĐKKD thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết các vụ án về dân sự (Xem Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Mục 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-1- 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
1.5.4. Pháp luật về đăng ký kinh doanh vì mục đích kinh tế
Pháp luật về ĐKKD mang mục đích kinh tế, bởi ĐKKD sẽ khai sinh ra một chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh này sẽ có những quan hệ kinh tế với khách hàng và bạn hàng, từ đó tạo ra những lợi ích kinh tế cho xã hội. Do
vậy, trong xã hội hiện đại ĐKKD khai sinh ra cho xã hội những chủ thể để hoạt động kinh doanh trước hết để thu lợi nhuận cho mình sau đó sẽ tạo ra phúc lợi cho xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay không chỉ có những doanh nghiệp được thành lập vì mục đích lợi nhuận mà còn có các doanh nghiệp được thành lập không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích phục vụ cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 1
- Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 2
- Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh
- Điều Kiện Chung Về Đăng Ký Kinh Doanh
- Ngành, Nghề Kinh Doanh Không Thuộc Lĩnh Vực Bị Cấm Kinh Doanh (Theo Danh Mục Những Ngành Nghề Cấm Kinh Doanh Do Chính Phủ Quy Định).
- Đăng Ký Kinh Doanh Kiểu Hành Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
1.5.5. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc trưng xã hội
Pháp luật về ĐKKD mang đặc điểm của xã hội và vì mục đích phát triển xã hội. Mỗi hệ thống pháp luật về ĐKKD khác nhau sẽ mang những đặc điểm, những chính sách của từng xã hội mà hệ thống pháp luật đó được xây dựng và phát triển. Hoạt động kinh doanh cũng như cách thức thực hiện hoạt động thông qua ĐKKD có mục đích là thu lợi nhuận và thường mang lại nhiều tác động tích cực, nhưng đôi lúc cũng mang lại những tác động tiêu cực. Đặc điểm của xã hội Việt Nam cũng tác động tới hệ thống pháp luật về ĐKKD làm cho hệ thống pháp luật này có những đặc điểm khác biệt so với quy định pháp luật về ĐKKD của các nước khác.
1.6. Mục đích và ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh
1.6.1. Mục đích của pháp luật về đăng ký kinh doanh
Pháp luật về ĐKKD ở nhiều quốc gia nhìn chung đều ghi nhận sự điều chỉnh đối với hai đối tượng chính đó là Nhà nước và các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên mục đích của hai đối tượng này khi tiến hành ĐKKD không phải lúc nào cũng đồng nhất. Khi mục đích của hai đối tượng này đồng nhất với nhau thường tạo ra sự thuận lợi cho việc áp dụng, nhưng khi mục đích của các chủ thể đối nghịch nhau lại thường làm giảm hiệu quả của các quy phạm pháp luật điều chỉnh nó.
Mục đích của Nhà nước
Đối với Nhà nước, ĐKKD là cơ sở để Nhà nước thu thập những thông tin về các doanh nghiệp đăng ký để từ đó thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này Nhà nước sẽ cho phép hay không cho phép những cá nhân, tổ chức được tiến hành kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh từ đó bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích chung của toàn xã hội và của các chủ thể kinh doanh khác. Doanh nghiệp kinh doanh luôn hướng đến mục đích thu được lợi nhuận, khi Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh sẽ là lúc phát sinh nghĩa vụ đóng thuế đối với doanh nghiệp, càng nhiều doanh nghiệp hoạt động và hoạt động hiệu quả số thuế Nhà nước thu được càng nhiều. Quyền thu thuế đối với doanh nghiệp thuộc về Nhà nước nhưng Nhà nước cũng có nghĩa vụ thực hiện các công việc hỗ trợ và phục vụ tốt nhu cầu gia nhập thị trường cũng như nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ phân chia trách nhiệm quản lý, hỗ trợ và phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp cho các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên trách của mình.
Mặt khác, thông qua việc ĐKKD Nhà nước sẽ phải xây dựng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đầu tư - kinh doanh sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước. Bên cạnh việc khuyến khích phát triển kinh doanh, ĐKKD còn có mục đích tạo việc làm, thu nhập cho người lao động đồng thời kết hợp việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.
Mục đích của doanh nhân, doanh nghiệp
Đối với Doanh nghiệp, ĐKKD là cơ sở để doanh nghiệp chính thức hóa hoạt động kinh doanh của mình. Thay vì kinh doanh không đăng ký để trốn
thuế, doanh nghiệp có ĐKKD sẽ chính thức hoá hoạt động của mình trước hết là đối với Nhà nước, sau đó là với người tiêu dùng trong xã hội và với những đối tác. ĐKKD cũng là cơ sở để doanh nghiệp hình thành nên mối quan hệ mang tính pháp lý với các cơ quan nhà nước điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ giảm được các gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp [29, tr 6]. Từ khi ĐKKD doanh nghiệp sẽ được tham gia vào các quan hệ kinh doanh và thị trường do pháp luật điều chỉnh. Thông qua việc ĐKKD doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền hơn một chủ thể chưa có ĐKKD chẳng hạn như quyền thuê trên 10 lao động, quyền mua hoá đơn hoặc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc ĐKKD của doanh nghiệp còn là công cụ để doanh nghiệp có thể hạn chế được những rủi do pháp lý có thể gặp phải, đồng thời cũng khuyến khích đề cao khả năng tự bảo vệ của cộng đồng và của những doanh nghiệp khác.
Về mặt lợi ích kinh tế, khi doanh nghiệp có ĐKKD thì cơ hội và yêu cầu luôn thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao hơn, với quy mô lớn hơn để có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn. ĐKKD tạo cho doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường chính thức từ đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm các chi phí gián tiếp của hoạt động phi chính thức do không ĐKKD mang lại [21,tr42]. Thông qua việc có quy chế pháp lý của một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc phát hành cổ phiếu để tăng lượng vốn đầu tư. Mặt khác ĐKKD cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nước ngoài tốt hơn, cơ hội liên doanh, hợp tác nhiều hơn. Doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động ra nước ngoài, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
1.6.2. Ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh
Xét cho cùng, việc ĐKKD chỉ là thiết lập công cụ hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. ĐKKD sẽ hình thành lên các chủ thể kinh doanh được hoạt động trong một môi trường pháp lý công bằng và bình đẳng. Đặc biệt là có nhiều các cơ hội bình đẳng để tiếp cận các nguồn lực, nguồn tài nguyên một cách đầy đủ. Cùng với việc tiếp cận các nguồn lực, pháp luật về ĐKKD còn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh không phân biệt quy mô kinh doanh, thành phần kinh tế.
Pháp luật về ĐKKD còn có ý nghĩa hạn chế những tác hại mà hoạt động kinh doanh không đăng ký mang lại. Nếu việc kinh doanh dưới những quy mô lớn mà không ĐKKD hoặc có ĐKKD những lại không thực hiện đúng và đủ các điều kiện kinh doanh thì chi phí và hậu quả cho hoạt động kinh doanh như vậy cao hơn hoạt động đúng với yêu cầu của pháp luật. Hậu quả của những hoạt động kinh doanh như vậy thường là khá lớn và không thể lường hết được những hậu quả sẽ xẩy ra trong tương lai.
Pháp luật về ĐKKD có bản chất là hoạt động mang tính chất hành chính và tư pháp. Do đó việc cải cách hệ thống pháp luật về ĐKKD sẽ kéo theo những tiến bộ trong việc lành mạnh và đơn giản các thủ tục ĐKKD theo hướng đơn giản và thuận tiện. Từ đó hoàn thiện pháp luật về ĐKKD sẽ gián tiếp thúc đẩy cải cách hành chính và tư pháp.
Bên cạnh đó, việc các chủ thể kinh doanh thực hiện và tuân thủ tốt các điều kiện của pháp luật về ĐKKD sẽ làm giảm tình trạng tham nhũng. Các nghĩa vụ về thuế của các chủ thể kinh doanh sẽ được tuân thủ tốt hơn, thu ngân sách từ nguồn thuế do các chủ thể kinh doanh đóng góp vì thế sẽ cao hơn.
Pháp luật về ĐKKD cũng có vai trò giúp chính thức hoá các nghĩa vụ về thuế, lao động và môi trường của các doanh nghiệp đối với Nhà nước và xã hội [29, tr 12]. Doanh nghiệp được đăng ký thông thường sẽ có tác động lớn tới môi trường, xã hội và người lao động. Do vậy, bên cạnh việc giúp doanh nghiệp đăng ký có thể thu được lợi nhuận cao, pháp luật về ĐKKD cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có nghĩa vụ lớn hơn với môi trường, xã hội và người lao động.
Pháp luật về ĐKKD cũng có ý nghĩa làm giảm những tranh chấp không đáng có về sở hữu trí tuệ. Khi một doanh nghiệp được thành lập, các quyền của doanh nghiệp cũng phát sinh đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như tên thương mại, bí mật kinh doanh, tên gọi xuất xứ hàng hoá, sáng chế… ĐKKD giúp chính thức hoá những chủ thể có quyền đối với những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ nên sẽ làm giảm những tranh chấp không đáng có về sở hữu trí tuệ và bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
Tiểu kết
ĐKKD thực chất là một phương thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh trong rất nhiều phương thức để thực hiện quyền này. Ở Việt Nam phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh được thực hiện dưới hình thức đăng ký thay vì thực hiện cơ chế cấp phép hay cơ chế gia nhập thị trường. Theo quy định hiện hành thì kinh doanh là quyền tự do nhưng ĐKKD là một nghĩa vụ bắt buộc. Việt Nam chúng ta có lịch sử pháp luật về ĐKKD khá non trẻ. Các quy định về ĐKKD mới chủ yếu được ban hành trong những năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Tuy vậy, những quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD vẫn mang những nguyên tắc và những đặc điểm phổ quát của một chế định pháp luật về ĐKKD thông thường. Doanh nhân và các
cơ quan tiến hành ĐKKD đều hướng tới những mục đích riêng khi thực hiện các hoạt động này, nhưng xét đến cùng thì ĐKKD có mục đích là thiết lập nên công cụ pháp lý hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Ngoài những mục đích ý nghĩa về chính trị, kinh tế, môi trường và xã hội, ĐKKD còn có mục đích quản lý doanh nghiệp, chính thức hoá hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh… Tuy vậy, hoạt động ĐKKD nói riêng cũng như các quy định pháp luật về ĐKKD nói chung đều có những giới hạn hay hạn chế nhất định đối với quyền tự do kinh doanh của người dân.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
LDN năm 2005 về cơ bản vẫn thực hiện chế độ ĐKKD theo hình thức ĐKKD. Tuy nhiên, theo các quy định mới của luật, chế định ĐKKD được điều chỉnh trong luật đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả những DNNN đã và đang hoạt động theo Luật DNNN và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật đầu tư năm 2005 hiện nay.
Chế định ĐKKD được quy định tại Chương II Thành lập doanh nghiệp và ĐKKD của LDN. Trong đó quy định những vấn đề về quyền thành lập doanh nghiệp và ĐKKD; trình tự, thủ tục ĐKKD; hồ sơ ĐKKD; điều kiện cấp giấy chứng nhận ĐKKD; thay đổi nội dung ĐKKD; đặt tên doanh nghiệp; văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp…
Tuy các quy định trong LDN là những quy định cơ bản trực tiếp áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động khi thực hiện nghĩa vụ ĐKKD. Nhưng nhìn vào thực tế pháp luật trước đây thì các quy định về ĐKKD lại chủ yếu được quy định tại các văn bản quy định hướng dẫn thi hành LDN năm 1999 và các quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác về ĐKKD doanh nghiệp liên doanh, DNNN… Tuy nhiên, hiện nay đối tượng áp dụng của LDN năm 2005 đã rộng hơn, trong đó các quy định về ĐKKD theo LDN năm 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về ĐKKD (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88) được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư và luật DNNN.