Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 4

Chiều cao chồi (cm): Được đo từ gốc chồi đến phần hết phần ngọn của chồi, tiến hành đo ở thời điểm 45 NSG và sau đó định kỳ 15 ngày/lần đến khi kết thúc thí nghiệm.

Đường kính chồi (mm): Được đo (sử dụng thước kẹp) và ghi nhận tại vị trí giữa lóng thứ nhất của chồi ở thời điểm 45 NSG và sau đó đo định kỳ 15 ngày/lần đến khi kết thúc thí nghiệm.

Số lá thật/chồi (lá/chồi): Được quan trắc và ghi nhận những lá đã hình thành đầy đủ phần cuống lá và phiến lá ở thời điểm 45 NSG và theo dõi định kỳ 15 ngày/lần đến khi kết thúc thí nghiệm.

Kích thước (chiều dài, chiều rộng) lá thứ 3 tính từ ngọn xuống (cm): Chỉ đo và ghi nhận 1 lần khi xuất vườn ở thời điểm 90 NSG.

Các chỉ tiêu về sinh khối và rễ: Tiến hành quan sát, đó đếm các chỉ tiêu về sinh khối và rễ ở thời điểm 90 NSG (một lần quan sát trên cây ở giữa ô). Các chỉ tiêu theo dõi:

Trung bình số rễ/cây (rễ/cây) = Tổng số rễ của 5 cây /5.


Trung bình chiều dài rễ dài nhất (cm) =Tổng chiều dài rễ dài nhất của 5 cây/5 (rạch bầu, tưới nước cho sạch đất đảm bảo rễ không bị đứt).

Sinh khối tươi (g/cây): Dùng dao rạch bầu; nhúng bầu trần vào nước để loại bỏ giá thể; cân toàn bộ các cây theo dõi, tính trung bình.

Sinh khối khô (g/cây): Đem sấy khô các mẫu ở 70oC đến trọng lượng không đổi, sau đó đem cân (sử dụng cân kỹ thuật số), tính trung bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.

Khối lượng rễ tươi/cây (g/cây): Được xác định bằng cách cắt hết phần rễ các cây theo dõi, rửa sạch đất, đặt vào khăn giấy để làm khô nước sau đó đem cân (sử dụng cân kỹ thuật số) để xác định khối lượng rễ tươi.

Khối lượng rễ khô/cây (g/cây): Được xác định bằng cách lấy hết phần rễ ở các cây theo dõi đem sấy khô ở 70oC đến khối lượng không đổi (sử dụng cân kỹ thuật số) để xác định khối lượng rễ khô.

Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm - 4


Khối lượng tươi/khô của phần trên mặt đất (g/cây) = sinh khối tươi/khô (g/cây) khối lượng rễ tươi/khô (g/cây).

Hệ số chất lượng Dickson (1960)


DQI = {TDM/[(PH/SD)+(DMAP/DMRS)]}

Trong đó: DQI: Hệ số chất lượng Dickson; TDM: Tổng khối lượng chất khô của hom (g/hom); PH: Chiều cao cây (cm); SD: Đường kính thân (mm); DMAP: Khối lượng chất khô trên mặt đất (thân, lá) (g/hom); DMRS: Khối lượng rễ khô (g/hom).

Về sâu bệnh hại: Ghi nhận thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bênh hại chính trong thời gian thí nghiệm ở cả vườn thí nghiệm 90 NSG.

Tỷ lệ cây con xuất vườn ở 90 NSG (%): Ghi nhận và đánh giá 1 lần về tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở 90 NSG.

Lượng toán giá thành cây con (bầu, giá thể, hom hồ tiêu, phân bón).


2.7 Kỹ thuật chăm sóc hom tiêu sau giâm (theo 10 TCN 559-2002 - Bộ NN&PTNT, 2002)

Tiến hành tưới nước đủ ẩm cho giá thể trước khi cắm hom tiêu. Hom tiêu sau khi cắt, được đem cắm ngay vào bầu giá thể. Khi giâm ta cắm hom tiêu theo chiều thẳng đứng vào trong giá thể.

Chăm sóc hom tiêu sau giâm vào giá thể: thường xuyên tưới nước đủ ẩm, định kỳ tưới 1 – 2 lần/ngày tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể trong từng ngày.

Sau giâm 40 ngày tiến hành tưới phân NPK (16-16-8 với 0,2 kg/40 lit nước/lần tưới), ngâm phân hóa học vào nước để cho tan hoàn toàn rồi mới tiến hành tưới, sau khi tưới phân xong cần tưới lại bằng nước để tránh cháy lá, tiếp tục tưới NPK ở 70 NSG, 80 NSG với liều lượng như trên.

Thường xuyên nhổ cỏ trên bầu; nếu đất trong bầu bị gí chặt phải bóp quanh miệng bầu hoặc xới xáo để phá váng.


2.8 Phương pháp xử lý số liệu


Các số liệu quan trắc được tính trung bình (theo ô) theo phần mềm Microsoft Office Excel.

Sử dụng phầm mềm SAS để xử lý phân tích ANOVA và trắc nghiệm phân hạng LSD mức ý nghĩa α = 0,05, đánh giá sự ảnh hưởng của các loại hom giống, chế độ che phủ đế khả năng giâm hom tiêu trong vườn ươm.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Dự kiến kết quả đạt được


Xác định được vị trí hom và ảnh hưởng chế độ che phủ trong nhân giống hồ tiêu bằng phương pháp giâm hom trong vườn ươm.


Dự kiến tiến độ thực hiện


Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016


Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015 viết đề cương, chuẩn bị vườn ươm, giống các bước tiến hành.

Ngày 25 tháng 10 năm 2015 tiến hành xuống giống, tiếp theo chăm sóc tưới nước. sau 30 ngày sau khi xuống giống tiến hành theo dõi chỉ tiêu lần đầu nhằm ngày 24 tháng 11 năm 2015,

Dự kiến kết thúc đề tài vào ngày 25 tháng 1 năm 2015, sau đó tiến hành viết đề tài và báo cáo kết quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B. Abbasi, A. Nisar, F. Hina, and M. Tariq, 2010. Conventional and modern propagation techniques in Piper nigrum. Journal of Medicinal plants Research Vol. 4 (1), pp. 007-012.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2002. Quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính tiêu bằng phương pháp giâm hom thân. Tiêu chẩn ngành 10 TCN 559- 2002.

3. R. Cabangbang, 1988. Studies on the propagation of black peper by cuttings. Philippine Journal of Crop Science. Supplement No. 1 v. 13 p. 3.

4. Nguyễn An Dương, 2001. Trồng tiêu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 48 trang.

5. K. Liew, and R. Wan, 1986. Studies on the propagation method of peper, Piper nigrum var. Kuching.

6. Phạm Quốc Sủng, 2000. Tìm hiểu về trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 38 trang.

7. Phạm Hữu Trịnh (chủ biên), Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai, Bùi Đắc Tuấn, 1987. Kỹ thuật trồng tiêu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 156 trang.

8. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, http://peppervietnam.com.

9. Food and Agriculture Ogranization (Tổ chức Nông Lương), http://www.fao.org.

10. S. Parathasarathy, 2002. Protocol for black peper (Piper nigrum L.) micro propagation.

11. P. Rajeev and S. Devasahayam, 2005. Black peper. Parathasarathy, Director, Indian Institute ofSpices Research, 20 pages.

12. Trần Đình Ân, Trần Kim Loang, Đào Thị Lan Hoa, 2008. Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản Hồ tiêu. Tài liệu tập huấn, 87 trang.

13. Trần Văn Hoà, 2001. Trồng tiêu thế nào cho hiệu quả. Nhà xuất bản trẻ, 123 trang.

14. Trương Xuân Phú, 2012. Xác đinh quy cách hom, kích thích sinh trưởng và giá thể giâm hom tiêu trong vườn ươm tại huyện ĐẮKR’ LẤP. Luận văn thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

15. Phạm Thị Duyên, 2011. Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến sự ra ra rể của hom tiêu trong quá trình nhân giống 4 giống tiêu Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Tiêu Sẻ và Tiêu Trâu. Luân văn tốt nghiệp kỷ sư nông học, đại học Nông Lâm TPHCM.

16. Huỳnh Văn Thạch, 2011. ảnh hưởng của chế độ che đến sự ra rể của các loại hom tiêu trong quá trình nhân giống tiêu Vĩnh Linh. Tại huyện chuprong, gia lai. Luân văn tốt nghiệp kỷ sư nông học, đại học Nông Lâm TPHCM.

17. Mai Văn Trị, 2007. Một biện pháp nhân giống hồ tiêu nhanh. Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ.

Xem tất cả 33 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí