Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-----------------------------------------------------


TRẦN THỊ THÚY


BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Nghệ An - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-----------------------------------------------------


TRẦN THỊ THÚY


BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ


Chuyên ngành: Chính trị học Mã số chuyên ngành: 9310201


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Dũng

TS. Nguyễn Hữu Quyết


Nghệ An - 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN v

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 6

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính

trị của sinh viên các trường đại học 6

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết 20

Kết luận chương 1 23

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN 24

2.1. Một số khái niệm có liên quan 24

2.2. Nội dung bản lĩnh chính trị của sinh viên 32

2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến bản lĩnh chính trị của sinh viên 44

2.4. Sự cần thiết tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên 52

Kết luận chương 2 57

Chương 3. THỰC TRẠNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY 58

3.1. Khái quát về các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ 58

3.2. Những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay 65

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay 112

Kết luận chương 3 118

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY 119

4.1. Bối cảnh và quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ 119

4.2. Một số giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay 127

Kết luận chương 4 148

C. KẾT LUẬN 149

D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151

E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

F. PHỤ LỤC 167

Phụ lục 1. KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐỀ TÀI 167

Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT 168

Phụ lục 3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY PHIẾU KHẢO SÁT 173

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Trang

Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam 66

Biểu đồ 3.2. Tầm quan trọng của việc tập các môn lý luận chính trị 67

Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú khi học các môn lý luận chính trị 67

Biểu đồ 3.4. Sinh viên quan tâm đến pháp luật 69

Biểu đồ 3.5. Nhiệm vụ của sinh viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 71

Biểu đồ 3.6. Tinh thần yêu nước, ý chí tự hào dân tộc của sinh viên 73

Biểu đồ 3.7. Đánh giá về niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay 75

Biểu đồ 3.8. Sinh viên xác định lý do phấn đấu vào Đảng 77

Biểu đồ 3.9. Lý do sinh viên bầu (bỏ phiếu) cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội 77

Biểu đồ 3.10. Quan niệm về hoạt động tình nguyện của sinh viên 78

Biểu đồ 3.11. Hành trang cần có của sinh viên trong hiện nay 81

Biểu đồ 3.12. Nhận xét về mức độ quan trọng của những kỹ năng mềm 84

Biểu đồ 3.13. Nhận xét về mức độ tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên 86

Biểu đồ 3.14. Ứng xử văn hóa của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội 88

Biểu đồ 3.15. Động lực thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành đang học 91

Biểu đồ 3.16. Quan niệm về yếu tố quyết định thành công 92

Biểu đồ 3.17. Sinh viên tiếp nhận thông tin trên không gian mạng 93

Biểu đồ 3.18. Thái độ của sinh viên đối với các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác 94

Biểu đồ 3.19. Nhận xét về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên . 102 Biểu đồ 3.20. Mục đích học tập hiện nay của sinh viên 105

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


TT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

NXB

Nhà xuất bản

4

TW

Trung ương

5

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 1


A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Sinh viên Việt Nam là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, là bộ phận thanh niên ưu tú, có tri thức, sáng tạo, sống có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng; là lực lượng quan trọng, kế thừa, phát huy thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong bối cảnh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hơn lúc nào hết, bên cạnh việc trang bị tri thức khoa học sâu rộng cho sinh viên, cần đặc biệt coi trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị (BLCT) để họ tiếp tục “tham gia tích cực sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [72; tr.22].

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của sinh viên và luôn quan tâm đến công tác giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao lý tưởng cách mạng để góp phần xây dựng nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta luôn coi trọng giáo dục thế hệ trẻ về: “lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ” [39; tr.168].

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã và đang tạo ra thế hệ sinh viên mới với nhiều đức tính và phẩm chất tốt đẹp. Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X (2019 - 2023) đã đề ra tôn chỉ phấn đấu của sinh viên Việt Nam đó là “Bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển” [72; tr.50]. Trong những năm qua, phát huy truyền thống của tuổi trẻ, lực lượng sinh viên Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, đạt nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã làm cho một bộ phận sinh viên có biểu hiện non kém về năng lực, dao động về lập trường, không chịu khó phấn đấu, thiếu dũng khí vươn lên để khẳng định bản thân. Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và thiếu sự trải nghiệm thực tiễn, sinh viên dễ bị cuốn hút bởi cái lạ, cái mới, dễ rơi vào cạm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022