Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm

sự lựa chọn tốt vì nó khá chắc chắn,thời hạn 5-10 năm, hơn nữa trái phiếu chính phủ tuy có lãi suất chưa cao nhưng có thể bù đắp được tốc độ mất giá của đồng tiền.

* Các hoạt động đầu tư khác của Bảo Việt

- Góp vốn kinh doanh: Hiện nay, Bảo Việt đang tham gia góp vốn với 15 công ty, trong đó có các công ty như:

Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA)

Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt (AIB)

Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng(Bảo Long)

Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia

Năm 2002, Bảo Việt tham gia đầu tư vào dự án nhà máy xi măng Thăng Long tại Hoành Bồ - Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 350 triệu.

Với sự cố gắng cao, năm 2002 kết quả kinh doanh của Bảo Việt rất đáng khích lệ : Tổng doanh thu đạt 3790 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với năm 2001; hoạt động bảo hiểm nhân thọ có tỷ lệ tăng trưởng 42,5% so với năm 2001. Gần 6000 tỷ đồng đã được Bảo Việt đầu tư trở lại nền kinh tế với doanh thu từ hoạt động này đạt trên 387 tỷ đồng, tăng trưởng 84%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 60 trang tài liệu này.

Đến tháng 08 năm 2002 tổng nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt kể cả USD quy đổi là 4876 tỷ đồng. Trong đó nguồn Bảo hiểm nhân thọ là 3904 tỷ đồng. Vốn đầu tư trung-dài hạn chiếm 64% tổng nguồn vốn đầu tư trong cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ.

Năm 2003, nền kinh tế đất nước vẫn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao tạo môi trường đầu tư và khả năng phát triển; tuy nhiên thị trường bảo hiểm tiếp tục cạnh tranh quyết liệt. Dự kiến năm 2003, Bảo Việt sẽ tăng trưởng 15% doanh thu so với năm 2002, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 25% so với năm 2002.

Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ - 5

Bảo Việt là một tổ chức tài chính hùng mạnh với số vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bảo Việt đang tham gia góp vốn cổ phần và đầu tư vào hàng loạt các dự án lớn, góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước như: nhà máy xi măng Thăng Long, Công viên nước Hồ Tây, Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn Sài Gòn- Hạ Long, dự án xây dựng làng quốc tế Thăng Long, chuẩn bị cho Seagame 22 năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam.

Tính đến 31/3/2003, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt đã đạt được 1089 tỷ đồng, trong đó phí thu từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ đạt 604 tỷ đồng, tăng 29,76%, thu từ hoạt động đầu tư đạt 80,2 tỷ đồng, tăng 43,98% so với năm 2002.

Mục tiêu của Bảo Việt đến năm 2010 là trở thành tập đoàn kinh doanh tài chính tổng hợp hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt để hỗ trợ và định hướng phát triển cho Bảo Việt .

Quyết định đầu tiên mang số169/2003/Qé-BTC về việc tăng vốn điều lệ cho Bảo Việt lên 3.000 tỷ đồng, trong đó cũng nêu rừ nhiệm vụ và trọng trỏch của Bảo Việt cho đến năm 2010 là phải phấn đấu giữ vững vị trí là tập đoàn tài chính - bảo hiểm lớn mạnh nhất Việt Nam.

Theo Quyết định này, lộ trỡnh tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Việt sẽ theo một số bước, cụ thể: trong năm 2003, thành lập Bảo Việt nhân thọ, hạch toán độc lập và trực thuộc Bảo Việt, do Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ. Trong năm 2004, thành lập Bảo Việt phi nhân thọ, hạch toán độc lập, trực thuộc Bảo Việt và cũng do Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ.

Cũng theo Quyết định, sẽ nghiên cứu hoàn thiện mô hỡnh Trung tõm đầu tư Bảo Việt theo hướng thành lập Công ty đầu tư tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu trỡnh Bộ Tài chớnh đề án chuyển đổi Bảo Việt thành mô hỡnh tập đoàn tài chính - bảo hiểm sau năm 2005.

Quyết định thứ 2 của Bộ Tài chính được ký và ban hành cựng ngày mang số 170/2003/Qé-BTC về vốn điều lệ và cấp vốn kinh doanh cho Bảo Việt. Theo quyết định này, vốn điều lệ của Bảo Việt là 3.000 tỷ đồng. Trước tiên, Bộ Tài chính sẽ cấp bổ sung cho Bảo Việt 464 tỷ đồng để tăng thêm vốn chủ sở hữu của Tổng công ty. Từ nay đến 31/12/2003, Bảo Việt có trách nhiệm đánh giá lại tài sản của Tổng công ty và trỡnh Bộ Tài chớnh phương án bổ sung vốn điều lệ.

éõy là lần điều chỉnh và bổ sung vốn điều lệ đầu tiên của Bảo Việt kể từ năm 1996, sau khi Bảo Việt được Chính phủ quyết định thành lập lại là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, được xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt với số vốn điều lệ lúc đó là 776 tỷ đồng.

Theo đại diện của Bảo Việt, tới thời điểm cuối tháng 10/2003, Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô hoạt động, vốn và doanh thu lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.


*Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư của BảoViệt nhân thọ:

Thuận lợi:

+ Chính phủ tăng cường huy động vốn dài hạn thông qua phát hành Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển với các kỳ hạn đa dạng hơn (từ 5-10 năm), tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho việc ra quyết định đầu tư của Bảo Việt.

+ Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế lãi suất tín dụng thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay, tạo thuận lợi cho hoạt động cho vay đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp tư nhân.

+ Kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt đạt quả tốt trong 08 tháng đầu năm 2002, tạo nguồn vốn đầu tư ổn định và phát triển.

+ Với uy tín qua nhiều năm hoạt động và có mạng lưới rộng rãi trên khắp các tỉnh - thành phố, Bảo Việt có điều kiện thuận lợi khai thác được nhiều nguồn thông tin và dự án tốt để đầu tư. Đây là lợi thế hơn hẳn các công ty bảo hiểm khác đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

+ Thông qua quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, Bảo Việt đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực đầu tư và bảo hiểm với nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, Bảo Việt đã được biết đến không chỉ là một nhà bảo hiểm mà còn là một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Khó khăn:

- Thiếu những dự án có hiệu quả và độ an toàn cao gây khó khăn cho hoạt động đầu dài hạn.

- Thị trường tiền tệ không ổn định, phụ thuộc vào nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng và tổ chức tài chính, tạo khó khăn nhất định cho nghiệp vụ tiền gửi của Bảo Việt.

- Ngân hàng Nhà nước chưa cho phép các tổ chức tài chính phi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay, gây khó khăn cho Bảo Việt trong việc tham gia vào các dự án cho vay đồng tài trợ, nhất là cho vay bằng USD.

- Lãi suất các đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ vẫn khá thấp do chịu sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, chưa mang tính thương mại trên cơ sở cung cầu của thị trường vốn. Ngoài ra, do tính thanh khoản thấp nên TPCP không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư .

2.Tình hình đầu tư vào trái phiếu Chính phủ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài.

Prudential đã từng tham gia các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ và đã từng trúng thầu khoảng hơn 100 tỷ đồng. Cũng trong phiên đấu thầu ngày 2/5/2002 Prudential đã trúng thầu 30 tỷ .

Ngày 6/5/2002, công ty AIA đã trở thành thành viên chính thức tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ. Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài này đã trúng thầu 20 tỷ đồng.

Cùng với Prudential và AIA, Manulife cũng bắt đầu triển khai việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Lượng trái phiếu Chính phủ nằm trong tay các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên toàn thị trường( tính đến hết tháng 2/2002 khoảng 3.400 tỷ đồng, trong đó 89%là trái phiếu Chính phủ, 11% là trái phiếu ngân hàng). Tuy nhiên có thể hi vọng trong tương lai tiền mua trái phiếu Chính phủ của các công ty bảo hiểm sẽ tiếp tục gia tăng.

Theo ý kiến của các nhà phân tích chứng khoán thì trái phiếu Chính phủ vẫn còn một số điểm chưa hấp dẫn. Lãi suất của loại trái phiếu này chưa đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư và lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết trên thị trường chứng khoán tại trung tâm giao dịch TP HCM còn ít. Hầu hết các công ty đã đấu thầu trái phiếu Chính phủ xong là để đó cho đến khi đáo hạn mới thu hồi vốn và lãi chứ không biết đầu tư vào đâu. Có thể nói, trái phiếu Chính phủ mới được các nhà quản lý quan tâm ở khía cạnh huy động vốn chứ chưa quan tâm ở khía cạnh luân chuyển trên thị trường. Nhưng dù sao thì các công ty bảo hiểm đầu tư vào trái phiếu vẫn còn tốt hơn cách đầu tư chủ yếu qua gửi tiền tiết kiệm. Vì nhìn vào thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện chưa có nhiều các hình thức đầu tư hấp dẫn và tỷ suất lợi nhuận đầu tư tại Việt Nam theo đánh giá của các công ty bảo hiểm là còn thấp hơn so với những thị trường khác .

2.2. Các hình thức đầu tư khác

Prudential là công ty đi tiên phong trong việc đầu tư vào cổ phần, cổ phiếu tại một số công ty cổ phần đã niêm yết có hiệu quả.

Manulife khá quan tâm đến các lĩnh vực đĩa ốc và hạ tầng cơ sở. Còn AIA thì tiết lộ họ rất muốn đầu tư vào phát triển các khu công nghiệp và hạ tầng... Tuy nhiên, cho đến nay thì hoạt động đầu tư của công ty này còn dừng ở mức khiêm tốn,thận trọng cao.

Bài toán đặt ra ở đây là với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, các công ty bảo hiểm, nhất là các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ ngày càng phải tập trung sâu hơn nữa vào vấn đề đầu tư ở Việt Nam và thậm chí để có thể lựa chọn được các dự án tốt họ sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với nhau.

Sự cạnh tranh này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi ngoài các công ty bảo hiểm còn có rất nhiều các công ty tài chính, các nhà đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước cùng các quỹ đầu tư rủi ro của nước ngoài đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam.

Phần ba :

Một số kiến nghị và giải pháp


I.Giải pháp từ phía nhà nước

Để tạo điều kiện cần thiết về mặt chính sách cho sự phát triển mạnh mẽ và chuyên môn hóa các hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm, Nhà nước cần có các quan điểm và giải pháp phù hợp.

Thành lập và mở rộng qui mô của các công ty bảo hiểm nhân thọ để tạo kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế .

Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với một số lĩnh vực đang cần phải khuyến khích đầu tư như đầu tư vào thị trường chứng khoán, tham gia bảo lãnh phát hành và kinh doanh chứng khoán, mua trái phiếu Chính phủ...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế, xu

hướng chung hiện nay là phi điều tiết và nới lỏng các quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm, nhất là các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mặt khác, sớm ban hành các văn bản để điều chỉnh các hoạt động đầu tư bằng pháp luật bảo hiểm và các quy định có liên quan khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH nhân thọ đầu tư tốt nguồn vốn nhàn rỗi của mình.

Xuất phát từ đặc thù của kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, cho nên để hạn chế những tổn thất to lớn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, hoạt động đầu tư của các DNBH phải được quản lý chặt chẽ thông qua các quy định của pháp luật và cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. Tuy nhiên những quy định của pháp luật cần hết sức linh hoạt và mềm dẻo, nhằm không gây ảnh hưởng lớn đến việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của DNBH. Có thể thấy việc Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về nguyên tắc đầu tư và quy định danh mục cũng như giới hạn lĩnh vực đầu tư cho phép là hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

Nhưng trong những giai đoạn tới cần có những thay đổi sao cho phù hợp hơn với tình hình mới và điều kiện thực tiễn của thị trường Việt Nam.

Phát triển thị trường chứng khoán tạo thêm môi trường thuận lợi cho các DNBH đầu tư. Các biện pháp nhà nước có thể làm là: đa dạng hóa các tiêu chuẩn niêm yết theo lĩnh vực để tăng cường hàng hoá cho thị trường về cả chất lượng, số lượng cũng như chủng loại. Chính phủ có thể phát hành thêm các trái phiếu có kỳ hạn dài 15 năm, 20, 25 năm để các DNBH có nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư hơn.

Nhà nước có thể sử dụng công cụ tài chính thích hợp để khuyến khích các công ty phát hành chứng khoán ra thị trường như thực hiện chính sách thuế ưu việt đối với những tổ chức phát hành.

Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm thông qua cơ chế báo cáo định kỳ và cho phép trong trường hợp cần thiết.

Tiến hành đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đầu tư trong các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn và chuyên sâu với sự giúp đỡ của các công ty nước ngoài.

Nhà nước ta cần coi việc điều chỉnh để đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của điều chỉnh Luật bảo hiểm vì vấn đề khả năng thanh toán của ngành bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng. Điều chỉnh khả năng thanh toán thực chất là điều chỉnh về mặt tài chính của các công ty bảo hiểm; bao gồm cơ chế kiểm tra, giám đốc nhu cầu về vốn, các quỹ dự phòng đầu tư, kiểm toán, báo cáo tài chính và những biện pháp sử lý các trường hợp bị phá sản.

Ơ đa số các nước phát triển, điều chỉnh hoạt động bảo hiểm là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách cấp quốc gia.

Ví dụ như ở Thụy Điển, kiểm tra hoạt động bảo hiểm là nhiệm vụ của thanh tra bảo hiểm. Đây là cơ quan hoạt động độc lập; song phán quyết cuối cùng các vấn đề phức tạp lại thuộc thẩm quyền của các quan chức cao cấp Chính phủ sau khi tiếp thu những khuyến nghị của cán bộ thanh tra.

Ơ Đức, kiểm tra hoạt động bảo hiểm lại do Cục thanh tra bảo hiểm tiến hành. Cục thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân và chỉ định tại các địa phương người thay mặt mình có toàn quyền điều chỉnh các DNBH nhỏ, không có ý nghiã lớn trong nền kinh tế. Do vậy ở Đức hiện nay, trong số trên 7000

công ty bảo hiểm lớn nhỏ các loại thì cấp Bang điều chỉnh khoảng 800 công ty, chiếm khoảng 95% thị phần bảo hiểm của cả nước.

Việc điều chỉnh để đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm là cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng không có khả năng thanh toán của những công ty bảo hiểm đang gặp khó khăn về tài chính và áp dụng các biện pháp chống lại những công ty không có khả năng thanh toán.

Với những công ty bảo hiểm đã làm hết cách mà vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán thì cơ quan điều chỉnh luật pháp có thể phải tạm giữ tài sản của doanh nghiệp này và áp dụng các biện pháp giải thể hay lành mạnh hóa công ty.

Các cơ quan điều chỉnh có thể có thẩm quyền như sau:

-Kiểm tra hoạt động của các cơ quan bảo hiểm bất kỳ lúc nào thấy cần thiết

-Quy định những yêu cầu tối thiểu về vốn và các yêu cầu bổ sung tuỳ thuộc vào khối lượng và loại hoạt động của công ty bảo hiểm.

-Xây dựng các tiêu chuẩn trách nhiệm và vốn dự trữ tối thiểu, kể cả dự phòng phí chưa dùng đến và các trách nhiệm về những tổn thất chưa có người nhận.

-áp dụng những biện pháp cần thiết đối với những công ty bảo hiểm đang gặp khó khăn về tài chính.

-Đánh giá chứng khoán cho các công ty bảo hiểm mua.

-Thực hiện kiểm tra hàng năm đối với cả những công ty bảo hiểm đã được cơ quan kiểm toán độc lập cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra tài chính.

-Yêu cầu phân biệt lượng vốn đầu tư cho các công ty bảo hiểm lớn tuỳ thuộc loại hình đầu tư và loại hình bảo hiểm cũng như quy định các yêu cầu thanh toán.


II.Giải pháp từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm

Từ những thuận lợi và khó khăn của mình, các DNBH muốn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính của mình cần xây dựng chiến lược đâù tư thích hợp; đồng thời cần phải tiến hành nhiều giải pháp , hoàn thiện cả qui trình từ kinh doanh thu hút phí bảo hiểm đến việc xác định nguồn,lựa chọn danh mục đầu tư , phân tích đánh gía rủi ro và hiệu quả của từng lĩnh vực đầu tư.

Xem tất cả 60 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí