Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 3

Các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hom được nhúng NAA 500 – 1.000 mg/L hay IBA 50 – 55 mg/L trong 5 giây trước khi được đưa vào bồn ngâm dưới điều kiện phun sương thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau bốn tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 – 100%. Sau khi hom ra rễ chuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.

Khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn. Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, buộc tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm. Sau 4 – 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm.

1.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng quy cách hom trong nhân giống hồ tiêu


Cao Quốc Đạt (2013), quy cách hom ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ xuất vườn hồ tiêu trong vườn ươm, trong đó loại hon hai đốt ¾ lá có tỷ lệ xuất vườn cao nhất (73,35%), loại hom hai đốt ¼ lá cho tỷ lệ xuất vườn thấp nhất (53,33%).

Shridhar và Singh (1990) khi thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của số đốt (một đốt và hai đốt) và nồng độ IBA đến khả năng hình thành rễ của hom hồ tiêu, đã có kết luận rằng sau ba tháng giâm hom, hom có hai đốt được xử lý IBA 1.000 ppm cho kết quả 80% hom hồ tiêu hình thành rễ, trong khi đó ở nghiệm thức để một đốt/hom chỉ đạt 40%.

Rajeev và Devasahayam (2005) cho rằng sử dụng hom giống 3 – 4 đốt, giâm trong giá thể gồm đất rừng, cát, phân hữu cơ hoai mục với tỷ lệ 1:1:1 giúp nhân nhanh giống hồ tiêu. Để giúp cây con phát triển nhanh cần tưới hỗn hợp phân: Ure (1 kg), Super Lân (0,75 kg), KCl (0,5 kg) và Magnesium sulphat (0,25 kg) pha trong 250 lít nước, phun 2 – 3 lần/tháng giúp hệ thống rễ phát triển tốt, cây sinh trưởng nhanh.

Kết quả nghiên cứu của Cabangbang (1988) về quy cách hom hồ tiêu trong giâm cành hồ tiêu cho thấy khi giâm cành hồ tiêu để một đốt, cắt bỏ phần lá cho tỷ lệ thành công ra rễ (83 – 87%) cao hơn hom hồ tiêu để hai đốt (75%).

Tuỳ theo yêu cầu mà cắt mỗi hom có từ 2 – 5 đốt, nếu đem trồng trực tiếp vào đất không qua bầu ươm thì nên sử dụng hom năm đốt (ba đốt được vùi trong đất). Khi giâm trong bầu ươm thì sử dụng hom ba đốt/hom để giâm, nếu trong điều kiện thiếu giống có thể sử dụng hom hai đốt để giâm, các hom bánh tẻ nảy mầm và ra rễ khoẻ hơn các hom già, các hom non trên ngọn có thể được sử dụng để nhân giống trong điều kiện mùa mưa và che đậy kín sau khi giâm khoảng một tháng (Phan Quốc Sủng, 2000).


1.6 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính


Trong nhân giống ẩm độ có vai trò quan trọng, ẩm độ tác động đến quá trình hình thành rể của cây. Vì thế việc che phủ để duy trì ẩm độ trong quá trình nhân giống cần được chú ý, phải tạo ẩm độ phù hợp cho từng loại cây.

Theo Mai Văn Trị (2007), một nhà mái che để che nắng trong mùa khô thì cần thiết cho quá trình nhân giống tiêu. Nên nhà mái che phải cao ráo, thoát nước tốt, không bị ẩm ướt. Trong mùa mưa cần phải có mái che hay bạt để ngăn bớt nước mưa làm ẩm độ đất cao. Tưới nước thường xuyên trong mùa khô để giữ ẩm dúp ra rể nhanh. Hệ thống tưới với bét phun mù là thích hợp.

Theo Phạm Thị Duyên (2011), sử dụng chế độ che 90% ảnh hưởng rỏ rệt đến sự ra rể của hom tiêu (51,04%), tỷ lệ sống hom tiêu (89,38%) so với không sử dụng chế độ che phủ tỷ lệ ra rể là (39,59%), tỷ lệ sống là (85,21).

Theo Huỳnh Văn Thạch (2011) việc áp dụng chậu ươm có chế độ che phủ 99

%, 75 % và 55 % đều lằm cho tỷ lệ ra rể tiêu 1 mắt, 2 mắt, 3 mắt nhanh hơn so với kiểu làm không che phủ. Trong đó tốt nhất là chậu che kín 99 %. Nghiệm thức che kín 99% của hom tiêu 3 mắt có tỷ lệ ra rể nhanh, tỷ lệ ra rể cao nhất (96,7%) ở 25 ngày

sau ươm, các chậu che phủ kín 99% đều ra rể nhưng thấp nhất là 99% của hom tiêu một mắt (83,33%).


Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Nội dung nghiên cứu


Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) giân bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm.


2.2Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm


Thời gian nghiên cứu thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016. Địa điểm nghiên cứu tại Trại Khoa Nông Học, đại học Nông Lâm TPHCM.

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết của thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014


Tháng

9/2013

10/2013

11/2013

12/2013

1/2014

Lượng mưa (mm)

327,1

266,7

116,5

48,3

45,3

Ẩm độ %

82

83

78

73

72

Số ngày mưa TB

23,1

20,9

12,1

6,7

4,2

Số giờ nắng trung bình hàng tháng

162,0

182,9

201,0

223,2

232,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 3

(nguồn: berlin.de)


Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm trong những tháng cuối mùa mưa: số giờ nắng trung bình ở các tháng tương đối ổn định; lượng mưa có sự chênh lệch lớn giữa tháng 12 và tháng (mùa khô), với các tháng còn lại (mùa mưa). Độ ẩm trung bình giữa các tháng biến động tương đối lớn, từ 73% - 83%, nhưng vẫn phù hợp cho cây con trong vườn ươm sinh trưởng.

Đối với tháng 12 và 1 (mùa khô) lượng mưa thấp, giờ nắng cao có thể khắc phục bằng việc tăng số lần tưới/ngày. Tuy nhiên, tháng 10 và 11 lượng mưa lớn, độ ẩm trung bình cao và giờ nắng thấp, điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con.


2.3 Vật liệu nghiên cứu


2.3.1 Giống hồ tiêu


Giống hồ tiêu: được lấy từ tiêu Vĩnh Linh có tuổi từ 4 – 5 năm tại xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Hom giống: lấy từ dây lươn giống tiêu Vĩnh Linh cắt bằng kéo sắc chuyên dụng. Vết cắt xéo cách mắt dưới từ 0,5 - 1 cm, cách mắt trên từ 0,5 - 1 cm. hom hai đốt, cắt ½ phiến lá thật thứ nhất và cắt cả cuống và phiến lá thứ hai (cắt sát lóng); được cắm vào bầu đến dưới vị trí đốt thứ hai.


2.3.2 Vật liệu phối trộn giá thể


- Đất được lấy từ tầng đất mặt trên loại đất xám ở Trại Khoa Nông Học, đại học Nông Lâm TPHCM.

- Phân bò đã được ủ hoai mục được mua tại các trang trại chăn nuôi bò.


- Mùn dừa được thu mua tại các cơ sở kinh doanh cây cảnh trên địa bàn, sau khi thu mua về tiến hành ủ với vôi 2,0% trong vòng 15 ngày để khử hàm lượng lignin có trong mùn dừa.

- Tro trấu được thu mua tại các cơ sở kinh doanh.


2.3.3 Vật liệu nghiên cứu


- Màng phủ nilon trong suốt

- Màng phủ nilon đen

- Lưới che phủ

- Bầu nilon màu đen có kích thước 17 -18 x 20 – 30 cm

2.4 Phương pháp nghiên cứu


2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm


Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí trong vườn ươm theo kiểu thí nghiệm lô phụ (Split plot), ba lần lặp lại, lô chính là bốn nghiêm thức với bốn chế độ che phủ. Lô phụ là ba nghiệp thức với ba vị trí cắt hom.

Khối I Khối II Khối III


B1 B2 B3 B4

B3 B4 B2 B1 B2

B3 B1 B4


A1

A3

A2

A1

A2

A1

A3

A3

A3

A2

A1

A2

A3

A3

A1

A1

A2

A1

A3

A2

A1

A2

A2

A3

A2

A3

A3

A1

A1

A1

A2

A3

A3

A2

A1

A3


Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm


-Lô chính: che phủ với bốn nghiệm thức


+ B1: không phủ bạt giữ ẩm


+ B2: phủ bạt nilon trong suốt


+ B3: phủ bạt nilon đen


+ B4: phủ lưới che mát


- Lô phụ: vị trí hom với ba nghiệm thức


+ A1: hom đọt cắt 1/3 ở trên cùng của chiều dài dây


+A2: hom giữa cắt 1/3 ở giữa của chiều dài dây


+ A3: hom dưới gốc cắt 1/3 ở dưới gốc của chiều dài dây

2.4.2 Quy mô thí nghiệm


Số nghiệm thức thí nghiệm: 3 vị trí hom x 4 cách sử dụng bạt che phủ = 12 nghiệm thức; số ô thí nghiệm: 12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 36 ô; kích thước ô thí nghiệm: 50 bầu/ô (được xếp thành năm hàng, mỗi hàng 10 bầu); giâm 1 hom/bầu. Kích thước thí nghiệm: 50 bầu/ô x 36 ô = 1.800 bầu (không kể dự trữ).


2.5 Chuẩn bị vườn ươm

Điều kiện vườn ươm thí nghiệm: vườn ươm thí nghiệm có diện tích 100 m2 (10 m x 10 m), chiều cao vườn ươm 2 m, khung vườn ươm làm bằng gỗ, mái và xung quanh vườn ươm được lợp và che chắn xung quanh bằng lưới nilon để hạn chế ánh sáng và gió. Mái che có thể điều chỉnh ánh sáng tự nhiên theo yêu cầu ánh sáng ở từng giai đoạn giâm hom. Trong vườn ươm được lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa. Vườn ươm đảm bảo điều kiện cho thí nghiệm được thực hiện.

Bầu nilon màu đen có kích thước 17 -18 x 20 – 30 cm, đục 8 lỗ thoát nước ở mặt dước của bầu được phân bổ thành hai hàng, hàng dưới cách đáy bầu khoảng 2 cm.

Giá thể được phối trộn, đảo đều bằng tay theo tỷ lệ ¼ đất + ¼ phân chuồng + ¼ mùn dừa + ¼ tro trấu, sau đó cho vào đầy miệng bầu.

Dây lươn được lấy từ các vườn hồ tiêu kinh doanh tại huyện Đức Cơ tỉnh Gia lai, dây được cắt bằng kéo sắc chuyên dụng, vết cắt xéo cách mắt dưới từ 0,5 - 1 cm, cách mắt trên từ 0,5 - 1 cm. hom hai đốt, cắt ½ phiến lá thật thứ nhất và cắt cả cuống và phiến lá thứ hai (cắt sát lóng); được cắm vào bầu đến dưới vị trí đốt thứ hai.



Hình 2.2 Cách đặt hom tiêu vào bầu


Áp dụng chế độ che phủ cho hom tiêu bằng cách che phủ toàn bộ ô thí nghiệm, chiều cao từ hom lên đến bạt che phủ 30 cm. Mỗi ô cơ sở có kích thước (50 X 50), giâm 50 hom tiêu mỗi ô. Tưới nước đẩm 1 – 2 lần/ngày để tạo độ ẩm từ 80% - 90%, trong quá trình chăm sóc thường xuyên theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của các ô thí nghiệm 2 ngày/lần và theo dõi vào thời gian lấy số liệu.


2.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu


Thời gian bắt đầu nảy chồi (chồi được xem là nảy chồi khi chồi cao 1 cm): khi có khoảng 10% hom nảy chồi, theo dõi và ghi nhận trên toàn ô thí nghiệm.

Tỷ lệ sống (%) ở 45 NSG, sau đó theo dõi và ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên toàn ô thí nghiệm (hom sống là hom không bị chết mắt chết chồi) cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

Tỷ lệ sống = số cây sống trên mỗi ô/50*100


Tỷ lệ nảy chồi ở 45 NSG, theo dõi và ghi nhận định kỳ 15 ngày/lần trên toàn ô thí nghiệm cho đến khi 100% hom còn sống nảy chồi hoặc kết thúc thí nghiệm.

Tỷ lệ nảy chồi = số cây nảy chồi trên mỗi ô/50*100

Các chỉ tiêu về chồi, thân, lá: Theo dõi cố định các hom ở giữa mỗi ô, không theo dõi các bầu ở mép ô. Các chỉ tiêu theo dõi:

Xem tất cả 33 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí