Đặc Điểm Sinh Trưởng, Phát Dục Của Lợn Con Sinh Trưởng:


+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con)

+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).

+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.

+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).

+ Một ngày trước cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm 20 - 30%.

+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.

- Quy trình chăm sóc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.

Ngoài ra, yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 20oC, độ ẩm 70 - 75%.

Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - 4


- Kĩ thuật cho ăn

+ Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 2 - 3 bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên chia đều nhau.

+ Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.

+ Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con.

+ Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần.

+ Chú ý theo dòi khả năng ăn và tình trạng sức khỏe của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2.1.4. Một số bệnh gặp trên đàn lợn nái

* Hiện tượng khó đẻ.

Rặn đẻ yếu: Đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn. Có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu:

- Cơ co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng với cơn rặn đẻ nguyên phát

- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra sau khi co thắt và rặn đẻ mạnh nhưng không có kết quả

- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ (Trần Văn Bình, 2010 [28]).

* Bệnh bại liệt sau sinh

Là bệnh mà lợn mẹ mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai.

- Nguyên nhân gây bệnh

Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường.

Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác…


Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum dẫn đến lợn mẹ bại liệt.

- Biểu hiện bệnh

Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.

Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.

Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.

Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết.

- Biện pháp khắc phục

Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.

Hằng ngày trở mình cho lợn mẹ tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi.

Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là canxi và photpho.

Tiêm Magiê - calcium cho lợn. Đồng thời kết hợp với châm cứu.

* Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân:

Bệnh chủ yếu do lợn nái sau khi đẻ bị tổn thương, sây xát và nhiễm khuẩn tử cung, âm đạo.

- Triệu chứng:

Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, lợn có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ và những tổ chức chết.

- Điều trị:

Dùng Amoxinject tiêm bắp liều 1ml/10kg thể trọng tiêm nhắc lại sau 48


giờ, kết hợp tiêm với Oxytoxine 1-2ml/nái, dùng trong 2-3 ngày.

Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8 (Nguyễn Văn Thanh, 2007 [22]).

Lê Thị Tài và cs. (2002) [20] cho rằng: đây là một bệnh khá phổ biến ở gia súc cái. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc cái.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [10], Trần Thị Dân (2004) [5]: Khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính như: lợn dễ bị sảy thai, bào tai phát triển kém hoặc thai chết lưu, lợn nái giảm sữa hoạc mất sữa, nếu lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại.

* Bệnh viêm vú

- Nguyên nhân:

+ Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus spp. Arcanobacterium pyogenes.

+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn,

Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.

+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptococus, Staphylococus, klebsiella… (Duy Hùng, 2011 [29]).

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.


+ Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm.


+ Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

- Triệu chứng

Biểu hiện rò tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.

- Điều trị:

Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5 % liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thùy vú bệnh, sâu 88 - 100 cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Trước khi đẻ cần lau vú, xoa vú, tắm cho nái. Cho con bú mẹ sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Tiêm kháng sinh 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú, tiêm liên tục trong 3 ngày, chườm đá lạnh vào bầu vú viêm. Tiêm thuốc chống viêm như prednizolon, hydro - cortizone… (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004 [17]).

Dùng novocain tiêm ven tai, tiêm chỗ giáp nhau giữa hai bầu vú và phần sườn của lợn, tiêm nhắc lại sau một ngày.

Dùng kháng sinh Streptomycin, Penicillin, Ampicillin, Lincomycin…

liều đạt trên 200.000 - 500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

- Thực hiện phòng bệnh: Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con


bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú bị sưng (Duy Hùng, 2011 [29]).

2.2.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con

2.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con Sinh trưởng:

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý hóa phức tạp, duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi thành thục về tính. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa; là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất sinh trưởng là sự tăng trưởng và sự phân chia các tế bào trong cơ thể.

Lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần (Nguyễn Quang Linh, 2005) [16].

Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu dạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng lượng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2002) [15].

Theo Trần Thị Dân (2004) [5], lợn con mới đẻ trong máu không có glubulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu,... được tổng hợp còn ít, khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh.

Phát dục:


Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức trong cơ thể luôn hoàn thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự thay đổi tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống và tăng trọng lượng theo tuổi.

2.2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con

Tiêu chảy

Phạm Ngọc Thạch (1996) [21] cho biết, tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù (Archie Hunter, 2000) [1].

Theo nghiên cứu của Trần Đức Hạnh (2013) [12], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

Nguyễn Chí Dũng (2013) [9] đã nghiên cứu và cho biết, ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao (26,98% - 38,18%)

Nguyên nhân:

- Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa kịp thích nghi với điều kiện sống (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [7].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013)

[25] cho thấy, vi khuẩn E. coli Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong Hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp.


Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [4], phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%.

Triệu chứng:

Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. Hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng. Dáng đi siêu vẹo. Người lợn con bị bẩn do dính phân.

Viêm phổi

Nguyên nhân là do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh.

Triệu chứng: Lợn con gầy còm, lông xù, thở thể bụng, lợn không tranh bú được nên ngày càng gầy yếu

Theo Lê Văn Năm (2013) [18], đến nay chưa có phương pháp gì đặc biệt thông dụng để chẩn đoán bệnh viêm phổi truyền nhiễm khi lợn đang sống. Bởi vậy, cần dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả mổ khám và chẩn đoán cơ sở chuyên ngành.

Viêm khớp

Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến. Ở các tổ chức cư trú, chúng sống và nhân lên trong tế bào monocoyte, rồi di chuyển vào xoang dịch não tủy gây nên vên viêm màng não, hoặc có thể thông qua con đường nhiễm trùng huyết để xâm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022