rđi ro cã thÓ.
1.2.5.2. Lựa chọn xác định đúng đối tác và công nghệ
Vấn đề lựa chọn đối tác là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích của nước chủ nhà trong các dự án FDI. Nếu nước chủ nhà chọn lựa được đúng
đối tác thích hợp thì mới có thể đạt được mục đích đh đặt ra. Đối tác thích hợp là
đối tác có khả năng đảm bảo về vốn, công nghệ, tiềm năng thị trường, kinh nghiệm quản lý... Mặt khác, trong thời đại ngày nay vai trò của thương hiệu, nhhn hiệu và thông tin là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, khi tham gia vào dự án FDI, nước sở tại cần có sự lưu ý đúng mức đối với lịch sử phát triển của đối tác và những thương hiệu đh
được quốc tế hoá của bên nước ngoài.
Trên phương diện công nghệ, vấn đề mà các nước đang phát triển rất thiếu, thường khi đối tác nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện đầu tư thì sức mạnh của họ ngoài vốn và kinh nghiệm quản lý còn có trình độ công nghệ. Nếu phía Việt Nam không tỉnh táo thì dễ bị đối tác chuyển giao hoặc tư vấn chuyển giao những công nghệ đh lạc hậu hoặc đang trên xu hướng lạc hậu. Một kinh nghiệm cho thấy rằng, với sức lao động rẻ tuyệt đối so với bình diện quốc tế thì sản xuất một mặt hàng nào đó tại thị trường Việt Nam thì vẫn công nghệ có trình
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Là Nguồn Vốn Bổ Xung Quan Trọng Cho Công Cuộc Phát Triển Kinh Tế
- Các Dự Án Fdi Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoá
- Khái Niệm Hiệu Quả Kinh Tế Xp Hội Của Đầu Tư
- Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 8
- Lựa Chọn Công Nghệ Phù Hợp Với Điệu Kiện Và Trình Độ Quản Lý Của Nước Ta
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
độ trung bình vẫn có thể đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác giá thành của công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ đh qua sử dụng thấp hơn rất nhiều so với công nghệ mới. Đây chính là những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài cố gắng đưa vào liên doanh những công nghệ mà theo họ là đạt hiệu quả tốt khi đưa vào sử dụng.
Vấn đề sử dụng công nghệ là thế mạnh của các nước phát triển, thường là những nước đầu tư. Các nước nghèo muốn phát triển nhanh chóng và tránh tụt hậu đầu áp dụng theo chính sách “đi tắt đón đầu công nghệ” mặt khác điều kiện trong nước không thể đáp ứng đực những yêu cầu này. Do vậy họ rất khát khao khi có được cơ hội để nhập khẩu công nghệ. Các nước đang phát triển nếu khéo léo trong vấn đề nhập khẩu công nghệ sẽ đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn. Trái lại nếu họ không tỉnh táo trong việc lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ thì họ sẽ biến đất nước mình thành bhi thải công nghệ, dây chuyền sản
xuất của các nước phát triển. Có thể cho rằng: “Công nghệ là: Trò chơi của người giàu, ước mơ của người nghèo và chìa khoá của người khôn ngoan.”.
Tóm lại, chọn lựa đối tác và công nghệ thích hợp là vấn đề quan trọng để
đảm bảo lợi ích lâu dài của bên Việt Nam trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề này là nền tảng cho việc thực thi việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam chọn đúng
đối tác với công nghệ nhập khẩu hợp lý sẽ có nhiều cơ hội thực hiện mục tiêu của mình trong các dự án FDI.
1.2.5.3. Trình độ quản lý của cán bộ phía nước chủ nhà
Một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm lợi ích của nước chủ nhà đó là trình độ quản lý và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của nước chủ nhà làm việc trong dự án FDI.
Hoạt động liên doanh là hình thức cùng góp vốn, cùng chia sẻ quyền quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường mô hình quản lý của liên doanh sẽ là các bên đối tác cùng cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành liên doanh. Bên phía nước ngoài, do có nhiều kinh nghiệm trên thương trường nên thường được chuẩn bị chu đáo, bài bản. Đại diện của họ làm việc trong liên doanh chịu sự điều hành thống nhất chặt chẽ từ công ty mẹ. Mọi hoạt động của liên doanh như tính toán đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách thị trường, chính sách tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, giá thành sản phẩm... đều được giám sát chặt chẽ từ các ban điều hành. Trong khi
đó cán bộ bên phía nhận đầu tư nói chung là thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết do ảnh hưởng của cơ chế cũ kém phát triển hơn so với đối tác nên thời gian đầu khi thành lập liên doanh phía nước nhận đầu tư thường rơi vào thế bị động, bị kéo theo các chiến lược của đối tác.
Phẩm chất của đội ngũ cán bộ nước chủ nhà cũng là vấn đề mang tính quyết định đối với sự thành bại của một dự án FDI, bởi vì hình thái tổ chức của liên doanh là một doanh nghiệp độc lập về mọi mặt. Bộ máy điều hành quản lý vừa phải giỏi về nghiệp vụ và trong ngữ cảnh làm việc “tay đôi” với đối tác càng
đòi hỏi những nhân sự nòng cốt của ta cử sang phải thật sự là người của ta, phải có trình độ năng lực, có hiểu biết rộng về kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, luật
pháp, có trình độ kỹ thuật, đặc biệt là phải hiểu rõ đối tác, thông thạo ngoại ngữ, làm việc độc lập được, nhanh nhạy thu thập và xử lý thông tin tốt, có khả năng tổng hợp, phân tích và tập hợp được lực lượng nhằm bảo vệ được quyền lợi của quốc gia, chủ động đề xuất, kiên trì thuyết phục, đấu tranh với đối tác, không bị tác động của các hình thức cám dỗ của quyền lợi vật chất và các quyền lợi khác.
Các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ quản lý được điều động sang liên doanh phải là những người có kiến thức quản lý được đào tạo cơ bản, có tinh thần làm việc độc lập với tư duy cao. Việc liên doanh với nước ngoài đòi hỏi tính tự tin của cán bộ Việt Nam trước các đồng nghiệp nước ngoài...
1.2.5.4. Vốn đối ứng của nước chủ nhà trong dự án FDI
Vấn đề vốn đối ứng được hiểu như là quyền quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án FDI nhất là doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp của phía Việt Nam càng lớn thì khả năng chủ động đảm bảo lợi ích trong liên doanh càng lớn.
Nguồn vốn đối ứng của nước chủ nhà là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các liên doanh. Đây là yếu tố xác định quyền lợi của các phía đối tác và quyền lợi của nước chủ nhà. Trong hoạt động liên doanh, nước chủ nhà phải có lượng vốn tương xứng để đầu tư vào các liên doanh nhằm tránh rơi vào thế bị động, bị chèn ép cả đầu ra lẫn đầu vào.
Đối với từng dự án, nếu chủ đầu tư bên phía nước chủ nhà không đủ lượng vốn
đối ứng thì sẽ mất quyền quyết định trong liên doanh, chịu nhiều thiệt thòi trong hoạt động kinh doanh của liên doanh dẫn đến làm giảm lợi ích của quá trình đầu tư.
Trong giai đoạn vừa qua, xu hướng thực hiện liên doanh với nước ngoài
được thực hiện góp vốn chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn và trong một số trường hợp là tiền mặt. Tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam thường dao động trong biên độ 30 - 60% tổng số vốn pháp định của các liên doanh với nước ngoài (Tỷ lệ góp vốn dưới 50% chiếm đa số). Điều này dẫn đến tình trạng là cán bộ quản lý Việt Nam trong liên doanh không kiểm soát nổi doanh nghiệp với lý do khách quan là tiếng nói không có trọng lượng do tỷ lệ
góp vốn của phía Việt Nam quá nhỏ so với phía đối tác nước ngoài. Từ đó mà lợi ích của phía Việt Nam không được bảo đảm.
Mặt khác, trong một số liên doanh, do vốn đối ứng của phía Việt Nam quá nhỏ nên đh dẫn tới tình trạng đối tác nước ngoài cố tình gây khó khăn để có thể mua lại toàn bộ vốn góp của phía Việt Nam ngay khi liên doanh bắt đầu có lhi và sản phẩm của liên doanh đh đứng vững trên thị trường. Các khó khăn mà phía đối tác thường thực thi là xin mở rộng quy mô sản xuất với số vốn đầu tư thêm mà phía Việt Nam không có khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý nước ngoài còn chi quá nhiều tiền vào các hoạt động giao tế, khuyến mại quảng cáo...
để duy trì nhhn hiệu sản phẩm tại thị trường Việt Nam cùng các hình thức chi tiêu khác. Tất cả những vấn đề đó khiến liên doanh trong những năm đầu hoạt
động làm ăn không hiệu quả thậm chí dẫn tới hiện tượng thua lỗ. Từ đó mà các
đối tác nước ngoài có nhiều điều kiện để thôn tính liên doanh để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
1.2.5.5. Hệ thống thông tin và kiểm tra
Hiện trạng tại Việt Nam trong vấn đề hợp tác liên doanh với nước ngoài cho thấy khi phía Việt Nam tiến hành lập dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hệ thống thông tin rất hạn chế. Hệ thống thông tin bao gồm thông tin về đối tác, về thị trường, về công nghệ và kênh phân phối sản phẩm trong tương lai của dự án
đều được phía Việt Nam thiết lập một cách sơ sài không mang tính tương lai.
Điều này làm giảm vị thế của phía Việt Nam trong các dự án FDI.
Các cách tiếp cận thông tin của phía Việt Nam đều mang tính thụ động như là: thông qua các cuộc Hội chợ triển lhm, thông qua các hội, tổ chức như là Phòng thương mại và công nghiệp hay từ bộ phận kinh tế của các Đại sứ quán của đối tác nước ngoài. Đặc biệt là thông tin do đối tác nước ngoài tự chọn lọc để cung cấp, thông qua các chuyến viếng thăm thực tế tại nước ngoài do phía đối tác mời. Tất cả những kênh thông tin trên đều là những kênh thông tin không trực tiếp và không đủ cơ sở để đưa ra những nhận định đúng đắn về đối tác cũng như công nghệ tương lai của dự án.
Các hình thức tiếp cận thông tin hiện đại như thông qua chỉ số của đối tác nước ngoài tại thị trường chứng khoán, thông qua các tổ chức tư vấn và dịch vụ nước ngoài... đều chưa được phía Việt Nam cân nhắc để sử dụng.
Những nguyên nhân đó khiến cho phía Việt Nam thiếu những thông tin cơ bản trong tiến trình đàm phán dẫn tới những thiệt thòi không đáng có trong quá trình thành lập và vận hành dự án FDI.
Trong khi vận hành doanh nghiệp liên doanh, do giám đốc điều hành thường là người nước ngoài nên hầu hết mọi quyết định quan trọng để điều khiển quá trình sản xuất kinh doanh đều do giám đốc quyết định. Trong khi đó, cơ cấu kiểm tra, kiểm soát còn quá sơ sài để có thể đánh giá chất lượng của các quyết
định nói trên. Cụ thể như các vấn đề kiểm toán ngân sách hay đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn đều được tiến hành một cách chiếu lệ theo định hướng của cán bộ quản lý nước ngoài theo cách mà phía nước ngoài thường làm đôi khi hoàn toàn trái với thông lệ và luật pháp quy định của Việt Nam.
Hệ thống thông tin đầy đủ cùng với các biện pháp kiểm tra, kiểm soát
được đặt ra ngay từ đầu cùng các vấn đề khác với là điều kiện để đảm bảo lợi ích của phía Việt Nam, nước chủ nhà trong các dự án FDI.
1.2.5.6. Các điều kiện pháp lý và công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI
Liên doanh là doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp lý của nước chủ nhà vì vậy nó phải tuân thủ theo luật pháp của nước chủ nhà. Luật pháp của một quốc gia có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp liên doanh. Những qui định về thuế, xuất nhập khẩu, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài... sẽ ảnh đến hoạt động của liên doanh. Hệ thống luật pháp chặt chẽ và đầy đủ của nước chủ nhà sẽ là cơ sở cho việc bảo đảm lợi ích của liên doanh, nó sẽ bảo đảm việc thực hiện đúng các điều kiện cam kết của phía đối tác như vậygiữ đúng lợi ích của nước chủ nhà. Luật pháp nước chủ nhà cũng bảo đảm giải quyết tốt các tranh chấp nếu có và bảo vệ quyền lợi của đối tác bên phía chủ nhà trong liên doanh
Hợp đồng thành lập liên doanh cũng như các hợp đồng về chuyển giao công nghệ phải được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chủ quản cũng như của
nhà nước. Việc xây dựng các dự án liên doanh và ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ cần được tiến hành một cách hết sức nghiêm túc trên cơ sở tôn trọng lợi ích quốc gia. Các hợp đồng sau khi hoàn chỉnh cần được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xem xét và phê chuẩn sau khi có sự thẩm định về trình độ công nghệ. Thực hiện quản lý nhà nước tốt sẽ bảo đảm các hợp đồng thành lập liên doanh
đáp ứng được yêu cầu về lợi ích của nước chủ nhà cũng như giám sát việc đối tác nước ngoài thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đh ký.
Tóm lại, để có thể bảo đảm lợi ích của nước chủ nhà trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần có các điều kiện sau: Nước chủ nhà cần phải có
định hướng đúng đắn, chọn lựa đúng đối tác và công nghệ thích hợp. Nước chủ nhà cần có đội ngũ nhân sự đáp ứng được các yêu cầu về trình độ cũng bản lĩnh và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm làm việc với nước ngoài . Bên cạnh đó, vấn
đề vốn đối ứng trong các dự án FDI cần phải được nghiên cứu và chuẩn bị cho phù hợp với nhu cầu phát triển của dự án và là cơ sở để cùng điều hành quản lý hoạt động của dự án trong tương lai. Để có thể đảm bảo lợi ích của bên Việt Nam được thực thi phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của dự án FDI thì bên Việt Nam phải thiết lập được một lộ trình trình thông tin, kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả. Hệ thống pháp luật của nước chủ nhà cũng sẽ tạo điều kiện cho phía Việt Nam trong các dự án FDI bảo đảm lợi ích của mình. Tất cả những yếu tố cơ bản nêu trên cùng các yếu tố phát sinh khác cần phải được áp dụng đầy đủ và linh hoạt trên cơ sở hợp tác đầy đủ của bên nước ngoài.
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lợi ích đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư
1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đh chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc
để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
1.3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động đầu tư:
* Lợi nhuận thuần của dự án ( Wi):
là lợi nhuận thu được trong năm i của dự án sau khi đh trừ đi các khoản thuế lợi tức phải nộp và lhi tín dụng.
Wi = Tổng DT thuần - Tổng chi phí - Thuế và LCi tín dụng các loại (1.1)
* Tổng lợi nhuận hiện tại thuần cả đời dự án ( NPV- Net Present Value):
Là tổng lợi nhuận thu được của cả đời dự án tính ở mặt bằng thời gian khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
NPV = Wipv (1.2)
Dự án được chấp nhận khi NPV >0, khi đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi của dự án sau khi được qui về mặt bằng hiện tại. Ngược lại dự án không được chấp nhận nếu NPV<0. Khi đó tổng thu của dự án không đủ bù đắp các khoản chi phí bỏ ra.
Bên cạnh đó người ta còn sử dụng chỉ tiêu NFV – Net Future Value là giá trị tương lai thuần của cả đời dự án được tính qui đổi về năm cuối cùng của dự
án. Tuy nhiên trong khi xây dựng dự án người ta thường sử dụng chỉ tiêu NPV hơn là NFV
* Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư:
Là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của dự án thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận thuần.
- Nếu tính cho từng năm:
RRi Wipv
Ivo
(1.3)
Trong đó: RRi là tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mật bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng
Ivo là tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả
đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
- Nếu tính cho toàn bộ công việc đầu tư:
npv NPV
Ivo
(1.4) hay
npv Wipv
Ivo SVpv
(1.5)
Trong đó:
npv là tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư cả đời dự án
SVpv là giá trị thanh lý tính theo mặt bằng thời gian khi dự án bắt
đầu phát huy tác dụng.
Tương tự, có thể tính các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư tự có: Vốn pháp định; tính cho từng năm và tính cho toàn bộ công cuồc đầu tư.
- Nếu tính cho một năm hoạt động:
RRi Wi
Ei
(1.6)
- Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư:
npv NPV
Epv
(1.7)
Trong đó: Ei là vốn tự có (hoặc vốn xác định) năm i
Epv là vốn tự có (hoặc vốn pháp định) tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
* Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư:
Đây là chỉ tiêu phản ánh thời gian cần thiết để dự án có thể thu hôì được toàn bộ vốn đầu tư.
T Ivo
Wpv
(1.8)
Trong đó: T là thời hạn thu hồi vốn đầu tư ( thường tính theo năm)
Wpv là lợi nhuận thuần thu được bình quân một năm
Thời gian thu hồi vốn đầu tư được tính toán có xét đến các yếu tố khấu hao về mặt phương pháp cũng như độ lớn để vừa bảo đảm giá thành không quá cao, vừa kịp thu hồi vốn đầu tư trước khi kết thúc đời kinh tế của dự án. Trong xây dựng dự án người ta dùng hai khái niệm: thời hạn thu hồi vốn giản đơn và thời hạn thu vốn động.