Yêu Cầu Tăng Cường Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình



Trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình, Hội thẩm nhân dân là chủ thể không thể thiếu được nhằm bảo đảm cho việc xét xử khách quan đúng pháp luật, Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử ngang quyền với Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy kiến thức pháp lý của các Hội thẩm nhân dân còn hạn chế, một số ít Hội thẩm được đào tạo qua Đại học Luật, còn hầu hết là trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau. Qua từng nhiệm kỳ bầu Hội thẩm nhân dân, Tòa án đã trực tiếp lên chương trình tập huấn kiến thức nghiệp vụ pháp lý nhưng còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, phương pháp truyền đạt chưa sâu, thời gian tập huấn ngắn. Khi tham gia xét xử một số Hội thẩm không đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu ký hồ sơ, không hiểu hết mọi tình tiết vụ án, nên khi ngồi xét xử tại phiên tòa các Hội thẩm ít tham gia xét hỏi các đương sự mà gần như phó mặc cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, điều hành và xét hỏi toàn bộ vụ án. Do chất lượng Hội thẩm không cao nên kết quả của việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình còn hạn chế.

Đội ngũ Thư ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu công tác một số do năng lực, trình độ pháp luật thấp, còn lại đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại các trường cán bộ Tòa án hoặc Học viện Tư pháp nên hiệu quả công việc không cao, mắc nhiều sai sót trong quá trình giúp Thẩm phán xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án.

Ba là hạn chế từ chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Chế độ chính sách đối với cán bộ Tòa án chưa thực sự tương xứng với tính chất công việc, chưa thu hút được nguồn cán bộ có trình độ, năng lực vào công tác trong ngành, đặc biệt đối với những đơn vị ở xa trung tâm Thủ đô. Điều kiện, phương tiện làm việc còn quá thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong hiện nay. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, Thẩm phán chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả công tác chưa cao.

Bốn là do công tác chỉ đạo thực hiện việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình chưa được quan tâm đúng mức.



Thực tế cho thấy một số lãnh đạo TAND thành phố Hà Nội chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý còn hạn chế; thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên; khen thưởng, kỷ luật chưa nghiêm, chưa kịp thời nên không có tác dụng động viên cán bộ trong đơn vị thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Đồng thời bản thân các đồng chí lãnh đạo TAND còn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chỉ đạo bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nên đôi lúc nhiều Thẩm phán cùng bộ máy giúp việc chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên.

Năm là do điều kiện cơ sở, vật chất còn hạn chế

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 12

Trong thời gian chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp đất xây dựng trụ sở mới, TAND thành phố Hà Nội nhiều năm nay làm việc trong điều kiện trụ sở chật hẹp, điều kiện phòng làm việc, phòng xét xử còn nhiều thiếu thốn, nhất là sau khi tổ chức sáp nhập, TAND thành phố Hà Nội phải tận dụng hành lang, dồn kho lưu trữ… để sử dụng làm phòng làm việc, phòng xét xử.

Đồng thời, do nguồn ngân sách còn hạn hẹp nên ứng dụng công nghệ thông tin tại TAND thành phố Hà Nội vẫn còn rất hạn chế và chưa có quy hoạch phát triển bền vững. Số lượng máy tính của Tòa án thành phố đang được sử dụng là 159 máy/250 cán bộ [3944, tr.8].

Tuy nhiên, nhiều máy tính đã hoạt động lâu năm, hết khấu hao sử dụng, nhiều máy bị lỗi kỹ thuật, hoạt động không ổn định. Đối với hệ thống mạng: hệ thống mạng không bảo đảm an toàn thông tin khi không áp dụng công nghệ bảo mật nào vào hệ thống. Chưa có phần mềm quản lý các loại án nên hầu như hoạt động tác nghiệp của cán bộ vẫn là tác nghiệp truyền thống trên giấy tờ, sổ sách gây ảnh hưởng đến vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.



KẾT LUẬT CHƯƠNG 2


Từ việc nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội. Tác giả đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức của TAND thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Đồng thời, phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình ở các khía cạnh như công tác chỉ đạo thực hiện, công tác triển khai thực hiện và công tác kiểm tra thực hiện. Ở phần này tác giả đã phân tích rò ràng và cụ thể những thành tựu mà TAND thành phố Hà Nội đã thực hiện được về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình qua các số liệu thống kê và từ thực tiễn hoạt động.

Qua phân tích tình hình thực tiễn tác giả cũng đưa ra những hạn chế của TAND thành phố về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình từ đó phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế trên làm cơ sở để đưa ra phương hướng tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội.



Chương 3

YÊU CẦU, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


3.1. Yêu cầu tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay phải bảo đảm những yêu cầu sau:

3.1.1. Yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án nói chung và bảo đảm quyền công dân đối với hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là toàn diện và tuyệt đối. Với công tác kiểm tra của Đảng, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trên cả ba phương diện tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, không có nghĩa là tổ chức đảng và đảng viên can thiệp vào các hoạt động điều tra, xét xử của Tòa án, quyết định cách giải quyết các vụ án. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng đường lối xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật; bằng phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, tạo ra khả năng cho Tòa án bảo đảm cao nhất quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

Quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND trong thời kỳ đổi mới được thể hiện trong các văn kiện từ Đại hội VII đến Đại hội X, và các văn kiện khác như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 8-11-1993 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật”; Chỉ thị số 34 - TC/TW ngày 18-3-1994 của Ban Bí thư về “Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Thẩm phán Toà án quân sự các cấp”; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16-3-2000 của Bộ Chính trị



về “Phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa cấp uỷ Đảng với Đảng uỷ Công an, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên”; Chỉ thị số 53 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21-3-2000 về “Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000”; Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Các văn kiện trên, đã thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng đối với TAND, trong đó có việc xây dựng TAND trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động và kiện toàn đội ngũ cán bộ TAND nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng; phát hiện và xử lý kịp thời đối với những cán bộ, đảng viên có sai phạm. Lãnh đạo thực hiện chức năng xét xử theo quy định của pháp luật, Đảng luôn xác định trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền thì cải cách TAND là cốt lòi của cải cách tư pháp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển các cơ quan tư pháp nói chung và TAND nói riêng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Kể từ sau Đại hội VI, sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND có sự đổi mới, đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác Tòa án đặc biệt là về giải quyết án hôn nhân và gia đình, góp phần thúc đẩy về tổ chức vào hoạt động của TAND các cấp. Nhận thức của các cấp ủy và đảng viên về công tác xét xử và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án ngày càng đầy đủ hơn. Trong thời gian qua, phương thức lãnh đạo thành ủy thành phố Hà Nội cũng như của TAND thành phố cũng đã được cải tiến từng bước khắc phục các khuynh hướng sai lệch hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với TAND đồng thời chú ý nhiều hơn đến công tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng. Ban cán sự đảng của TAND thành phố được thành lập, các tổ chức cơ sở đảng đã có



sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tư pháp và TAND với các cơ quan Nhà nước và tổ chức khác. Các cấp ủy đảng và đảng viên trực tiếp hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình có nhiều cố gắng quán triệt đường lối chính sách của đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.

3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình là yêu cầu bức thiết. Muốn thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và kinh nhiệm xã hội. Việc tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phải dựa trên các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp mà trong đó trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND.

Trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi Tòa án phải độc lập và trong quá trình xét xử Hội thẩm, Thẩm phán độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc vô cùng quan trọng bảo đảm cho việc phán quyết của Toà án được đúng đắn, bảo vệ quyền công dân khi tham gia xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình. Nội dung của nguyên tắc Tòa án độc lập được thể hiện tập trung ở ba khía cạnh: Tòa án phải độc lập về mặt thể chế, nghĩa là phải có hệ thống tổ chức và với những quy chế hoạt động riêng không trùng và không giống với hành pháp và lập pháp; Tòa án phải có cơ quan hành chính nội bộ riêng; Quyết định của tòa án không bị sự can thiệp của các chủ thể khác trong xã hội. Phạm vi xét xử của tòa án không chỉ bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật của thường dân, mà còn cả các hành vi của các quan chức Nhà nước, thậm chí cả cơ quan Nhà nước. Càng về sau này, các quan chức càng phải chịu trách nhiệm vì những hoạt động vi phạm pháp luật của mình, chịu những sự phán quyết của toà án tương xứng với những hành vi vi phạm pháp luật của họ. Thêm vào đó, việc xét xử của toà án không chỉ bao hàm các



hoạt động thi hành và bảo vệ pháp luật mà còn phải bảo đảm cao nhất quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án.

Trong Nhà nước pháp quyền dựa vào Tòa án phải trở thành một trong những cách thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cách thức tốt nhất đó đòi hỏi không chỉ vì phán quyết của Tòa là chuẩn mực của sự công bằng mà cũng đòi hỏi thủ tục trong hoạt động xét xử phải thuận tiện, dễ dàng và chi phí thấp để bất kỳ công dân nào cũng có thể tiếp cận được với Tòa án. Cơ chế khiếu nại ra Tòa án phải trở thành nếp suy nghĩ bình thường của mỗi công dân, và cả khi công dân đưa đại diện cơ quan Nhà nước ra trước Tòa án khi xét thấy quyền và lợi ích của mình bị cán bộ, công chức Nhà nước xâm hại cũng phải trở thành nếp sinh hoạt bình thường trong thể chế Nhà nước pháp quyền và lúc đó Tòa án chỉ có thể độc lập và tuân theo pháp luật mà phán quyết.

3.1.3. Yêu cầu cải cách tư pháp

Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 6/1997) đã yêu cầu các cơ quan tư pháp phải mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, xét xử, thi hành án, tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về cả số lượng và chất lượng. Rà soát lại đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh; xác định lại biên chế cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng Tòa án.

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (tháng 01/2004) tiếp tục đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng về cải cách tư pháp, theo đó: Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án, Viện kiểm



sát và cơ quan điều tra các cấp. Đổi mới công tác xét xử của Tòa án về tất cả các loại án khi xét xử theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, coi trọng kết quả tranh tụng ở Tòa án khi kết án, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Trong tiến trình và mục tiêu cải cách tư pháp, ngày 02/01/2002, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 08/ NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian. Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước luôn đề cao nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật.

Tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình phải thực hiện dựa trên những phương hướng và thành tựu mà chương trình cải cách tư pháp đã đạt được, đồng thời phải thực hiện đầy đủ và toàn diện những yêu cầu mà chương trình cải cách đã đề ra.

3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình

Đối với tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình, trước đây có một thời gian dài chúng ta phải áp dụng theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Nay các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng như thủ tục giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình đã tương đối hoàn thiện. Cụ thể, để khắc phục những thiếu sót, bất cập của các văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt yêu cầu áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được ban hành thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 1986; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Bộ luật dân sự năm 2005 đã thay thế Bộ luật dân sự năm 1995… Tuy nhiên, bên cạnh sự hoàn thiện của Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc điều chỉnh

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí