Đơn vị: Tỷ đồng
1 | Vốn chủ sở hữu | 3.062 | 3.150 | 4.502 |
2 | Tổng tài sản | 99.660 | 117.976 | 158.219 |
3 | Lợi nhuận trước thuế | 222 | 296 | 743 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Áp Dụng Marketing Dịch Vụ Hỗn Hợp Của Bidv
- Áp dụng marketing dịch vụ vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 12
- Một Số Chỉ Tiêu Chung Của Bidv
- Hệ Thống Cung Cấp Và Tiếp Nhận Thông Tin Chưa Hoàn Chỉnh
- Kinh Nghiệm Hoạt Động Marketing Ngân Hàng Ở Một Số Nước [4] & [24]
- Ngân Hàng Thương Mại Và Công Nghiệp Trung Quốc (Icbc)
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV 04-06[16])
Các chỉ tiêu của Ngân hàng đều tăng mạnh qua các năm. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 743 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2005 và 234% so với năm 2004. Đây là một con số khá ấn tượng. Không những vậy, BIDV còn luôn là một trong những ngân hàng được xếp hạng về các mặt như: ngân hàng có vốn điều lệ, tổng tài sản, lãi sau thuế…lớn nhất. điều đó được thể hiện qua các hình sau:
Hình 2.1: 10 ngân hàng lớn nhất – Tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình 2.2: 15 ngân hàng lớn nhất – vốn điều lệ
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 58 Nhật 3 - K42G - KTNT
Hình 2.3: 7 ngân hàng lớn nhất – Lãi sau thuế
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia quyền [1])
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 59 Nhật 3 - K42G - KTNT
Đến hết tháng 3/2007, BIDV đã hoàn thành vượt trội, đồng bộ và toàn diện kế hoạch kinh doanh với những con số ấn tượng: Tổng tài sản đạt 185.000 tỷ đồng, gấp 12 lần so với năm 1995 (Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM); huy động và vốn vay đạt 150.000 tỷ đồng, gấp 17 lần so với năm 1995; dư nợ và các khoản đầu tư đạt 114.000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 1995; số lượng khách hàng trên 3 triệu lượt, tăng 100 lần so với năm 1995... Không những vậy, BIDV được nhận định là ngân hàng dẫn đầu thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực hối đoái, trái phiếu và thị trường vốn. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên đủ khả năng phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam ra thị trường thế giới năm 2005 với giá trị trên 700 triệu USD. [17]
Hệ thống mạng lưới chi nhánh của BIDV cũng phát triển khá nhanh. Đến nay, BIDV đã hoàn thành mô hình Tổng Công ty với Hội sở chính là trung tâm điều hành, với 118 đơn vị thành viên (bao gồm 104 chi nhánh, 7 công ty con, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ và 5 đơn vị liên doanh) cùng một mạng lưới rộng khắp (đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam) với gần 450 chi nhánh, Phòng giao dịch, trên 500 máy ATM. Mục tiêu cuối năm 2007 đạt
1.200 máy ATM và hơn 10.000 điểm POS . [17]
Các công nghệ ngân hàng hiện đại đang được BIDV từng bước cải thiện và đưa vào áp dụng phục vụ khách hàng. Với các hệ thống thanh toán thanh đại triển khai rộng khắp trong toàn quốc, việc chuyển tiền được thực hiện khá nhanh chóng trong vòng vài ba tiếng đồng hồ thay vì 2 – 3 ngày như trước đây. Ngân hàng cũng đã đầu tư nâng cấp cả phần cứng và phần mềm trong toàn hệ thống. Đến nay, hơn 80% nghiệp vụ đã được xử lý bằng máy tính.
Chất lượng hoạt động, uy tín của Ngân hàng ngày càng được khẳng định và đánh giá cao với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2004, Ngân hàng
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 60 Nhật 3 - K42G - KTNT
đã nhận giải “Hoạt động xuất sắc trong nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế với tỷ lệ STP cao” do tập đoàn Citigroup (Mỹ) trao tặng.
Cùng với mạng lưới, hệ thống cơ sở hạ tầng của BIDV đang được đầu tư phát triển và hoàn thiện. Hiện BIDV đã triển khai xây dựng chuỗi các tòa tháp mang dấu ấn thương hiệu và hình ảnh BIDV suốt dọc chiều dài đất nước: Khởi công xây dựng tháp văn phòng BIDV 27 tầng tại 194 Trần Quang Khải_Hà Nội; Xúc tiến hoàn tất thủ tục đầu tư tháp BIDV 40 tầng tại 117 Nguyễn Huệ_thành phố Hồ Chí Minh. [17]
Những kết quả này chưa cao nhưng là tiền đề tốt để BIDV có thể nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững trên thị trường ngân hàng ngày càng phát triển của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với sự xuất hiện ồ ạt của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới.
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại
Mặc dù đã có những cố gắng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh của Ngân hàng nhưng BIDV vẫn còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
Đầu tiên phải kể đến là trình độ quản lý của Ngân hàng còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, nợ quá hạn và tỉ lệ nợ xấu tuy có giảm dần nhưng vẫn cao so với các ngân hàng khác. Lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều ở dưới mức trung bình ngành (trong giai đoạn 2004 – 2006, ROA trung bình của Ngân hàng là 0,6%_ so với 1% của toàn ngành, ROE đạt 11%_ so với 14% của toàn ngành).
Nguyễn Thị Ngọc Diệp 61 Nhật 3 - K42G - KTNT
Hình 2.4: ROA 04 – 06
Hình 2.5: ROE 04 – 06
(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia quyền [1])
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế sau:
2.3.2.1. Phòng ban chuyên trách Marketing chưa được thiế t lập
BIDV cho đến hiện nay chưa có bộ phận nào có tính chuyên biệt và đặc thù của hoạt động Marketing. Phòng quan hệ khách hàng mới chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và đưa ra chiến lược cho một sản phẩm dịch vụ mới mà chủ yếu là về hoạt động tín dụng. Các hoạt động Marketing liên quan đến dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, chuyển tiền… được giao cho từng phòng trực tiếp đảm nhận. Như vậy là, Ngân hàng chưa quản lý hoạt động này theo một phòng ban cụ