Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 3


Kolapxki và Paskin, (1980) [2] cho biết, bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 – 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 – 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 – 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.

Theo Orlow, (1975) [10] cho biết, bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non.

E. tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E. maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 – 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Đàn gà Qeen 404 nuôi tại trại ông Đặng Văn Chiện.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại gà Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: từ ngày 18/05/2019 đến ngày 18/11/2019.

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại.

- Đánh giá kết quả quy trình sản xuất.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị.

- Các công tác khác.

3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà và phòng bệnh cho gà.

Thực hiện theo quy trình đang nuôi tại trại. Trực tiếp quan sát, thực hiện và ghi chép vào nhật ký thực tập.

3.4.2. Ðánh giá quy trình sản xuất.

Theo dõi số gà còn sống qua các ngày để đánh giá tỷ lệ sống của gà. Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống =

∑ số gà cuối kỳ (con)

x100

∑ số gà đầu kỳ (con)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 34 trang tài liệu này.

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 3

3.4.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Hàng ngày, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiến hành theo dõi đàn gà. Phát hiện những gà bất thường thì nhốt riêng gà. Áp dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, quan sát triệu chứng và kết hợp mổ khám (đối với những gà bị nặng) để kết luận chính xác bệnh.

Khi kết luận chính xác bệnh thì báo cáo cho chủ trại và dùng thuốc theo hướng dẫn của chủ trại và kỹ sư.

Theo dõi triệu chứng của gà sau khi dùng thuốc, nếu thấy gà không còn triệu chứng đánh giá là gà khỏi bệnh.

3.4.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

* Tỷ lệ nuôi sống (%) được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Σ Số gà có mặt cuối kỳ (con)

x100

Σ Số gà có mặt đầu kỳ

* Tỷ lệ mắc bệnh (%) được xác định bằng công thức:

Σ Số gà mắc bệnh

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = × 100 Σ Số gà theo dõi

* Tỷ lệ khỏi bệnh (%) được xác định bằng công thức:

Σ Số gà khỏ

Tỷ lệ khỏi (%) = × 100

ΣSố con theo dõi

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel 2010 vàphương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [12].

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc

Trong quá trình thực tập tại trại gà Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ kĩ thuật trong công ty Japfa Comfeed Việt Nam. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

- Công tác chăn nuôi

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà.

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 12 – 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét vôi. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch farmsafe với nồng độ 1:200 và xông chuồng bằng thuốc tím với formol 2%.

Dải chấu làm đệm lót, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

- Quy trình chọn giống

Tiến hành chọn những con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 36 – 38 gram.

- Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp.

+ Giai đoạn úm gà con: trước khi nhập gà em tiến hành quây bạt úm xung quanh các ô úm, đốt lò than và khiêng lò vào các ô úm sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 1 tiếng. Khi nhập gà về em tiến hành cân khối lượng, ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm và thả gà vào gần các máng đã đổ nước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm đảm bảo 32 - 340C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi và khi gà lớn nhiệt độ của chuồng đạt 23 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, bạt che đều được điều chỉnh phù hợp theo tuổi gà (độ lớn của gà), ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn nuôi thịt: ở giai đoạn này thay dần khay ăn tròn, máng uống nhỏ bằng máng ăn. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.

- Chế độ chiếu sáng

Em điều chỉnh chế độ chiếu sáng thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn, và tránh hiện tượng gà mổ nhau.

Thức ăn cho gà: đây là trại gà thịt gia công nên thức ăn sử dụng chính là thức ăn do Công ty sản xuất và gà được ăn theo từng giai đoạn như sau:

Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho gà

Ngày tuổi

Thức ăn

Liều lượng

cho ăn (gam/con/ngày)

Số lượng gà cho ăn

(con)

1 - 21

C01

Ăn tự do

7500

21 - 42

C02

Ăn tự do

7350

42 - 63

C03

Ăn tự do

7200

Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn của Công ty Japfa Comfeed đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn này. Được thể hiện rất rõ thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng

Thành phần

Đơn vị tính

Giai đoạn 1 - 21

ngày tuổi

Giai đoạn 21 - 42

ngày tuổi

Giai đoạn 42 - 63

ngày tuổi

Năng lượng trao

đổi (ME)

Kcal/kg

3,000

3,150

3,150

Protein thô (CP)

%

20,5

19,0

18,0

Ca

(Min - Max)

%

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

P (Min)

%

0,6 - 1,0

0,6 - 1,0

0,5 - 1,0

Muối

(Min - Max)

%

0,3 - 0,65

0,3 - 0,65

0,3 - 0,65

Xơ thô

(CF) (max)

%

5,0

5,0

5,0

Độ ẩm (Max)

%

14,0

14,0

14,0

Lysine (min)

%

1,2

0,95

0,9

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

STT

Nội dung công việc

Số lượng cần thực hiện (lần)

Khối lượng công việc thực hiện được

(lần)

Tỷ lệ hoàn thành công việc (%)

1

Cho gà ăn

300

300

100

2

Lắp máng thức ăn

20

20

100

3

Căng lưới và tháo lưới

thép chia các ô gà

10

10

100

4

Lọc gà phân chia

trống, mái

5

5

100

5

Nối dây treo máng

nước, máng thức ăn

60

60

100

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được thực hiện rất nhiều công việc như cho gà ăn, lắp máng thức ăn, căng lưới và tháo lưới thép chia các ô gà, lọc gà phân chia trống, mái, nối dây treo máng nước, máng thức ăn. Tất cả các công việc trên em đều hoàn thành 100% yêu cầu.

4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh

Thông qua công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà tại trại em rút ra nhận xét: để hiệu quả chăn nuôi đạt cao nhất thì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là rất quan trọng. Người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các quy trình hướng dẫn trong chăn nuôi.

Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn hạn chế những tác động xấu nhất từ

môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho gà môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Công tác vệ sinh truồng trại được thực hiện như sau :

- Vệ sinh sát trùng trước khi vào gà: Dọn, rửa sạch toàn bộ chất thái của những lứa trước trong và bên ngoài chuồng sạch . Làm cỏ sạch sẽ bên ngoài chuồng.

- Sau khi vào gà; hằng ngày, quét dọn kho thức ăn, đường đi lại. Hằng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quanh chuồng trại, đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại.

Bảng 4.4. Lịch vệ sinh sát trùng chuồng trại

Thời gian

Trong chuồng

Ngoài chuồng

Sát trùng trước

khi vào gà

Fofmol 2%, thuốc tím.

phun vôi

Phun vôi, thuốc sát trùng

farm safe

Thứ 2

Quét dọn, rắc vôi đường đi,

khu vực dàn mát.

Quét dọn sân trại và phun

vôi

Thứ 3

Phun sát trùng khu đầu dàn

mát.

Rắc vôi quanh rãnh cống

thoát nước.

Thứ 4

Phun sát trùng nên chuồng

Phun sát trùng xung

quanh tường trại.

Thứ 5

Rắc vôi quanh đường đi

Rắc vôi cổng ra vào trại.

Thứ 6

Quét dọn, rắc vôi đường đi

trong trại.

Phát quang cỏ quanh trại.

Thứ 7

Quét lau dọn toa thức ăn.

 

Chủ nhật

Phun thuốc sát trùng đầu dàn

mát.

Phun sát trùng quanh trại.

Trong chăn nuôi quy tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm của các trang trại. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho gà được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại được thực hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

STT

Nội dung công việc

Số lượng yêu cầu

(lần)

Số lượng thực hiện

(lần)

Tỷ lệ (%)

1

Phun sát trùng

56

56

100

2

Quét và rắc vôi đường đi

38

38

100

3

Rửa máng ăn, máng uống

10

10

100

4

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

150

150

100

5

Phát quang cây cỏ, vệ sinh xung

quanh trại

20

20

100

Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được thực hiện các công việc như: phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, quét, rắc vôi đường đi, vệ sinh chuồng trại hàng ngày, phát quang cây cỏ quanh trại. Tất cả công việc em thực hiện đạt 100% so với yêu cầu.

Thực tế trong quá trình chăn nuôi với thời gian 9 tuần em cùng với chủ trại thường tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm chủ động để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trước khi sử dụng vắc xin không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng từ 8 - 12 h, pha vắc xin phải đúng theo tỷ lệ quy định. Em đã tiêm phòng và sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch như sau:

Bảng 4.6. Lịch phòng bệnh của gà

Ngày

tuổi

Tên vắc

xin

Phòng bệnh

Đường cấp

Liều lượng

4

LivaCox

Bệnh cầu trùng

Nhỏ miệng

1 giọt/con

7

ND - IB

lần 1

Bệnh Newcastle +

Viêm phế quản

Pha vào nước cho

uống

Pha với 50 lít

nước

ND skill

Newcastle (Vắc

xin vô hoạt)

Tiêm dưới da cổ

0,25ml/con

10

Gumboro

lần 1

Bệnh Gumboro

Pha vào nước cho

uống

Pha với 50 lít

nước

21

ND - IB

lần 2

Bệnh Newcastle +

Viêm phế quản

Pha vào nước cho

uống

Pha với 50 lít

nước

24

Gum lần

2

Bệnh Gumboro

Pha vào nước cho

uống

Pha với 50 lít

nước

Vắc xin được kỹ thuật của công ty giao trước ngày sử dụng vắc xin cho đàn gà 1 ngày, đảm bảo đàn gà được dùng đủ liều, đúng ngày tuổi sử dụng vắc xin, nâng cao công tác phòng bệnh.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho gà chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại thực hiện công tác tiêm vắc xin khi trạng thái gà khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn gà.

Kết quả phòng bệnh cho đàn gà tại trại trong 6 tháng thực tập được trình bày qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho gà tại trại

STT

Loại vắc xin/

thuốc

Số gà theo

dõi (con)

Số gà dùng

thuốc (con)

Tỷ lệ

(%)

1

LivaCox

2000

2000

100

2

ND – IB lần 1

1985

1985

100

3

ND skill

1985

1985

100

4

Gumboro lần 1

1979

1979

100

5

ND – IB lần 2

1960

1960

100

6

Gumboro lần 2

1960

1960

100

Trong 6 tháng thực tập em đã trực tiếp tiêm 6 loại vắc xin cho gà gồm: LivaCox, ND – IB lần 1, ND skill, Gumboro lần 1, ND – IB lần 2,

Gumboro lần 2. 100% số gà tại trại được tiêm phòng đầy đủ và đúng quy trình kỹ thuật.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình sản xuất

4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà

Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình.Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao

tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.

Vì đây là gà Qeen 404 thời gian nuôi chỉ 9 tuần là xuất bán.Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp nuôi 1 đàn.

Kết quả được trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống gà tại cơ sở

Đơn vị (%)

Tuần tuổi

Lứa 1

Số gà theo dõi

Số con chết

Trong

tuần (%)

Cộng dồn (%)

ss

2000

0

100,00

100,00

1

1980

10

99,20

99,20

2

1969

12

99,39

98,60

3

1960

13

99,34

98,00

4

1955

5

99,74

97,75

5

1950

5

99,74

97,50

6

1947

3

99,85

97,35

7

1945

2

99,89

97,25

8

1941

4

99,79

97,05

9

1939

2

99,90

96,95

Qua thực tế chăn nuôi em thấy tỷ lệ chết ở lứa 1 là 3,05%, một số nguyên nhân chính là do khâu chọn lọc loại không triệt để những con gà yếu ở giai đoạn đầu và đến giai đoạn sau mới chết. Những con gà yếu không bị loại này có thể là nguồn mang trùng hoặc dễ mắc bệnh lây cho cả đàn, chúng sử dụng thức ăn làm tăng FCR nhưng giảm hiệu quả kinh tế.

Từ kết quả trên, quá trình chọn lọc loại gà yếu cần được thực hiện từ giai đoạn đầu, để hạn chế sự hao hụt thức ăn và giảm các nguồn lây bệnh trong chuồng nuôi.Tuy nhiên vẫn có 1 số ảnh hưởng nhất định.Vì vậy cần hạn chế khắc phục những ảnh hưởng đó để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

4.4. Kết quả điều trị bệnh trên gà

4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt

Trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới kết quả chăn nuôi như mùa vụ, môi trường nuôi, dịch bệnh, chế độ chăm sóc làm ảnh hưởng tới sức sản xuất và hiệu quả kinh tế.

Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại. Khi the dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu hiện triệu chứng của bệnh thì tiến hành chẩn đoán và điều trị.

Qua quan sát thấy triệu chứng bệnh của gà có những biểu hiện điển hình như sau:

Gà mắc bệnh Cầu trùng: Gà kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi ngoài phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có màu tươi.

Gà bị bệnh CRD: Gà hay vẩy mỏ, sưng mặt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, giảm ăn, chậm lớn. Nếu không điều trị sớm dễ gây chết trên cả đàn gà.

Gà bị tiêu chảy do E. coli: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, phân loãng, nước mắt nước mũi chảy không ngừng, gà thở hổn hển như thiếu oxy.

Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh em tiến hành nhặt ra một ô riêng để chẩn đoán và điều trị. Tại trại em thường gặp một

số bệnh như CRDtiêu chảy do E. coli, cầu trùng. Tỷ lệ nhiễm bệnh được trình bày qua bảng 4.9:

Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh của gà tại cơ sở

STT

Tên bệnh

Số gà theo dõi (con)

Số gà mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

1

CRD

2000

800

80,00

2

Cầu trùng

2000

850

85,00

3

Tiêu chảy do E. coli

2000

750

75,00

Qua bảng 4.9: cho thấy gà rất mẫn cảm với bệnh, tuy nuôi cùng môi trường nuôi khép kín nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa có sự khác nhau.

4.4.2. Hiệu quả điều trị bệnh trên gà thịt

Khi tiến hành theo dõi ở cả 1 lứa với tổng 2.000 con nếu thấy phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, em tiến hành mổ khám và kết hợp kiểm tra bệnh tích, điển hình như sau:

- Bệnh tích bệnh cầu trùng:

Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu, lỗ huyệt dính nhiều máu tươi .

Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.

- Bệnh tiêu chảy do E. coli: Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí đục, có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột sưng đỏ, ỉa phân trắng.

- Bệnh CRD: thanh quản xuất huyết, có đờm.

Căn cứ vào mổ khám em thông báo cho chủ trại và đưa ra phác đồ điều trị, em thường nhốt riêng vào 1 ô rồi tiến hành điều trị, kết quả điều trị của 2 lứa được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh của gà tại cõ sở

T T

Tên bệnh

Tên thuốc

Liều lượng, cách dùng

Thời gian điều trị

(ngày)

Số con điều trị (con)

Số con khỏi bệnh

(con)

Tỷ lệ (%)

1

CRD

MG -

200

1g/ 2 – 4lít nước

cho uống

3 - 5

340

320

95,00

2

Cầu trùng

Cocired

4g/1 – 2 lít nước

cho uống

2 - 4

1000

980

98,00

3

Tiêu chảy

do E. coli

Moxcoli

s

1g/2 lít nước cho

uống

3 - 5

1000

950

95,0

0

Số con điều trị là số con có triệu chứng em đã nhặt ra được và tiến hành điều trị riêng để tính tỷ lệ khỏi bệnh. Vẫn sử dụng thuốc cho tổng đàn từ 3 - 5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong quá trình điều trị, nhờ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời nên kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả tốt. Sau 2 đến 3 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực. Ăn, uống vận động dần trở lại bình thường. Sau 5 ngày, hầu hết biểu hiện của bệnh trên đàn gà không đáng kể.

Việc phát hiện sớm và sử dụng thuốc có hiệu quả trong điều trị khi gà nhiễm bệnh cho kết quả tốt. Một số con gà bị nhiễm nặng và thường bị ghép một số bệnh như E .coli ghép cầu trùng, CDR… và những con yếu thường bị những con khỏe tranh thức ăn nước uống nên cơ thể yếu dẫn tới giảm sức đề kháng của gà nên kết quả điều trị kém và dẫn tới gà bị chết.

Xem tất cả 34 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí